Bác sĩ: Bạn không nên ăn quá nhiều muối để bảo vệ thận
- Trúc Nhi
- •
Bạn có thường cảm thấy chóng mặt và muốn ngủ sau khi ăn xong? Hay có thể đồ ăn không mặn lắm, có vị chua ngọt nhưng sau khi ăn xong lại thấy khát nước, thậm chí là chạy vào nhà vệ sinh một cách tuyệt vọng? Hãy cẩn thận bởi bạn có thể đã mắc chứng “natri cao”, khiến cơ thể rơi vào trạng thái tăng áp lực thẩm thấu và tăng natri máu. Tiến sĩ Hong Yongxiang đến từ Đài Loan đã chia sẻ sự nguy hiểm của việc ăn quá mặn trên blog người hâm mộ của mình, đồng thời chỉ một phương pháp đơn giản để xác định xem mình có ăn quá mặn hay không.
1. Những thay đổi về thể chất do ăn quá nhiều muối
Tiến sĩ Hong Yongxiang chỉ ra rằng ăn quá nhiều muối trong thời gian dài không chỉ dẫn đến huyết áp cao, đột quỵ và bệnh tim mà còn là nguyên nhân lớn thứ hai gây suy thận. Điều bất ngờ là về mặt lâm sàng, nhiều bệnh gút, sỏi thận, loãng xương, ung thư dạ dày, thậm chí cả bệnh tiểu đường và chứng mất trí nhớ đều có liên quan mật thiết đến lượng natri trong máu cao.
Nhiều người cho rằng chỉ những thực phẩm có vị mặn mới là thực phẩm có hàm lượng natri cao. Tuy nhiên, không phải như vậy, một số thực phẩm dường như không có vị mặn nhưng lại chứa hàm lượng natri cực cao.
Như vậy, làm sao có thể phân biệt và tránh thực phẩm chứa natri cao đây? Cách nhận biết cũng rất đơn giản, nếu sau khi ăn, có 3 triệu chứng này chứng tỏ bạn đã tiêu thụ quá nhiều muối:
Mí mắt và một số bộ phận sưng tấy
Các ion natri sẽ hấp thụ nước, gây phù nề cục bộ trong cơ thể, chẳng hạn như bọng mắt, chân, ngón tay, cánh tay… Vì vậy, bạn có cảm giác đôi tất, đôi giày, nhẫn hay đồng hồ bạn thường mang đột nhiên bị chật dù bạn không hề tăng cân. Đây chính là biểu hiện của việc bạn ăn quá nhiều muối. Nó được xem là những phản ứng bên ngoài.
Khát nước và tiêu chảy
Ăn quá nhiều muối sẽ khiến lượng natri trong máu và áp lực thẩm thấu của cơ thể tiếp tục tăng cao. Cơ thể sẽ tự động tìm cách đào thải lượng natri trong máu ra khỏi cơ thể. Lúc này, não sẽ phát ra tín hiệu khát và bắt đầu muốn uống nhiều nước hơn, khi uống nhiều nước thì thận cũng sẽ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng natri dư thừa.
Khi bị natri máu cao, bạn sẽ liên tục uống nước và đi vệ sinh nhiều hơn 8 lần một ngày và đi tiểu nhiều hơn 2 lần vào ban đêm, tức là đi tiểu thường xuyên.
Đau đầu, mệt mỏi, sương mù não, bồn chồn và mất ngủ
Theo các nghiên cứu lâm sàng, những người trưởng thành tiêu thụ 3,500 mg muối mỗi ngày có nguy cơ bị đau đầu cao hơn 1/3 so với những người chỉ tiêu thụ 1,500 mg muối. Đặc biệt là những người tiêu thụ ít hơn 1,500mg muối không bị huyết áp cao và không có các triệu chứng như đau đầu hay mệt mỏi. Ngoài ra, lượng natri trong máu cao khiến cơ thể dễ bị mất nước, khả năng tư duy sẽ suy yếu, não xuất hiện sương mù và thậm chí gây mất ngủ.
2. Ăn quá nhiều muối có thể gây ra các bệnh mãn tính cho cơ thể
Tiến sĩ Hong Yongxiang nhắc nhở rằng những người thích ăn mặn trong thời gian dài sẽ dễ gặp các vấn đề về thể chất sau nhiều năm. Hơn nữa, nguyên nhân dẫn đến các ca chạy thận trên thế giới thường có liên quan đến bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận và bệnh gút.
Đái tháo đường
Theo nghiên cứu, ăn quá mặn trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 40%. Muối sẽ kích thích tiết ghrelin khiến bạn ăn nhiều hơn người bình thường. Muối cũng sẽ ức chế tiết insulin, làm tăng tình trạng kháng insulin và khiến insulin kém nhạy cảm hơn. Theo thời gian, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên đáng kể.
Tăng huyết áp và bệnh thận
Natri trong máu cao sẽ khiến huyết áp tăng cao, đồng thời khiến mạch máu cứng lại và giảm tính đàn hồi. Theo thời gian, cơ thể dễ phát triển thành bệnh cao huyết áp. Nếu huyết áp cao không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận và có thể dẫn đến suy thận nặng hơn.
Đẩy nhanh quá trình lão hóa thận
Muối là natri clorua. Khi cơ thể ăn quá nhiều ion natri sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa ion natri cho thận. Nó cũng sẽ khiến lưu lượng máu đến thận giảm đáng kể, từ đó khiến thận bị lão hóa nhanh chóng.
Tăng nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệu
Khi thận chuyển hóa các ion natri, chúng sẽ cùng nhau đào thải canxi ra khỏi cơ thể. Khi thải ra ngoài nhiều natri, một lượng lớn ion canxi cũng sẽ bị đào thải ra ngoài dẫn đến sản sinh tinh thể trong nước tiểu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu tiện và sỏi thận.
Gây ra cơn gút cấp tính
Chế độ ăn nhiều natri có thể làm tăng tần suất các cơn gút cấp tính và làm suy giảm chức năng thận nhanh chóng.
Ăn quá nhiều muối không chỉ có nguy cơ tổn thương thận, mà còn có thể dẫn đến viêm dạ dày, ung thư dạ dày, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não và tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Vì vậy, hãy chú ý đến lượng muối ăn vào hàng ngày, quan sát xem bạn có triệu chứng tăng natri máu hay không, tránh các thực phẩm có nhiều natri và nhớ không ăn quá mặn để thận luôn khỏe mạnh.
Từ khóa bảo vệ thận Ăn mặn nhiều muối