Nỗi lo suy thoái ở Mỹ làm giảm triển vọng của Nhật Bản và các nhà máy toàn cầu
- Tú Minh
- •
Lạm phát đình trệ đang đe dọa kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19, nhiều tổ chức đã hạ triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới. Nỗi lo về lạm phát kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp tăng và nhu cầu tiêu dùng ở mức thấp đang hiện hữu, theo bản tin của Reuters.
Tăng trưởng hoạt động nhà máy của Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng vào tháng 6 năm nay, nguyên nhân do việc phong tỏa COVID-19 (Zero-COVID) của Trung Quốc làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi nhiều nền kinh tế khác ở châu Á cũng đang phải đối mặt với “những cơn gió ngược”.
Các thị trường tài chính lo ngại về sự gia tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và thắt chặt hơn nữa theo kế hoạch trong những tháng tới, điều này đã làm tăng đáng kể nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ.
“Triển vọng kinh tế vĩ mô toàn cầu đã xấu đi về mặt thống kê kể từ cuối năm 2021”, Fitch Ratings cho biết đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm nay xuống còn 2,9% trong tháng 6 từ mức 3,5% trong tháng 3.
“Lạm phát đình trệ được đặc trưng bởi lạm phát cao dai dẳng, tỷ lệ thất nghiệp tăng và nhu cầu ở mức thấp, điều này đã trở thành chủ đề rủi ro chi phối kể từ cuối quý 1/222 và là một kịch bản rủi ro tiềm ẩn hợp lý”, một báo cáo được công bố trong tuần này cho biết.
Ngày càng có nhiều nhà đầu tư trên thị trường, bao gồm cả Công ty Đầu tư PIMCO của Mỹ, đang cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế khi các ngân hàng trung ương trên toàn cầu thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát cao liên tục.
Nền kinh tế Anh bất ngờ suy giảm trong tháng 4 làm tăng thêm lo ngại về sự suy giảm mạnh khi các công ty phàn nàn về chi phí sản xuất tăng.
Doanh số bán lẻ của Mỹ đã giảm trong tháng 5 và doanh số bán nhà hiện tại giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm, một dấu hiệu cho thấy lạm phát cao và chi phí vay tăng đang bắt đầu làm tổn thương nhu cầu trên thị trường. Còn hoạt động sản xuất ở Úc và số liệu của Nhật Bản được duy trì ổn định trong tháng này.
Tại châu Á, xuất khẩu của Hàn Quốc trong 10 ngày đầu tiên của tháng 6 đã giảm gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái, việc này cho thấy rủi ro gia tăng đối với các nền kinh tế định hướng xuất khẩu của khu vực.
Chỉ số PMI sản xuất của Ngân hàng Au Jibun Nhật Bản đã giảm xuống 52,7 trong tháng 6 từ mức 53,3 trong tháng 5, đánh dấu mức mở rộng chậm nhất kể từ tháng 2, cuộc khảo sát cho thấy hôm thứ Năm.
Trong một dấu hiệu cho thấy tác động kéo dài của đại dịch, gã khổng lồ ôtô Toyota Motor Corp đã cắt giảm kế hoạch sản xuất toàn cầu tháng 7 của mình bằng 50.000 xe khi tình trạng thiếu chất bán dẫn và gián đoạn nguồn cung phụ tùng COVID-19 tiếp tục hạn chế sản lượng.
“Bất chấp việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa gần đây ở Trung Quốc, thời gian giao hàng của các nhà cung cấp vẫn tiếp tục kéo dài vào tháng trước, mặc dù với tốc độ chậm hơn một chút”, Marcel Thieliant, nhà kinh tế cấp cao của Nhật Bản tại Capital Economics cho biết.
Chìa khóa cho Nhật Bản sẽ là liệu tiêu dùng có phục hồi đủ mạnh từ sự sụt giảm do đại dịch gây ra hay không, để bù đắp “những cơn gió ngược” bên ngoài đang nổi lên như sự chậm lại dự kiến của Mỹ, các nhà phân tích cho biết.
Từ khóa Dòng sự kiện suy thoái kinh tế suy thoái kinh tế toàn cầu