4 giai đoạn tuổi cần chú ý để khỏe mạnh và sống lâu
- Thanh Xuân
- •
Có chuyên gia chỉ ra, tuổi tác của chúng ta ở những giai đoạn khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau tới cơ thể, đại khái có thể phân làm 4 giai đoạn cần chú ý để có thể khỏe mạnh và sống lâu.
Giai đoạn thứ nhất: thời kỳ sôi nổi
Ở độ tuổi dưới 35 tuổi, cơ thể đang dần từng bước hoàn thiện chức năng, và sẽ đạt đến đỉnh điểm, chức năng của cơ thể trong giai đoạn này sẽ hoạt động mạnh nhất, các bệnh tật cũng khó tấn công nhất.
Giai đoạn thứ 2: thời kỳ đi xuống
Độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi, trong độ tuổi này đa số chúng ta cũng đã xây dựng gia đình và có công việc ổn định, cùng với đó là các áp lực từ gia đình, công việc và xã hội sẽ khiến cơ thể bắt đầu xuất hiện những bệnh lặt vặt. Hơn nữa, trong giai đoạn này, cũng sẽ rất dễ dưỡng thành các thói quen không tốt, do đó cũng sẽ liên tục xuất hiện một số bệnh đau ốm nhỏ.
Giai đoạn thứ 3: thời kỳ nguy hiểm cao
Độ tuổi từ 46 đến 55 tuổi, chức năng của cơ thể trong giai đoạn này sẽ thể hiện ra xu hướng đi xuống, cũng tức là khả năng miễn dịch, sức đề kháng là thấp nhất, do đó giai đoạn này cũng được gọi là thời kỳ có khả năng dễ phát bệnh cao nhất. Nếu không chú ý, cơ thể sẽ rất dễ bị bệnh tật tấn công, thậm chí uy hiếp đến tính mạng.
Giai đoạn thứ 4: thời kỳ an toàn
Từ 56 tuổi trở lên, chức năng của cơ thể bắt đầu có xu thế bình ổn, nếu trong cuộc sống thường ngày chú ý hơn nữa, chúng ta có thể trải qua tuổi già một cách an ổn, khi bước sang giai đoạn này, cũng tức là đã bắt đầu trở thành người già.
Theo chuyên gia, những người ở thời kỳ nguy hiểm cao này (từ 46 đến 55 tuổi) nhất định cần chú ý hơn nữa trong cuộc sống hằng ngày, nếu không sẽ rất dễ sinh ra ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Nhưng cũng có rất nhiều người trong giai đoạn này lại vẫn sống như thời còn trẻ, những người này đều có điểm chung, chúng ta có thể coi những đặc điểm chung này là “điều kiện” để khỏe mạnh và sống lâu, bạn hãy xem xem mình có những đặc điểm này hay không nhé:
1. Dái tai to
Dái tai là phần thấp nhất của vành tai. Ở người trưởng thành, thông thường dái tai có độ dài từ 1 – 2,5 cm, nhưng ở những người lớn tuổi sống lâu thì dái tai ngắn nhất là từ 1,8cm trở lên và còn dày, mềm và to. Một điều tra với 50 người lớn tuổi sống lâu, trong đó có 8 người có độ dài dái tai từ 1,8 – 2,5cm; 39 người có độ dài từ 2,6 – 3cm; 3 người từ 1 – 3,2cm có, tất cả những người này đều sống đến 90 tuổi trở lên.
2. Tâm thái lạc quan
Tâm thái lạc quan sẽ có tác dụng điều tiết tốt đối với sinh lý trong cơ thể, có thể nâng cao chức năng của não bộ và hệ thống thần kinh, giúp các hệ thống chức năng trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng. Từ đó giúp ăn ngon, ngủ ngon, sinh lực tràn trề, tư duy nhanh nhẹn, động tác nhẹ nhàng linh hoạt.
3. Lượng hô hấp lớn
Lượng hô hấp lớn cho thấy mỗi lần hô hấp, lượng trao đổi khí trong phổi lớn, lượng khí oxi cung cấp cho cơ thể dồi dào. Nhờ lượng oxi trong cơ thể dồi dào, nên các cơ quan, chức năng của cơ thể cũng làm việc tốt hơn. Thông qua lượng hô hấp để đoán biết có trường thọ hay không là thành quả nghiên cứu trong thời gian 30 năm của các nhà khoa học thuộc Đại học Boston.
4. Nhịp tim chậm
Nhịp tim của mỗi người đều có sự khác nhau, có người trong 1 phút tim chỉ đập hơn 60 lần, có người đến hơn 90 lần. Nếu mỗi phút chênh nhau khoảng 30 lần, tức một ngày sẽ chênh nhau lên đến 40.000 lần. Nhịp tim quá nhanh sẽ khiến cho tim tiêu hao nhiều năng lượng, khiến rút ngắn tuổi thọ. Nhịp tim chậm, nhưng có thể đảm bảo sự co bóp bình thường, đáp ứng được nhu cầu tuần hoàn máu trong cơ thể, hơn nữa lại ổn định trong thời gian dài, nhịp tim chậm được kiện toàn chức năng sẽ tỷ lệ thuận với sự trường thọ.
5. Họ hàng có nhiều người sống lâu
Sống lâu đương nhiên cũng liên quan tới gen di truyền. Các đặc điểm như dáng người cao hay thấp đều có liên quan tới gen di truyền của cha mẹ, và tuổi thọ cũng vậy. Một cuộc điều tra ở Mỹ có tên “Nghiên cứu về người New England trăm tuổi” đã phát hiện, quan hệ huyết thống có ảnh hưởng lớn nhất tới tuổi thọ. Trong một dòng họ có người sống đến trăm tuổi, thế hệ sau đều có người sống trên 80 tuổi. Do dó, muốn trường thọ thì gen di truyền là điều rất quan trọng.
6. Hai mắt có thần
Mắt của người thuộc thời kỳ nguy hiểm cao cũng bắt đầu xuất hiện hiện tượng thoái hóa, do đó nhiều người lớn tuổi thường cần sự trợ giúp của kính lão. Nhưng cũng có những người mà mắt của họ vẫn có lực và sáng long lanh, trông họ vẫn như người trẻ. Đây là biểu hiện của dưỡng sinh, nó cũng là đặc trưng của người sống lâu, chúng ta thường thấy những người già thích dưỡng sinh, đôi mắt của họ thậm chí còn sáng hơn so với người trẻ, đây là do dưỡng sinh đã khiến cho khí huyết trong cơ thể họ được dồi dào, và do đó, cơ thể tự nhiên cũng được khỏe mạnh.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa dưỡng sinh Sống lâu Trường thọ người già sức khỏe