Việt Nam, Hoa Kỳ ký kết 12 tỷ USD thương mại
- Chân Hồ
- •
Sau cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 12/11, Chủ tịch Trần Đại Quang và Tổng thống Donald Trump đã chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác trị giá 12 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực hàng không, xăng dầu và cảng biển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
CEO của Vietjet Air, Bà Nguyễn Thị Phương Thảo bắt tay với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong lễ ký kết thương mại với Mỹ
Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và nhà sản xuất hàng không Mỹ, Pratt & Whitney, đã ký kết một hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD cung cấp động cơ máy bay và dịch vụ hõ trợ cho 20 máy bay Airbus A321NEO.
Hai bên cũng ký một biên bản ghi nhớ về hợp đồng bảo trì cho những máy bay này.
Hợp đồng giữa Vietnam Airlines và Pratt & Whitney bao gồm 44 động cơ Pure Power Geared Turbofan (GTF) đi kèm với các điều khoản bảo hành, bảo trì và sửa chữa động cơ.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Vietnam Airlines, ông Dương Trí Thành cho biết lễ ký kết đánh dấu bước đi mới trong việc phát triển đội bay A321 của Vietnam Airlines.
Ông Thanh cho biết, động cơ mà công ty đã lựa chọn có hiệu suất nhiên liệu cao và đặc biệt thân thiện với môi trường, cùng với các điều khoản về bảo dưỡng sẽ giúp công ty tăng hiệu quả hoạt động và tiết giảm chi phí vận hành.
Ông Thanh nói: “Tôi tin rằng thỏa thuận giữa Vietnam Airlines và Pratt & Whitney sẽ củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.”
Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch phụ trách bán hàng, tiếp thị và hỗ trợ khách hàng của Pratt & Whitney, ông Rick Deurloo, cho biết ông rất tự hào về dấu mốc trọng đại này với Vietnam Airlines.
“Chúng tôi đã cung cấp cho Vietnam Airlines kể từ đầu những năm 90 khi hãng này nhận được chiếc máy bay động cơ PW4000 đầu tiên là 767. Chúng tôi mong muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ bền vững và lịch sử lâu dài của chúng tôi với Vietnam Airlines”, Deurloo nói.
Vietnam Airlines dự kiến sẽ nhận 20 chiếc máy bay A321NEO vào năm 2018 và 2019.
>> Người Việt chi 3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ: Thực tế nào đằng sau con số?
Cùng ngày, Vietjet và Pratt & Whitney cũng đã công bố việc lựa chọn động cơ GTF để bổ sung cho 10 chiếc máy bay mới của hãng hàng không giá rẻ Việt Nam.
Hợp đồng này trị giá 600 triệu USD đi kèm với chương trình Quản lý Hạm đội bay EngineWise 12 năm cho 10 máy bay mới của Vietjet.
Ông Đinh Việt Phương, Phó chủ tịch của Vietjet cho biết: “Chúng tôi rất vui khi bổ sung thêm 10 máy bay động cơ GTF vào đội bay. Chúng tôi mong đợi vào những thành quả đã được chứng minh và những lợi ích thân thiện với môi trường mà Pratt & Whitney cung cấp”.
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã ký Biên bản ghi nhớ về Kho dự trữ khí đốt hoá lỏng tự nhiên (LPG) Sơn Mỹ với Tập đoàn AES, tổng giá trị 1,3 tỷ USD, và một biên bản ghi nhớ khác hợp tác với Công ty Phát triển Dầu khí Alaska về cung cấp khí hóa lỏng LPG và đầu tư thượng nguồn. Trong khi đó, các các công ty Hoàng Huy và Navistar đã ký một biên bản ghi nhớ về nhập khẩu xe tải.
Chuyến thăm đầu tiên của ông Trump tới Việt Nam đã kết thúc vào chiều Chủ nhật (12/11). Chuyến đi diễn ra tại thời điểm hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang tiến triển, đặc biệt là sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 5/2017.
Việt Nam và Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 12/7/1995. Những tiến bộ tích cực đã được ghi nhận trong quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực kể từ khi hai nước thành lập quan hệ hợp tác toàn diện vào tháng 7/2013 trên cơ sở tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, chế độ chính trị và con đường phát triển, vì lợi ích của nhau và cho sự hợp tác hòa bình, ổn định và phát triển khu vực.
Từ năm 2005, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với thương mại hai chiều tăng 20% trong những năm gần đây. Mỹ luôn là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam (32 tỷ USD năm 2016), lũy kế trong 10 tháng năm 2017, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 27,1 tỷ USD.
Chân Hồ (T/h)
Xem thêm:
Từ khóa thương mại Việt-Mỹ Donald Trump thăm Việt Nam Việt Nam mua máy bay của Mỹ Vietnam Airlines Vietjet Air