Tính đến ngày 1/8, toàn cầu đã có hơn 17,98 triệu người xác nhận lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), số người tử vong lên đến hơn 650.000 người, đối với những người được điều trị khỏi mà nói, thực ra mọi thứ vẫn còn chưa kết thúc.

p2620981a114576529
Hình ảnh thi thể người nhiễm viêm phổi Vũ Hán được công dân Vũ Hán Phương Bân chụp lại. (Ảnh cắt từ video)

Ngày 18/7, Học viện khoa học Y khoa Quốc gia Pháp đã công bố một báo cáo phân tích và kiến nghị mới nhất liên quan đến di chứng sau khi nhiễm virus. Trong bản báo cáo này, lần đầu tiên nhắc đến có một bộ phận người lây nhiễm sau khi phục hồi trở lại, những cơ quan tạng quan trọng của họ như tim, thận, đại não, đều có di chứng ở mức độ rất lớn. Giáo sư Patrick Berche, thành viên của Viện Y khoa Pháp cho biết, dù là người bệnh có triệu chứng nhẹ, cũng có di chứng xơ hóa phổi.

Tại Ý, rất nhiều người bệnh “phục hồi” cũng xuất hiện tình trạng sức khỏe không tốt. Những người bệnh này sau khi được điều trị, vẫn còn xuất hiện các di chứng như ho, mệt mỏi; một bộ phận sau khi đi làm trở lại, xuất hiện triệu chứng thở dồn dập mỏi cơ, thậm chí đi một khoảng cách ngắn cũng không đi được!

Ngôi sao bóng đá Ý Paolo Maldini cho biết, mặc dù đã khôi phục sau khi xuất hiện triệu chứng lây nhiễm nhẹ, nhưng vẫn có di chứng để lại “Hôm nay tôi thử đến phòng tập thể dục để tập luyện, nhưng mới được khoảng 10 phút ngắn ngủi, tôi đã không thể kiên trì tiếp được.”

Còn hiện tượng tương tự cũng xuất hiện tại Hồng Kông. Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Bệnh viện Princess Margaret từng tiến hành theo dõi đối với 10 bệnh nhân đầu tiên xuất viện, kết quả phát hiện 3 người bệnh đã khôi phục có mức độ tổn thương phổi tử 20 – 30%. Di chứng chủ yếu biểu hiện ở thở dốc, không cách nào vận động bình thường được, thậm chí không thể làm công việc trước đây đang làm.

Ông Vương Quý Cường, Chủ nhiệm Khoa bệnh truyền nhiễm Bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh cho biết, phổi bị cảm nhiễm nghiêm trọng sẽ xảy ra xơ hóa phổi, một bộ phận người triệu chứng nặng sau khi điều trị khỏi sẽ xuất hiện xơ phổi, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường, phát triển đến thời kỳ cuối thì chỉ có thể cấy ghép phổi. Hơn nữa đối với trường hợp xơ phổi, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh tình không thể chuyển biến ngược được.

Trong báo cáo nghiệm thi bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán, giáo sư giải phẫu thi thể nói, phổi xơ hóa đã không phải là phổi nữa, trong phổi có rất nhiều thứ khác. Hơn nữa, khi xơ hóa phổi, người bệnh rất dễ suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Với nguyên nhân tử vong này, về bản chất cũng giống như bị chết đuối. Lượng lớn nước vào phổi, oxy không vào được, bệnh nhân vùng vẫy kêu cứu mạng cho đến khi qua đời.

Ngoài ra, báo cáo còn cho thấy một di chứng khác là viêm cơ tim. Một bệnh nhân 48 tuổi được điều trị khỏi bệnh trả lời phỏng vấn cho biết: “Sau vài tuần điều trị khỏi, tôi luôn cảm thấy phát lạnh. Bác sĩ nói tôi bị mắc viêm cơ tim ứ máu, cả đời sẽ phải chiến đấu với loại bệnh này. Nếu tình trạng xấu đi, thậm chí cần lắp máy tạo nhịp tim hoặc thậm chí phải ghép tim.”

Ngoài xơ hóa phổi, họ còn phát hiện trong thi thể bệnh nhân có lượng lớn máu đông. Máu đông đối với bệnh nhân mà nói là vô cùng chí mạng. Có thể dẫn đến đột quỵ, liệt, bệnh tim, suy kiệt các cơ quan tạng. Mặc dù tỷ lệ tử vong không cao, nhưng chỉ có 42% người có thể làm việc lại bình thường. 

Ngoài tổn thương phổi, ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra, virus cũng để lại di chứng ở gan và thận cho người lây nhiễm.

Rapper nổi tiếng ở Mỹ Scarface sau khi bị nhiễm, sức khỏe dần hồi phục, các triệu chứng cũng đã mất, chỉ riêng tình trạng suy thận vẫn đang liên tiếp xấu đi. Hiện tại, ông cũng đang được điều trị lọc máu, nhưng chuyên gia cho biết, phục hồi tổn thương thận e là sẽ rất lâu. 

Hai tháng trước, từng có nghiên cứu chỉ ra, người nhiễm viêm phổi Vũ Hán phổ biến tồn tại tình trạng tổn thương thận. Một bài luận văn có tên “Caution on Kidney Dysfunctions of 2019-nCoV Patients”, đã nghiên cứu 59 người nhiễm bệnh tại Vũ Hán, Hoàng Thạch và Trùng Khánh, kết quả có 63% người có biểu hiện triệu chứng chức năng thận không toàn vẹn, quét ảnh CT 100% người có hình ảnh thận dị thường. 

Các chuyên gia tại Canada và Anh Quốc phát hiện, trong số người nhiễm virus corona mới được chăm sóc đặc biệt, có 8% – 12% người xuất hiện suy gan hoặc thận, cần dựa vào điều trị lọc máu hàng năm để duy trì sự sống. 

Ngoài những trường hợp trên, còn có nhiều người bệnh đã khỏe lại nhưng xuất hiện di chứng nghiêm trọng tại trung khu thần kinh. Nhiều người cảm thấy đau đầu, chóng mặt, ý thức lẫn lộn, nghiêm trọng còn xuất hiện triệu chứng tắc nghẽn mạch máu, động kinh, v.v.

Theo NHK đưa tin, một người nam giới 24 tuổi đang cư trú một mình ở tỉnh Yamanashi, Nhật Bản, sau khi nhiễm virus thì xuất hiện triệu chứng sốt cao, đồng thời kèm theo triệu chứng đau đầu, tứ chi vô lực. Vài ngày sau anh bị hôn mê tại nhà, và được đưa đến bệnh viện cấp cứu, chẩn đoán xác nhận đồng thời có viêm màng não, xét nghiệm PCR dịch não tủy cho kết quả dương tính với virus. 

Sau khi thanh niên này tỉnh lại, phát hiện ký ức 1 – 2 năm gần đây đều biến mất! Bác sĩ điều trị chính Takeshi Moriguchi cho biết, đây là một ví dụ quan trọng về trường hợp virus xâm nhập vào trung khu thần kinh. Còn về việc vì sao người bệnh lại mất ký ức, chuyên gia cho rằng đây là vì bộ phận phụ trách ký ức của đại não người bệnh bị tổn thương, từ đó dẫn đến di chứng mất trí nhớ.

Theo kết quả quan sát nhóm bệnh lý, đại não của nhiều người nhiễm virus xảy ra thay đổi bệnh lý: Tổ chức não ứ máu, phù thũng, một số tế bào thần kinh biến tính. Còn có không ít triệu chứng mà người bệnh xuất hiện như tắc nghẽn mạch máu, cuối cùng dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, giáo sư tiến sĩ James Russell của Đại học Columbia thuộc Anh và một số nhà nghiên cứu cũng phát hiện, trong 8.000 mẫu bệnh phẩm của người nhiễm viêm phổi Vũ Hán, có quá một nửa xuất hiện triệu chứng tổn thương tim, thậm chí dẫn đến tử vong.

Tiến sĩ Russell nói, người bệnh từng dùng ICU nhất là được cắm máy thở, các triệu chứng xuất hiện có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Tương lai, rất có thể phổi, đại não, tim hoặc cơ sẽ xuất hiện vấn đề, “trợ giúp hô hấp là một con dao hai lưỡi”.

Trước đó không lâu, ông Hồ Vệ Phong tại Trung tâm viêm phổi virus corona mới thuộc Bệnh viện Trung tâm thành phố Vũ Hán, cũng đang sử dụng thiết bị hỗ trợ thở sau khi xuất hiện triệu chứng xuất huyết não. Bác sĩ điều trị chính của ông chỉ ra, “Lắp ECMO là việc thập tử nhất sinh”. Ông Hồ Vệ Phong sau đó đã qua đời vào ngày 2/6/2020.

Có người có thể sẽ hỏi, bệnh nhân đã điều trị khỏi rồi, sao lại còn có di chứng?

Từ góc độ y học mà nói, đánh giá một người sau khi điều trị khỏi bệnh liệu có sinh ra di chứng hay không, thông thường cần phải sau 6 tháng điều trị khỏi trở lên thì mới có thể bắt đầu đánh giá. Đối phó với chủng virus corona mới này, điều trị khỏi không đồng nghĩa với việc đã hoàn toàn thành công, liệu có để lại di chứng nghiêm trọng và phát bệnh trở lại hay không vẫn cần có thời gian để nghiệm chứng.

Mỹ Huyên

Xem thêm: