6 loại rau củ trở nên cực độc khi để lâu hay hư hỏng
- Quốc Hùng
- •
Rau củ là khẩu phần thiết yếu cho một chế độ ăn uống lành mạnh, miễn là chúng vẫn còn tươi. Tuy nhiên, rau củ để lâu, bị mốc hay bị hỏng có thể trở thành những chất độc cho thực khách.
Dưới đây là 6 loại rau củ độc nhất khi để lâu hay hư hỏng mà bạn nên bỏ đi và đừng bao giờ luyến tiếc.
1. Cải chíp
Cải chíp bị hỏng có thể gây ra chứng hypoxia (chứng giảm oxi không khí thở vào) và khiến bạn bị đau đầu, chóng mặt, muốn nôn mửa, phồng bụng và rút ruột nghiêm trọng.
2. Khoai tây nảy mầm
Chồi và vỏ xanh của khoai tây đang nảy mầm chứa solani nồng độ cao và rất độc nếu ăn quá nhiều.
3. Gừng
Khi bị hỏng, gừng sinh ra một chất cực độc có tên gọi safrol. Chỉ với một lượng nhỏ cũng có thể làm tổn thương gan của bạn.
4. Lá trà
Những lá trà bị mốc sẽ bị nhiễm một số loại nấm như Penicillium và Aspergillus. Nếu uống trà pha từ lá trà bị mốc, bạn có thể sẽ bị chóng mặt và tiêu chảy.
5. Khoai lang
Các chấm đen trên khoai lang là một dấu hiệu cho thấy củ khoai đã bị nhiễm nấm Ceratocystis fimbriata, một chất độc nếu ăn với số lượng lớn.
6. Nấm tuyết
Nấm tuyết ngả vàng là dấu hiệu cho chúng ta biết nó đã bị nhiểm khuẩn flavobacteria. Ăn vào có thể dẫn đến chóng mặt, đau bụng và tiêu chảy.
Thông tin thêm cho bạn:
1. Đậu cô ve
Đậu cô ve chưa chín có chứa saponin, một hợp chất kích thích đường tiêu hóa. Ngoài ra, trypsin trong đậu cô ve sống có thể gây ra triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột (tiêu chảy nhiễm trùng). Để tránh điều này, hãy nhớ rửa sạch và nấu chín đủ loại đậu này nhé.
2. Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc solanin. Ăn cà chua xanh sẽ để lại vị đắng trong miệng, và sau đó khiến bạn nôn mửa. Ăn quá nhiều có thể dẫn tới tử vong.
Theo Vision Times
Quốc Hùng
(Ảnh: Internet)
Xem thêm:
Từ khóa An toàn thực phẩm chất độc ngộ độc thực phẩm thực phẩm