Xu thế doanh nghiệp nước ngoài rời Trung Quốc đang tiếp tục
- Hoàng Lan
- •
Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước trì trệ và cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ vẫn chưa có hồi kết, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang nỗ lực để ngăn chặn giới doanh nghiệp nước ngoài thoái vốn.
Theo một Báo cáo Nghiên cứu gần đây của tờ báo tài chính Nhật Bản Bình luận Á châu Nikkei (Nikkei Asian Review), hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu bao gồm Apple, Nintendo, Microsoft và Dell… đang chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc Đại lục.
Theo dữ liệu công bố vào ngày 15/7, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với quý tăng trưởng chậm nhất trong 30 năm qua, với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,2%.
Trong một Tweet ngày 15/7, Tổng thống Mỹ Trump cũng đã trích dẫn số liệu này, chỉ ra rằng thuế quan của Mỹ có “tác động đáng kể” đối với nền kinh tế Trung Quốc, vì giới doanh nghiệp quốc tế đang liên tục rút khỏi Trung Quốc Đại lục để tránh phải chi trả thuế quan của Mỹ.
Trump chia sẻ trong Tweet: “Đây là lý do giải thích việc ĐCSTQ hy vọng đạt được thỏa thuận với Mỹ, họ đã thấy hối tiếc khi lật lại thỏa thuận ban đầu hồi tháng Năm.” Trump chỉ ra rằng Mỹ đang áp thuế ĐCSTQ hàng tỷ đô la, và trong tương lai “có thể sẽ tiếp tục tăng cường nhiều khoản thuế quan hơn.”
Mỹ hiện đang áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD (bao gồm cả sản phẩm và linh kiện điện tử).
Định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
Theo một khảo sát gần đây của Công ty Kiểm kê nhà cung ứng QIMA, do chi phí sản xuất ở Trung Quốc bị tăng lên khiến 80% doanh nghiệp Mỹ và 67% doanh nghiệp châu Âu đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm Trung Quốc Đại lục, chuyển sang nhập khẩu sản phẩm thay thế giá rẻ từ Việt Nam hoặc Romania. Khảo sát của QIMA bao gồm hơn 150 nhà sản xuất hàng tiêu dùng trên toàn cầu.
Do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, lượng đơn đặt hàng sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Phi tăng mạnh, nhu cầu kiểm tra và kiểm toán tăng 40%.
Theo Hãng tin AP đưa tin, công ty quần áo và hàng tiêu dùng Xcel Brand (có trụ sở tại New York) trong hai năm qua đã mua hàng độc quyền tại Trung Quốc nhưng hiện đang tổ chức đa dạng hóa hoạt động mua sắm tại các quốc gia như Việt Nam, Campuchia, Bangladesh và Canada. Công ty Xcel Brands ước tính sẽ rời hoàn toàn khỏi thị trường Trung Quốc trong năm tới.
Dynabook, một nhà sản xuất PC sản xuất gần như tất cả các máy tính xách tay của công ty (thương hiệu Dynabook) ở Hàng Châu – Chiết Giang – Trung Quốc, cũng đang cảm nhận rõ hơn sức ép của thuế quan. Chia sẻ với với Nikkei, Giám đốc điều hành của Dynabook là Kiyofumi Kakudo cho biết, “Mặc dù vòng thuế quan thứ tư của Mỹ đã tạm thời ngừng lại, nhưng chúng ta không thể biết khi nào nó sẽ xảy ra.”
Trump đã đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu trên 300 tỷ USD hàng hóa khác của Trung Quốc, nhưng sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20, ông ấy đã đồng ý tạm thời ngừng áp dụng mức thuế 300 tỷ USD này.
Một diễn biến khác, hãng Apple cũng đang xem xét khả năng chuyển 15% đến 30% dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc Đại lục sang các nước Đông Nam Á, trong khi Hewlett-Packard (HP) và Dell (Dell Technologies) cũng đang lên kế hoạch đưa 30% dây chuyền sản xuất công nghiệp của họ rời khỏi Trung Quốc. Tập đoàn công nghệ Foxconn có trụ sở chính tại Đài Loan cũng đang cân nhắc lựa chọn nơi sản xuất theo định hướng cân bằng giữa bên trong và bên ngoài Trung Quốc Đại lục.
Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Ấn Độ hiện đang trở thành nơi thay thế sản xuất của nhiều nhà sản xuất công nghệ toàn cầu.
Trong cuộc họp báo vào ngày 11/7, phát ngôn viên Cao Phong của Bộ Thương mại Trung Quốc đã có ý hạ thấp tác động mà cuộc chiến thương mại gây ra đối với doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc Đại lục. “Theo chúng tôi biết, hiện nay không xảy ra tình trạng hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài rời bỏ Trung Quốc”, Cao Phong nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi của phóng viên về tác động của cuộc chiến thương mại.
Hoàng Lan
Xem thêm:
Từ khóa kinh tế Trung quốc Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung