Báo chí tuần qua (2/12) đã đưa tin rất nhiều về một nhóm học sinh cấp 3 ở Sydney, Australia trở nên nổi tiếng vì tổng hợp thành công Daraprim – loại thuốc đặc trị dành cho người mắc HIV đang được bán trên thị trường với giá cao ngất ngưởng.

Nhóm học sinh cấp 3 ở Sydney Úc (ảnh: ĐH Sydney)
Nhóm học sinh cấp 3 ở Sydney Úc (ảnh: ĐH Sydney)

Một cái tên được nhắc đến là Martin Shkreli,  cựu CEO của hãng dược Turing, người đã tăng giá Daraprim từ 13,5 lên 750 USD chỉ trong một đêm năm 2015.

Trong câu chuyện này, như báo chí đưa tin, các học sinh đã “dạy cho” Martin Shkreli một bài học với kiến thức hóa học của cơ bản. Còn trên Twitter, xuất hiện một câu hỏi rằng liệu những đứa trẻ này có thể thực sự cạnh tranh với Daraprim trên thị trường hay không.

shkreli-twitter

Shkreli đã đáp lại đơn giản rằng “…no.” Và dù chúng ta có thích hay không, thì anh ta đã nói đúng.

Theo trang Arstechnica, dự án hóa học cấp 3 kia không thể nào làm nao núng Shkreli, cũng không phải là đột phá trong việc tạo ra Daraprim giá rẻ, hay nói thẳng ra là không tạo nên sự khác biệt gì. Lý do Shkreli có thể tăng giá thuốc cao chót vót không phải do những hãng dược cạnh tranh thiếu chuyên gia hóa học để tự chế tạo Daraprim giá thấp.

Blogger Derek Lowe của trang Science cho biết:

“Daraprim không hề khó chế tạo trong phòng thí nghiệm. Nhiều loại thuốc cũng không hề khó chế tạo trong phòng thí nghiệm. Những học sinh ở Sydney không hề tạo ra đột phá gì – họ chỉ làm theo quy trình tổng hợp một cách logic. Các nhà hóa học cũng có thể làm điều tương tự, và các giáo sư ở Sydney cũng biết điều này.”

Dự án hóa học của các học sinh cấp 3 ở Australia vẫn là một dự án rất tốt và xuất sắc, chỉ là nó không phải đột phá gì mới. Nhưng ở đây, báo chí đã nhầm lẫn trong việc xác định vấn đề thật sự của ngành dược phẩm Mỹ: việc luồn lách các quy định và lòng tham, chứ không phải hóa học.

>> Tâm sự của chuyên gia bệnh lý học thâm niên: “Bác sĩ vĩnh viễn là bất lực”

Shkreli đã thao túng giá Daraprim như thế nào?

Trong trường hợp loại thuốc dành cho bệnh nhân HIV này, Shkreli đã mua quyền marketing của Daraprim – một loại thuốc đã có từ lâu và hết hạn patent. Sau đó, anh ta tạo ra một hệ thống phân phối dễ thao túng để nâng giá lên.

daraprim

Daraprim được ra mắt vào thập niên 1950, dùng để trị các bệnh như sốt rét, nhiễm kí sinh trùng… Người ta thường dùng Daraprim ở Mỹ, nơi người nhiễm HIV thường bị các bệnh cơ hội nói trên, rất nguy hiểm cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ.

Trước khi hãng Turing nhảy vào thao túng và tăng giá thuốc, vì có rất ít người dùng loại thuốc này, thị trường rất nhỏ nên các hãng dược khác chẳng có mấy hứng thú. Nhờ đó, Shkreli lập nên một “hệ thống phân phối giới hạn” mà anh ta có thể kiểm soát. Kết hợp thêm với các yêu cầu an toàn cao của thuốc, chúng sẽ làm nản lòng các đối thủ cạnh tranh có ý định muốn tham gia.

Martin Shkreli (ảnh: Eduardo Munoz Alvarez, Getty Images)
Martin Shkreli (ảnh: Eduardo Munoz Alvarez, Getty Images)

“Hệ thống phân phối giới hạn” là một yêu cầu an toàn do DFA đặt ra để đảm bảo rằng thuốc được phân phối và dùng an toàn, trong điều kiện có thể kiểm soát và có mặt chuyên gia. Nhưng quy định này cũng ngăn không cho các hãng dược khác có được mẫu thuốc. Mà nếu không có thì không thể tiến hành thử nghiệm độ tương đồng (do FDA yêu cầu) giữa thuốc họ pha chế và thuốc đã có trên thị trường.

Nếu một công ty dược muốn tạo một phiên bản giống Daraprim, và họ có thể xoay xở để có được mẫu Daraprim của công ty Turing, thì họ cũng có thể chế thuốc giá rẻ như các em học sinh cấp 3 kia. Nhưng khác biệt ở chỗ, công ty dược phải sản xuất ở quy mô thương mại, và dưới những điều kiện an toàn khắt khe và rắc rối của ngành dược.

>> Trần Hưng Đạo và Trần Ích Tắc: Số phận khác biệt chỉ vì một chữ “tham&”

Theo Arstechnica,
Phong Trần tổng hợp