Chuyên gia: Gàu là gì? Cần lưu ý những gì khi trị gàu?
- Mộc Lan
- •
Không dám mặc áo sẫm màu, luôn trong tư thế đội mũ, lo lắng chuyện gội đầu, mắc chứng rối loạn ám ảnh…chỉ vì quá nhiều gàu. Những rắc rối này, liệu bạn có từng gặp phải? Làm thế nào để biết da đầu của bạn có khỏe mạnh hay không? Tại sao mình lại có nhiều gàu như vậy? Tại sao gội mãi mà không sạch gàu? Chúng ta gãy cùng chuyên gia giải đáp những thắc mắc này nhé.
Bác sĩ Lưu Tĩnh, Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Ditan Bắc Kinh, sẽ cùng chia sẻ với bạn về việc chăm sóc sức khỏe da đầu, theo Aboluowang.
Cùng với việc nâng cao mức sống của người dân, sức khỏe của da đầu và tóc ngày càng được quan tâm nhiều hơn, 10 tiêu chuẩn sức khỏe do Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra bao gồm mái tóc bóng mượt và không còn gàu. Có thể thấy rằng sức khỏe da đầu rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Trong những năm gần đây, với nhịp sống ngày càng nhanh, áp lực công việc ngày càng tăng cao, sinh hoạt càng trở nên thất thường, nhiều người trưởng thành và thậm chí cả thanh thiếu niên đang phải đối mặt với tình trạng rụng tóc, gàu, dầu da đầu và các vấn đề về da đầu khác.
Da đầu của bạn có khỏe mạnh?
Da đầu là bộ phận bị lão hóa nhanh nhất trên toàn bộ cơ thể, tốc độ lão hóa của da đầu gấp 6 lần da mặt và 12 lần da toàn thân. Độ yếu ớt của da đầu chỉ đứng sau mi mắt, nếu phá hủy cân bằng sinh thái của da đầu, mức nhẹ thì nhờn, ngứa, rụng tóc, gàu, dầu…, mức nặng thì có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như rối loạn nội tiết, có thể được mô tả là ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Da đầu khỏe mạnh thường có các điều kiện sau:
- Không có gàu rõ ràng: Gàu là biểu hiện trực quan nhất của sức khỏe da đầu, nếu gàu nhiều thì đó là biểu hiện của bệnh da đầu và cần được điều trị.
- Da đầu được thư giãn và không bị căng: Không có cảm giác căng trên da đầu và không có cảm giác kích ứng nhạy cảm rõ ràng khi ấn vào da đầu.
- Không ngứa: Ngứa da đầu cũng là một dấu hiệu của da đầu không khỏe mạnh.
- Cảm giác thoải mái duy trì trong thời gian dài: Da đầu khỏe mạnh có thể khiến chúng ta cảm thấy sảng khoái trong thời gian dài.
Tại sao lại có nhiều gàu?
Nhắc đến gàu, bạn đã thực sự hiểu rõ về nó chưa? Đầu tiên chúng ta hãy xem gàu là gì.
Gàu hình thành do sự bong tróc của các tế bào sừng trên da đầu. Trong điều kiện sinh lý bình thường, gàu thường rụng thành từng hạt nhỏ <0,02mm, trường hợp này da đầu cũng nhẵn và không có gàu nhìn bằng mắt thường. Vì vậy, những người có da đầu khỏe mạnh cũng có thể bị gàu nhưng khó nhận biết.
Vậy những “bông tuyết” gàu mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường đã hình thành như thế nào? Cho đến nay, cơ chế bệnh sinh cụ thể của việc gia tăng gàu vẫn chưa được rõ ràng, nhưng nó chủ yếu liên quan đến các yếu tố kích hoạt sau:
1. Mất cân bằng vi sinh: Vi sinh vật có liên quan được công nhận hiện nay chủ yếu là Malassezia. Sự phát triển quá mức của Malassezia và các chất chuyển hóa của nó có thể gây ra phản ứng viêm trên da đầu, có thể dẫn đến gia tăng gàu.
2. Tuyến bã nhờn tiết ra mạnh: Người tiết quá nhiều bã nhờn thường nhiều gàu hơn. Vi khuẩn Malassezia được đề cập trên đây xem bã nhờn là thức ăn. Nhận thức chung tin rằng gàu chủ yếu là kết quả của sự tương tác giữa tăng tiết bã nhờn và sự gia tăng của vi khuẩn Malassezia, nhưng đây chỉ là một trong các điều kiện.
3. Tính nhạy cảm của từng cá nhân: Những người khỏe mạnh cũng có một số lượng lớn Malassezia khu trú trên da đầu mà không có các triệu chứng của gàu. Điều này cho thấy có sự khác biệt về tính nhạy cảm của từng cá nhân. Tính nhạy cảm của cá nhân chủ yếu liên quan đến tính toàn vẹn của hàng rào biểu bì, vì vậy việc tái tạo và duy trì chức năng hàng rào bình thường của da đầu là rất quan trọng để điều trị gàu. Ngoài ra, tính nhạy cảm của cá nhân cũng liên quan đến phản ứng miễn dịch của người, căng thẳng thần kinh và cảm xúc cùng các yếu tố dinh dưỡng.
Tóm lại, sự gia tăng của gàu thường do đa yếu tố, thường là dưới sự tương tác của bã nhờn, vi sinh, chức năng hàng rào bảo vệ da đầu,…
Làm sao để hết gàu và bảo vệ sức khỏe da đầu?
Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là dầu gội trị gàu. Với việc nâng cao yêu cầu của mọi người về sức khỏe da đầu, các sản phẩm trị gàu lần lượt ra đời. Tiếp theo, chúng ta hãy nói về các thành phần dược liệu có trong dầu gội trị gàu để giúp bạn đưa ra lựa chọn có mục tiêu.
Các thành phần trị gàu thường được thêm vào các loại dầu gội dược liệu trên thị trường hiện nay là: ketoconazole, selen disulfide, piroctone ethanolamine, axit salicylic, nhựa than đá, lưu huỳnh, kẽm pyrithione, climbazole, v.v., mỗi thành phần đều có một hoặc một số tác động đến việc điều trị gàu.
Ketoconazole là thuốc chống nấm imidazole phổ rộng, có hoạt tính diệt nấm hoặc kìm nấm, chỉ được sử dụng trong dầu gội dược liệu. Một số thành phần như selen disulfide, nhựa than đá… được sử dụng trong dầu gội dược liệu và chăm sóc hàng ngày với các yêu cầu bổ sung khác nhau. Hai thành phần này có nhược điểm là mùi không tốt và kích ứng mạnh, sau khi sử dụng, tóc có cảm giác thô ráp, bết, nếu gội không kỹ có thể gây kích ứng, bỏng rát. Selenium disulfide cũng có thể gây bạc màu tóc và các vấn đề khác. Một số thành phần như kẽm pyrithione là chất độc và có tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái dưới nước, nhưng nếu nói về độc tính ngoài liều lượng và tiêu chuẩn sử dụng quy định thì vẫn an toàn cho người.
Hiện nay, một số sản phẩm trị gàu thực vật cũng đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu và ưu tiên hàng đầu của nhiều công ty và người tiêu dùng. Các thành phần thực vật tự nhiên như cam thảo, quế, đinh hương,… được sử dụng trong dầu gội dược liệu, chúng cũng có tác dụng nhất định trong việc trị gàu, giảm ngứa và kiểm soát dầu. Tuy nhiên những loại dầu gội này cũng cần được thảo luận cụ thể, không nên mù quáng nghe theo quảng cáo tuyên truyền.
Gợi ý cho bạn ở đây là khi mua dầu gội trị gàu cần chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đã qua kiểm định chất lượng sản phẩm, khi sử dụng dầu gội trị gàu bạn cũng cần vệ sinh cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng. Khi xuất hiện các triệu chứng như gàu quá nhiều, bạn có thể sử dụng dầu gội trị gàu, khi không còn triệu chứng thì tạm thời không sử dụng, không nên sử dụng dầu gội trị gàu trong thời gian dài.
Gội hoài không thấy sạch gàu? 3 điều cần lưu ý
Ngoài việc lựa chọn dầu gội trị gàu phù hợp, những người bị gàu cũng nên nỗ lực để giảm bớt tính nhạy cảm cá nhân.
1. Quan trọng nhất là cần có thói quen sinh hoạt đều đặn hàng ngày, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. Để đảm bảo một thái độ sống lạc quan, tốt đẹp, bình tĩnh đối phó với áp lực công việc và cuộc sống.
2. Ăn uống điều độ, ăn nhiều rau và trái cây tươi, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B.
3. Chú ý vệ sinh da đầu, chọn dầu gội và sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp với chất tóc của bạn, hạn chế tối đa thuốc uốn, thuốc nhuộm và các chế phẩm uốn khác có thể gây kích ứng da đầu.
Cuối cùng, cũng cần nhắc nhở những bạn luôn mang theo “bông tuyết bay phấp phới” rằng gàu cũng có thể là biểu hiện của các bệnh ngoài da khác, chẳng hạn như viêm da tiết bã nhờn, vảy nến, vảy phấn a-mi-ăng, nấm da đầu, viêm da tiếp xúc, thậm chí là Địa y planus, lupus ban đỏ,… Nếu bạn bị gàu nhiều và dùng dầu gội trị gàu không cải thiện, bạn cần đến bệnh viện định kỳ và nhờ bác sĩ giúp đỡ.
Khoa học chứng minh rằng, thiền định có thể giúp giảm stress, ngủ ngon, kiếm soát tốt cảm xúc. Những người thường xuyên thiền định cũng cảm thấy cuộc sống vui vẻ hơn so với những người khác. Do vậy, mỗi ngày chỉ cần dành một khoảng thời gian cho thiền định, sẽ giúp giảm tính nhạy cảm cá nhân, liên quan đến tính toàn vẹn của hàng rào biểu bì, giúp bạn cải thiện sức khỏe da đầu.
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây. |
Mộc Lan (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa trị gàu tính nhạy cảm cá nhân da đầu dầu dầu gội trị gàu