Thỏa thuận thuế quan của Hoa Kỳ với Việt Nam sẽ mở ra kỷ nguyên phát triển thương mại giữa hai quốc gia nhưng còn gặp nhiều rào cản. Chiếc xe SUV made in USA sẽ bị ngõ nhỏ, lối nhỏ cản đường, còn khí LNG quá đắt đỏ khó chen chân thay thế được than giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc.

r shutterstock 1721153281
Hình chụp một nhà máy luyện kim. Ảnh ShutterStock.

Thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đặt tiền đề cho sự phát triển thương mại giữa hai nước và cũng sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất năng lượng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Trên tài khoản mạng xã hội của mình, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chỉ ra những chiếc xe SUV sản xuất tại Mỹ sẽ được hưởng lợi từ thỏa thuận thương mại, trong khi các nhà sản xuất năng lượng lại kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ nổi lên như thị trường chính về LNG.

Tuy nhiên, cả hai nhà sản xuất ô tô và khí ga có lẽ sẽ thất vọng trong thời gian gần vì nền kinh tế Việt Nam vẫn đang chủ yếu dựa vào than giá rẻ để sản xuất điện và xe máy nhỏ gọn, linh hoạt để di chuyển và vận chuyển hàng hóa.

Hơn nữa, kinh tế Việt Nam cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi mức thuế 20% cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ. Lợi nhuận và thu nhập của doanh nghiệp, người dân sẽ bị thu hẹp, chẳng có tiền để trả cho hàng hóa đắt đỏ của Mỹ.

Mỹ đứng đầu trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn Reuters.

Hai bánh vẫn hơn Bốn bánh

Cho dù nhiều người Việt Nam có tham vọng sở hữu một chiếc xe SUV mà Tổng thống Trump kỳ vọng sẽ bán được nhiều, thì phần lớn phương tiện lưu thông của Việt Nam lại là xe máy, chiếm tới 90% số lượng phương tiện xe đăng ký tại quốc gia này.

Cứ 1000 người thì sẽ có 518 người sở hữu xe máy, trong khi chỉ có 22 người sở hữu xe hơi, theo số liệu của Wolrd Bank.

Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển thì doanh số bán hàng của xe hơi kỳ vọng sẽ tăng lên nhanh chóng, đây là dấu hiệu tích cực cho tất cả các nhà xuất khẩu xe hơi trên toàn cầu.

VietnamMotorbikesvsCarProduction
Số lượng xe hơi và xe máy tại Việt Nam. Nguồn Reuters.

Tuy nhiên, đường phố nhỏ và chỗ đỗ xe khan hiếm trong nội đô khiến cho việc tìm kiếm một chỗ đỗ xe cho một chiếc xe nhỏ cũng là thách thức.

Thêm nữa, ô tô giá rẻ từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã hiện diện rất lâu ở Việt Nam, cũng sẽ cạnh tranh gay gắt với những chiếc SUV của Mỹ để chiếm lĩnh thị phần.

Nạp Than

Các nhà xuất khẩu khí hóa lỏng lạc quan về sự phát triển của thị trường Việt Nam bởi bản chất nền kinh tế sản xuất ngốn nhiên liệu này.

Tuy nhiên, có một số lý do khiến khẩu vị nhập khẩu khí hóa lỏng của Việt Nam sẽ ở mức khiêm tốn.

Thứ nhất, than đang chiếm tỷ trọng 50% đến 55% ngành sản xuất điện của Việt Nam, do nó rẻ hơn nhiều so với khí hóa lỏng nhập khẩu.

Việt Nam tự chủ được chưa tới 50% than, phần còn lại nhập khẩu giá rẻ từ các nước Trung Quốc và Indonesia.

Nguồn sản xuất của Việt Nam qua các năm. Nguồn Reuters.

Thứ hai, sản lượng khí đốt tự nhiên của Việt Nam đã giảm dần qua các năm do các mỏ khí đốt cạn kiệt. Sản lượng khí đốt gas năm 2024 thấp hơn so với năm 2015 khoảng 40%, theo Viện Năng lượng.

Sự kết hợp giữa hệ thống sản xuất điện từ than cố hữu và trữ lượng khí đốt gas tự nhiên đang giảm dần khiến điện ga bị loại khỏi cơ cấu sản xuất xuất điện. Hiện điện gas chỉ chiếm khoảng 7% đến 9% so với con số 12% đến 15% năm 2022, theo số liệu của Ember.

Theo Tổ chức giám sát năng lượng toàn cầu (GEM), việc giảm sử dụng gas làm đình trệ việc phát triển các cơ sở hạ tầng cho gas. Hiện nay, không có bất kỳ một nhà máy gas nào đang được triển khai xây dựng tại Việt Nam.

Chỉ có khoảng 4 gigawatts (GW) khí LNG được nhập khẩu dành cho xây dựng, khoảng 17 GW trong giai đoạn tiền khả thi, mang lại hy vọng cho các nước xuất khẩu LNG.

Tuy nhiên, ước tính khoảng 53 GW điện gió trong quá trình tiền xây dựng và 5GW điện mặt trời được quy hoạch, các dự án này cũng đang đươc Chính Phủ Việt Nam thúc đẩy bởi các chính sách năng lượng sạch và được người dân ủng hộ để giảm thiểu ô nhiễm.

Việt Nam cũng là nhà sản xuất lớn các tấm pin và linh kiện năng lượng mặt trời, đảm bảo các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với các thiết bị năng lượng sạch và có thể lắp đặt nhanh hơn bất kỳ nguồn điện nào khác.

Điều này có thể hạn chế sự quan tâm trong tương lai về việc xây dựng thêm năng lực xử lý khí đốt tại Việt Nam, bất chấp hy vọng của Hoa Kỳ về việc xuất khẩu LNG nhiều hơn.

Động lực sản xuất

Ngành sản xuất phát triển nhanh chóng của Việt Nam sẽ đóng vai trò lớn trong việc quyết định nhu cầu năng lượng và cơ cấu điện năng của đất nước.

Theo Ember, việc mở rộng nhanh chóng các dây chuyền sản xuất trong thập kỷ qua đã khiến tổng nhu cầu điện tăng gấp đôi từ năm 2014 đến năm 2024.

Tuy nhiên, nhu cầu của các nhà sản xuất là phải duy trì khả năng cạnh tranh về chi phí so với các đối thủ ở Trung Quốc và những nơi khác có nghĩa là các công ty điện lực phải chịu áp lực phải giữ giá năng lượng ở mức thấp nhất có thể.

Điều đó dẫn đến việc tăng cường sự kiểm soát của than đối với ngành điện của Việt Nam và sự gia tăng nhanh chóng của các hệ thống điện mặt trời giá rẻ tự chế.

VietnamOutputofKeyGoods
Sản lượng sản xuất công nghiệp của Việt Nam theo các ngành. Nguồn Reuters.

Ngành công nghiệp nặng và các nhà sản xuất ô tô, hóa chất và nhựa của Việt Nam có thể sẽ giúp duy trì tăng trưởng nhu cầu khí đốt trong những năm tới và nâng cao tổng lượng nhập khẩu LNG.

Nhưng hiện nay các nhà sản xuất này lại phụ thuộc vào điện thay vì khí đốt để sản xuất điện, nên phần lớn sự tăng trưởng trong tương lai có vẻ sẽ là sự kết hợp giữa than và năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng được coi là kinh tế hơn so với việc xây dựng các nhà máy khí đốt mới.

Việt Nam cũng đã tăng mạnh sản lượng cáp và các thành phần khác của ngành điện kể từ năm 2022 như một phần của quá trình chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc trên toàn cầu.

Điều đó chỉ giúp đẩy nhanh quá trình điện khí hóa với mức giá rẻ nhất có thể và cũng có thể hạn chế nhu cầu chung của Việt Nam đối với LNG và các mặt hàng xuất khẩu đắt đỏ khác của Hoa Kỳ.