Giải Nobel Vật lý 2016: Lại một lý thuyết cao siêu ít ai hiểu
Nhà vật lý học bước vào phòng, cầm theo một bánh quy xoắn, bánh vòng và bánh bao quế.
“Đối với chúng ta, những chiếc bánh này rất khác nhau. Cái này thì ngọt, cái này thì mặn, và chúng có hình dạng khác nhau,” ông nói. “Nhưng nếu bạn là một nhà tôpô học, chỉ có một thứ đáng quan tâm: cái bánh này không có lỗ, bánh vòng có 1 lỗ, bánh quy xoắn có 2 lỗ.” Chà, bạn hiểu chứ? Chào mừng tới giải Nobel Vật lý 2016.
Trong ảnh là ủy viên Nobel ông Thors Hans Hansson đang nỗ lực hết sức để giải thích tôpô học (topology) – khái niệm cốt lõi đằng sau giải Nobel Vật lý năm nay: “khám phá lý thuyết về các chuyển tiếp thì tôpô và các thì tôpô của vật chất.”
Về cơ bản mà nói, đây là một bộ lý thuyết nói về cách chế tạo các chất siêu dẫn (superconductor), hiện tượng siêu lỏng (superfluids) và màng từ tính mỏng bằng vật chất trong điều kiện siêu lạnh hoặc siêu nén. Bộ lý thuyết này là nền tảng cho các vật liệu mới mà sau này có thể thay thế dây điện và các phụ tùng trong siêu máy tính.
Tôpô học là ngành toán học nghiên cứu các đặc tính được bảo toàn qua các sự biến dạng, sự xoắn và sự kéo dãn. Do đó, tôpô còn được mệnh danh là “hình học của màng cao su”.
Ủy ban Nobel đánh giá cao về sức ảnh hưởng của công trình này. “Những người giành giải thưởng năm nay đã mở ra cánh cửa về một thế giới khác, nơi vật chất có thể chuyển sang các trạng thái khác thường,” thông báo của Ủy ban Nobel cho biết.
>> Giải Nobel Y học 2016: Cơ chế ’tự thực’ của cơ thể
Giải Nobel Vật lý 2016 đã được trao cho ba nhà khoa học gốc Anh sống và làm việc tại Hoa Kỳ.
- Ông David Thouless sinh năm 1934 tại Bearsden. Ông là một giáo sư danh dự tại Đại học Washington.
- Ông Duncan Haldane đã được sinh ra vào năm 1951 tại London. Ông là giáo sư vật lý tại Đại học Princeton.
- Ông Michael Kosterlitz sinh năm 1942 tại Aberdeen. Ông hiện đang giảng dạy tại Đại học Brown.
Khám phá về sóng hấp dẫn là câu chuyện lớn nhất trong năm nay, nhưng bước đột phá này được công bố vào tháng 2/2016, có thể đã đến hơi trễ đối với Ủy ban Nobel.
Từ khóa Giải Nobel vật lý