Việt Nam không đạt chỉ tiêu cổ phần hóa DNNN 2017
- Chân Hồ
- •
Tiến độ cổ phần hóa DNNN chậm đã áp lực lên phiên đấu giá cuối cùng của năm 2017, sẽ được diễn ra vào tháng 12 cho 5 công ty “blue-chip” nhằm gia tăng nguồn thu chính phủ.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ tổ chức phiên đấu giá chính thức cổ phiếu các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào tháng tới, với cổ phần của 5 công ty ‘blue chip’ lớn trên thị trường.
Theo kế hoạch, các phiên đấu giá sẽ được diễn ra trong tuần thứ 2 và tuần thứ 3 của tháng 12, 5 cổ phiếu đấu giá gồm có FPT (5,96%), nhựa Tiền Phong (NTP, 37,1%), nhựa Bình Minh (BMP, 29,51%), CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC, 34,71%), và CTCP Xuất nhập khẩu Xây dựng Vinaconex (VCG, 21,79%).
Theo ông Nguyễn Chí Thanh, Phó giám đốc SCIC, 5 công ty này là những công ty hàng đầu trong các lĩnh vực của họ, và đạt được tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận từ hai con số trong vài năm trở lại đây.
Ước tính tổng giá trị các cổ phiếu đang chào bán trị giá 10 ngàn tỷ đồng (440 triệu USD) theo giá thị trường thời điểm hiện tại.
SCIC là một quỹ của chính phủ nắm phần lớn cổ phần của các DNNN niêm yết tại Việt Nam. Đây là năm đầu tiên quỹ này công bố lịch đấu giá cổ phiếu với một thời gian biểu rõ ràng trong nỗ lực cải thiện tính minh bạch.
Tiến độ cổ phần hóa các DNNN đã chậm hơn nhiều so với kế hoạch, và chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp này phải đẩy nhanh hơn nữa việc thoái vốn.
Trong năm 2017, SCIC đã thực hiện thoái vốn một phần hoặc toàn bộ trên 90 công ty.
Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSR), công ty tư vấn về việc thoái vốn, chỉ có cổ phiếu của 20 doanh nghiệp đã được bán vào tháng 10/2017. Theo ông Phạm Hùng, chuyên gia phân tích của SSR, đã có vấn đề với một vài DNNN nhỏ khiến thị trường rơi vào tình trạng trì hoãn.
Tình trạng cổ phần hóa DNNN chậm đã gây áp lực lên quí cuối cùng của năm nay, và các công ty chậm cổ phần hóa sẽ được đẩy mạnh trong hai năm tới.
Các công ty bị hoãn lại gồm có CTCP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam VIID, CTCP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam VNR, Công ty Xuất nhập khẩu Sa Giang, và Tập đoàn Bảo hiểm Bảo Minh.
Mặc dù đã không đạt được mục tiêu thoái vốn, nhưng năm nay SCIC cũng đã thu về được 20 ngàn tỷ đồng, trong đó có 9 ngàn tỷ từ 3,9% cố phiếu của Vinamilk được bán ra trong tháng 11. Năm 2016, SCIC đã thực hiện bán lại 73 doanh nghiệp nhà nước, và thu được 16 ngàn tỷ đồng.
SCIC kỳ vọng cuộc bán đấu giá vào tháng 12 tới sẽ được hưởng lợi từ sự tăng điểm của thị trường chứng khoán, sự thành công của Việt Nam trong việc tổ chức APEC trong tháng này và hiệu ứng tích cực từ Vinamilk.
Trao đổi với Nikkei Asian Review, ông Nguyễn Đức Chí, Chủ tịch HĐQT Vinamilk, cho biết, công ty phải “quyết định cẩn thận” cách thức và thời điểm bán cổ phần để không làm xáo trộn thị trường một cách không chính đáng. Ông nói rằng bất kỳ sự bán tháo nào nữa sẽ được báo hiệu bởi Thủ tướng và các quan chức trong chính phủ Việt Nam.
Theo Nikkei Asean Review
Chân Hồ dịch
Xem thêm:
Từ khóa cổ phần hóa thoái vốn DNNN Cổ phần hóa DNNN thoái vốn nhà nước