TikTok đệ trình yêu cầu khẩn cấp lên Tòa án Tối cao Mỹ yêu cầu trì hoãn lệnh cấm
- Trương Đình
- •
TikTok đã đệ trình yêu cầu khẩn cấp lên Tòa án Tối cao Mỹ vào thứ Hai (16/12), tìm cách trì hoãn việc thực thi một đạo luật có thể cấm TikTok hoạt động tại Mỹ vào tháng tới.
“Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát” đã được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống Biden ký, yêu cầu công ty mẹ ở Trung Quốc của TikTok là ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19/1/2025, nếu không TikTok sẽ đối mặt với lệnh cấm trên toàn nước Mỹ.
Trong hồ sơ khẩn cấp hôm thứ Hai (16/12), các luật sư của TikTok và ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh đã yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ tạm dừng việc thực thi lệnh cấm, đồng thời kháng cáo phán quyết của Tòa phúc thẩm Đặc khu Columbia của Mỹ về việc duy trì thực thi đạo luật này.
Các luật sư của TikTok đã viết trong trong một thỉnh cầu gửi Tòa án Tối cao Mỹ: “Quốc hội Mỹ đã ban hành một hạn chế ngôn luận quy mô lớn và chưa từng có tiền lệ. TikTok là một nền tảng trực tuyến, là một trong những nơi phổ biến và quan trọng nhất để giao lưu ở Mỹ.”
Các luật sư của công ty lập luận rằng việc để Tòa án Tối cao thẩm tra lại phán quyết của Tòa phúc thẩm là phù hợp “lợi ích công cộng một cách mạnh mẽ”.
Vào ngày 9/12, ByteDance và TikTok đã đệ trình kiến nghị khẩn cấp lên Tòa phúc thẩm Đặc khu Columbia Mỹ, yêu cầu Tòa phúc thẩm tạm thời ngăn chặn việc thực thi luật liên quan đến TikTok do ông Biden ký, chờ Tòa án tối cao Mỹ xem xét. Lý do được TikTok và ByteDance đưa ra là “Đạo luật bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát” được Chính phủ Mỹ thông qua là vi hiến và xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người Mỹ.
Vào ngày 13/12, Tòa phúc thẩm đã bác bỏ yêu cầu khẩn cấp của TikTok. Các thẩm phán phúc thẩm viết trong ý kiến của tòa án “TikTok sau đó tuyên bố rằng họ sẽ đệ trình vụ việc lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Tu chính án thứ nhất tồn tại để bảo vệ quyền tự do ngôn luận ở Mỹ. Hành động của Chính phủ ở đây chỉ nhằm mục đích bảo vệ các quyền tự do của Mỹ khỏi sự xâm phạm của một thế lực thù địch nước ngoài và để hạn chế khả năng thu thập dữ liệu của công dân Mỹ của nước thù địch.”
TikTok sau đó tuyên bố rằng họ sẽ đệ trình vụ việc lên Tòa án Tối cao.
Trong tình huống mặc định, đệ trình của TikTok lên Tòa án Tối cao vào thứ Hai sẽ được chuyển đến Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts, người chịu trách nhiệm xử lý các đơn kháng cáo khẩn cấp sau phán quyết của Tòa phúc thẩm Đặc khu Columbia. Ông có thể một mình giải quyết đệ trình này, cũng có thể đưa nó ra trước toàn bộ chánh án Tòa án Tối cao để biểu quyết.
Các vấn đề bảo mật của TikTok đã làm dấy lên mối lo ngại lớn trong Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ. ByteDance, công ty mẹ của TikTok, do chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát và có thể bị ĐCSTQ yêu cầu chia sẻ dữ liệu của người dùng Mỹ. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết,“Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục kiểm soát ứng dụng TikTok và gây ra mối đe dọa liên tục đối với an ninh quốc gia”.
TikTok phủ nhận những cáo buộc trên.