APEC 2017: Việt Nam với trò chơi bập bênh Trung-Mỹ
- Chân Hồ
- •
Việt Nam dường như đã tìm được một vị trí dễ chịu hơn bằng cách cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự một cuộc họp báo tại Phủ chủ tịch ở Hà Nội vào ngày 12/11/2017.
Trong bài phát biểu quan trọng của mình tại Hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gửi một thông điệp rõ ràng đến các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương, yêu cầu họ phải tự thân vận động bằng cách đặt đất nước của mình lên hàng đầu, cũng như cách ông “luôn đặt Mỹ lên trước tiên.”
Ít nhất có một quốc gia đã hành động theo thông điệp của Trump. Việt Nam, với tư cách là chủ nhà của APEC 2017, đã chứng tỏ nỗ lực ngoại giao trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa hai siêu cường – Trung Quốc và Hoa Kỳ – để duy trì các lợi ích của chính mình.
Trong cuộc họp APEC, Việt Nam đã ban hành thành công hai bản tuyên bố chung quan trọng – một với Hoa Kỳ, được dẫn dắt bởi một nhà tài phiệt Trump khó đoán và một với Trung Quốc, dưới toàn quyền của “ông vua” Tập Cập Bình.
Theo bản tuyên bố chung với Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Donald Trump khẳng định tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện của hai nước, bằng cách thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, đi kèm với tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh.
Để níu kéo một sự quan tâm trong chương trình nghị sự của ông Trump tại châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đã công bố các thỏa thuận thương mại song phương mới trị giá 12 tỷ USD, và thỏa thuận nhập khẩu khí đốt hoá lỏng tự nhiên từ Mỹ. Việt Nam cũng bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc” đối với cuộc khủng hoảng Triều Tiên, điều không trực tiếp tác động gì lớn đến lợi ích cốt lõi của Việt Nam.
>> Việt Nam, Hoa Kỳ ký kết 12 tỷ USD thương mại
Đổi lại, Việt Nam đã đạt được sự đảm bảo của Mỹ trong việc bảo vệ tự do hàng hải và kiểm soát không vận trên biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên các khu vực rộng lớn của Biển Đông, cũng như Trung Quốc.
Tuyên bố chung cho biết:
“Hai bên khẳng định lại quan điểm về Biển Đông trong các tuyên bố chung của Hoa Kỳ-Việt Nam và Hoa Kỳ-ASEAN trước đó … Hai bên khẳng định lại cam kết chung của nhau đối với việc giải quyết hoà bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, bao gồm sự tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao… Hai bên kêu gọi tất cả các bên tranh chấp Biển Đông làm rõ và đưa ra các yêu sách hàng hải phù hợp với luật biển quốc tế được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của mình một cách có thiện chí trong việc quản lý hoặc giải quyết các tranh chấp này.”
Trong khi đó, Việt Nam cũng đã đột phá ngoại giao với Trung Quốc bằng việc xuôi theo các mong muốn chính trị của Bắc Kinh.
Theo tuyên bố chung của mình với Trung Quốc, Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ chính sách trọng tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình, sáng kiến “vành đai và con đường”. Cụ thể, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại, năng lực công nghiệp, đầu tư, cơ sở hạ tầng và tài chính.
Để làm hài lòng Trung Quốc, Việt Nam không quên tái khẳng định lại quan điểm của mình về chính sách “Một Trung Quốc”, nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ “kiên quyết phản đối bất kỳ hình thức hoạt động ly khai nào nhằm vào độc lập của Đài Loan”.
Về vấn đề nhạy cảm Biển Đông, Trung Quốc và Việt Nam đạt được sự đồng thuận rằng hai bên sẽ “giải quyết thích hợp các vấn đề hàng hải, đẩy mạnh tất cả các hình thức hợp tác hàng hải bao gồm cả phát triển chung và cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”
Cũng cần lưu ý rằng Việt Nam, một quốc gia xã hội chủ nghĩa có nhiều tương đồng lịch sử với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có hiểu biết tốt về hệ thống chính trị của ĐCSTQ. Do đó, Hà Nội đặc biệt tốt khi sử dụng từ ngữ xã hội chủ nghĩa đặc biệt để nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ.
Một đoạn trong tuyên bố chung dưới đây là ví dụ mới nhất:
“Hai bên tin tưởng rằng tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam được tạo ra và nuôi dưỡng cẩn thận bởi các nhà lãnh đạo thế hệ trước như Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh là kho báu quý giá của hai dân tộc. Cả hai bên nên cùng nhau kế thừa, bảo vệ và đối xử tốt với [kho báu] đó.”
Việt Nam cũng đánh giá cao thành công của ĐCSTQ tại Đại hội Đảng lần thứ XII diễn ra gần đây.
Bằng cách ký kết các tuyên bố chung riêng biệt và cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam dường như đã định vị được một vị trí dễ chịu hơn trong khu vực thông qua hội nghị APEC 2017.
Theo The Diplomat,
Chân Hồ biên dịch
Xem thêm:
Từ khóa Quan hệ Việt Trung Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 Sau APEC Việt Nam đạt được gì? Quan hệ việt Mỹ APEC 2017