Khoai tây: “Dược liệu” tốt cho sức khỏe nếu biết chế biến
- Thanh Xuân
- •
Khoai tây chỉ là món thực phẩm bình dân, vì thế mà thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn của nhiều gia đình. Nhưng ngày nay, các nhà dinh dưỡng có uy tín đã đánh giá rất cao về khoai tây và xem đó là một trong những thực phẩm “vĩ đại nhất” thế giới.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2100 dân số thế giới sẽ tăng lên 10,5 tỷ người, điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng thiếu thực phẩm. Một số nhà khoa học cho rằng, vào lúc đó khả năng nhiều nhất để giúp con người vượt qua cuộc khủng hoảng lương thực là những củ khoai tây bình thường xung quanh chúng ta.
Rất có thể bạn không biết rằng, trên thực tế khoai tây là “thuốc” tốt nhất, nhưng quan trọng là hãy lưu ý cách ăn!
Giới chuyên gia dinh dưỡng từng chỉ ra, ăn khoai tây hai lần một ngày có thể giúp giảm căng thẳng. Cụ thể, khoai tây có những ưu điểm dinh dưỡng sau đây.
Giá trị dinh dưỡng cao
Giá trị dinh dưỡng của khoai tây rất cao, giàu vitamin A, vitamin C và khoáng chất, hàm lượng tinh bột chất lượng cao khoảng 16,5%, ngoài ra là rất nhiều hợp chất lignin. Khoai tây là loại thực phẩm ít năng lượng điển hình.
Chứa nhiều loại vitamin: Tốt cho sức khỏe tim mạch
Khoai tây giàu nhiều loại vitamin, hàm lượng thậm chí có thể so sánh với rau. Đặc biệt, là hàm lượng cao vitamin C và vitamin B, vitamin C là một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, và vitamin B có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Giàu kali: Giảm tỷ lệ đột quỵ
Mỗi 100 gram khoai tây chứa tới 300 mg kali trở lên, có tác dụng ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và bệnh tim, cho nên khoai tây được mệnh danh “táo dưới lòng đất”.
Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỗi ngày ăn một củ khoai tây cỡ trung bình (khoảng 130 gram) có thể làm giảm 40% tỷ lệ đột quỵ.
Giàu polyphenol: Chống ung thư, chống oxy hóa
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, khoai tây có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư vú và đóng vai trò tích cực trong điều trị ung thư giai đoạn đầu.
Polyphenol trong khoai tây có tác dụng chống ung thư và chống oxy hóa.
Thực phẩm bổ khí rất tốt
Từ góc nhìn Đông y, khoai tây là một thực phẩm bổ khí rất tốt, có tác dụng kiện tỳ ích khí, hòa vị điều trung, giảm mỡ giảm béo, có tác dụng điều hòa tốt đối với những người bị “thiếu khí”.
Dưới đây là một số cách chế biến khoai tây giúp phòng trị bệnh:
1. Hạ huyết áp: Nước ép khoai tây sống
Phương pháp: Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ và chế thành nước ép. Sau đó tùy theo khẩu vị có thể thêm sữa chua, đường, mật ong…
Nhiều người không biết rằng khoai tây kỳ thực cũng là “thuốc chống cao huyết áp.”
Khoai tây có chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin B và kali, rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp, hạ huyết áp và duy trì độ co giãn của mạch máu, điều này có lợi cho việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
2. Hạ đường huyết: Khoai tây hấp
Phương pháp: Hấp khoai tây để ăn, cách này có thể tránh sự hấp thu dầu của khoai tây (nếu chiên, xào). Thông thường cần hấp trong khoảng 10 phút, sau đó có thể ăn trực tiếp. Cố gắng không thêm gia vị, nếu cảm thấy khó nuốt thì hãy nhai kỹ và nuốt từ từ.
Những người có lượng đường trong máu cao có thể thay thế một số thức ăn chủ yếu (gây tăng đường máu) bằng khoai tây. Hàm lượng carbohydrate của khoai tây là khoảng 17%, thấp hơn so với gạo (26%) hoặc bánh bao (50%).
Dùng khoai tây thay cho một số thực phẩm chủ yếu có thể làm giảm được một phần tổng lượng calo hấp thu, giúp cải thiện tốt lượng đường trong máu và tăng mỡ máu.
3. Giúp tiêu hóa: Ăn khoai tây xào
Cách làm: Khoai tây sau khi gọt vỏ, thái sợi, hãy ngâm qua trong nước. Bởi vì tinh bột trong khoai tây chủ yếu là amyloza (amyloza là một trong hai thành phần của tinh bột, thành phần còn lại là amylopectin), ngâm qua rồi xào thì lát khoai tây sẽ giòn hơn. Ngâm thêm giấm có thể bảo vệ một số vitamin C trong khoai tây, và trong khi xào dầu sẽ thúc đẩy sự hấp thu chất chống oxy hóa trong khoai tây. Chế biến thành vị chua cay cũng giúp làm giảm lượng muối khi ăn.
Khoai tây xào chua cay được cho là một vị “thuốc” tốt để điều trị chứng chán ăn, lát khoai tây khẩu vị chua cay ăn ngon hơn, có thể làm tăng sự thèm ăn và thúc đẩy tiêu hóa.
4. Nhuận tràng chống táo bón: Khoai tây thêm mật ong
Cách làm: 1. Gọt vỏ khoai tây, cắt nhỏ cho vào máy ép trái cây ép lấy nước. 2. Đổ nước ép khoai tây vào nồi nấu trên lửa nhỏ, đến khi nước ép khoai tây sánh lại thì thêm lượng mật ong và trộn đều. 3. Sau khi hoàn thành thì cho vào trong tủ lạnh. Uống một lần một ngày, mỗi lần hai muỗng, uống khi đói sẽ tốt hơn.
Bạn có biết? Mỗi 100 gram khoai tây có đến 6 gam chất xơ, được cho là thực phẩm hàng đầu trị táo bón.
Cũng nên lưu ý là đối với mật ong, tốt nhất chọn mật hoa hòe. Mật hoa hòe tính mát, là tốt nhất để điều trị chứng táo bón. Còn loại mật ong tính nóng, sau khi ăn sẽ làm ruột khô hơn, làm triệu chứng táo bón nặng thêm.
5. Làm đẹp: Khoai tây tươi
Cách làm: Cắt lát khoai tây nấu chín và đắp vào mắt để giảm sưng túi mắt dưới. Cắt khoai tây thành nhiều miếng và đắp vào mặt, có tác dụng chăm sóc da và giảm thiểu nếp nhăn.
Với chức năng làm trắng da, đắp trực tiếp lát khoai tây tươi lên mặt sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn khoai tây đã hấp chín.
6. Chống ung thư: Ăn khoai tây thường xuyên để phòng chống ung thư đại tràng
Vì trong khoai tây nhiều chất xơ, không chỉ giúp làm giảm lượng đường trong máu mà còn giúp hạ cholesterol và kịp thời loại bỏ độc tố cơ thể trong quá trình trao đổi chất, vì thế ăn khoai tây thường xuyên mang lại hiệu quả phòng chống ung thư đại tràng.
Khoai tây không hổ danh là “vua dinh dưỡng” trên bàn ăn, do giá cả phải chăng nên mọi người đều có thể dễ dàng mua dùng được! Muốn phòng ngừa ung thư, tăng huyết áp, làm đẹp, chống lão hóa… chỉ cần thường ăn khoai tây là đủ! Sau này xin đừng đánh giá thấp khoai tây nữa!
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa thực phẩm dinh dưỡng Khoai tây nước ép khoai tây