Rất nhiều người băn khoăn rằng mỡ lợn có thực sự tốt cho sức khỏe không? Nó có thích hợp để nấu ăn và thay thế cho dầu thực vật không? Ăn mỡ lợn có béo không? Và còn rất nhiều thắc mắc khác nữa, vậy lợi ích thật sự của mỡ lợn là gì?

mo lon 1
Theo chuyên gia, mỡ lợn có axit béo bão hòa nhưng lại giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe hơn là thịt cừu và mỡ bò. (Ảnh: New Africa/ Shutterstock)

1. Tác dụng tuyệt vời của mỡ lợn

BBC – Tập đoàn phát thanh và truyền hình quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đã xếp hạng mỡ lợn là một trong 10 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất. Họ cho rằng mỡ lợn có axit béo bão hòa nhưng lại giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe hơn là thịt cừu và mỡ bò.

– Mỡ lợn tốt hơn bơ

Mỡ lợn rất giàu vitamin D, nó có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Trên thực tế, mỡ lợn là một trong những nguồn vitamin D dồi dào nhất, nhiều hơn 50% so với bơ. Hơn nữa vitamin D là chất có thể giúp con người cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng. Đặc biệt, thực phẩm giàu chất béo bão hòa như mỡ lợn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

– Bảo vệ thị lực

Mỡ lợn có chứa beta-carotene, đây là một trong những thành phần rất quan trọng trong việc bảo vệ thị lực và có thể ngăn chặn các tổn thương do ánh sáng mặt trời tác động lên thị lực. Ngoài ra, beta-carotene còn đóng vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh quáng gà và hội chứng khô mắt.

– Nhuận tràng và giảm táo bón

Mỡ lợn có tác dụng bôi trơn ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón rất tốt.

– Dưỡng ẩm và giảm ho

Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng mỡ lợn có thể bổ sung âm phổi. Ngoài ra, khi kết hợp mỡ lợn với mật ong còn có thể chữa ho kéo dài và khàn giọng.

– Nuôi dưỡng ngũ tạng

Mỡ lợn có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, đặc biệt là lá lách, dạ dày và phổi. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng mỡ lợn có vị ngọt, có tác dụng tăng cường chức năng cho tỳ vị và hỗ trợ tiêu hóa. Những người tỳ vị yếu, chán ăn, sụt cân thì nên ăn mỡ lợn.

2. Mỡ lợn có phù hợp để nấu ăn không?

mo lon 2
Mỡ lợn chứa gần một nửa lượng axit béo bão hòa, đây là một lợi thế khi nấu cùng với các nguyên liệu có nhiều chất xơ. (Ảnh: Joerg Beuge/ Shutterstock)

Mỡ lợn có mùi thơm béo đặc trưng nên đối với những người yêu thích nó thì đây có lẽ là một sự kết hợp không thể thay thế. Do đó, đại đa số người dân Trung Quốc đều yêu thích mỡ lợn.

Mỡ lợn chứa gần một nửa lượng axit béo bão hòa, đây là một lợi thế khi nấu cùng với các nguyên liệu có nhiều chất xơ. Trong nền ẩm thực Việt truyền thống, mọi người thường sử dụng mỡ lợn để xào rau củ, bởi sự kết hợp giữa chất xơ không hòa tan trong rau và chất béo bão hòa trong mỡ khiến các nguyên liệu giàu chất xơ trở nên mềm và ngon miệng hơn. Các loại rau như cải chua, măng, củ cải, rau muống, ngưu bàng khi xào với mỡ lợn sẽ vô cùng thơm ngon.

Mỡ lợn có nhiều chất béo bão hòa và dưới dạng bán rắn ở nhiệt độ phòng, sau khi chiên sẽ rất giòn và không dễ bị mềm hoặc rỉ dầu. Hơn nữa, mỡ lợn chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao nên có khả năng chịu nhiệt tốt và ít tạo ra các chất có hại. Trong khi các dầu đậu nành và các loại dầu thực vật khác dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao và tạo ra nhiều chất có hại.

3. Ăn mỡ lợn có dễ tăng cân không?

Nếu so sánh số lượng tương đương thì mỡ lợn không dễ làm người ta tăng cân hơn dầu thực vật. Chỉ có một điều là khi mỡ lợn ở nhiệt độ phòng sẽ có trạng thái bán rắn, và so với dầu thực vật lỏng thông thường, nó có thể tăng hương vị của nhiều loại bánh và các món xào, dễ khiến người ta ăn nhiều hơn, và từ đó dễ gây ra tăng cân.

Mỡ lợn ở dạng bán rắn ở nhiệt độ phòng và có mùi thơm. So với dầu thực vật dạng lỏng thông thường, nó có thể cải thiện hương vị của các món ăn nhẹ khác nhau, làm cho bánh hạt vừng giòn hơn và các món xào thơm hơn nên mọi người dễ ăn hơn. Ăn nhiều như vậy đương nhiên sẽ tăng cân.

Do đó, nếu ăn mỡ lợn, hãy nhớ kiểm soát lượng sử dụng cho phù hợp.

4. Có nên dùng mỡ lợn thay thế dầu thực vật?

Hãy nhìn vào lịch sử phát triển của loài người, chúng ta có sẵn mỡ động vật hay dầu thực vật? Dầu thực vật là một sản phẩm của ngành công nghiệp và nó là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư vì có hàm lượng Omega 6 rất cao nếu không có vỏ Omega 3 gây viêm. Hầu hết các nghiên cứu của thế kỷ trước đã được chứng minh là sai về mặt dinh dưỡng.

Nghiên cứu sai lầm nghiêm trọng nhất chính là việc cho rằng: “Bệnh tim có liên quan với chất béo động vật bão hòa, từ đó con người chuyển sang sử dụng dầu thực vật. Các nhà sản xuất đã bắt đầu tạo ra hàng loạt sản phẩm từ dầu thực vật”.

mo lon va dau thuc vat
Có nên dùng mỡ lợn thay thế dầu thực vật? (Ảnh: MarkoBr/ Shutterstock)

Hãy nhìn vào sự thật của 50 năm qua. Những hướng dẫn về một chế độ ăn ít chất béo, nhiều carbs đã dẫn đến số lượng người mắc ung thư và bệnh tim tăng lên một cách đáng báo động.

Bệnh tim không phổ biến khi con người thường ăn bơ, bơ sữa bò, bơ sữa trâu, phô mai, cá và thịt béo. Sau đó, nghiên cứu sai lầm về mối tương quan giữa cholesterol và bệnh ung thư đã khiến thế giới chuyển sang chế độ ăn ít chất béo, nhiều carbohydrates (bao gồm hàm lượng đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm, chế phẩm từ sữa), cuối cùng nó tạo ra một thế hệ những người béo phì.

Những bí mật đằng sau các tuyên bố

Sau khi xem xét dữ liệu từ một nghiên cứu bắt đầu vào cuối những năm 60, với hơn 9.400 người từ một số bệnh viện tâm thần và viện dưỡng lão. Người ta thấy rằng việc chuyển từ mỡ động vật sang dầu thực vật có lợi cho cholesterol, xong lại không báo cáo rằng việc chuyển đổi có bất kỳ ảnh hưởng nào đến bệnh tim.

Tuy nhiên một nhóm tại Đại học Bắc Carolina và một số trường đại học khác đã phát hiện ra rằng toàn bộ tập dữ liệu và số liệu thống kê có rất nhiều sơ hở. Khi xem xét lại một cách cẩn thận, người ta phát hiện ra rằng: Những người ăn dầu thực vật có lượng cholesterol thấp hơn nhưng lại có nguy cơ đau tim cao hơn rất nhiều lần.

Tác giả nghiên cứu Daisy Zamora cho biết: “Khi xem xét kỹ hơn, chúng tôi nhận ra rằng một số phân tích quan trọng mà các nhà điều tra trước đó dự định thực hiện đã bị thiếu trong bài báo tổng thể. Nhóm nghiên cứu lập luận rằng do các dữ liệu ban đầu không đầy đủ đã dẫn đến những hướng dẫn sai lầm một cách nghiêm trọng về những loại dầu nên và không nên ăn.

Cô Zamora nói rằng: “Nhìn chung, nghiên cứu này khiến chúng tôi kết luận chắc chắn rằng việc công bố không đầy đủ dữ liệu quan trọng đã khiến cho việc người ta đánh giá quá cao lợi ích và bỏ qua những rủi ro tiềm ẩn của việc thay thế chất béo bão hòa bằng dầu thực vật giàu axit linoleic”.

Được biết, Axit linoleic axit béo omega-6 có một số nhược điểm lớn đối với sức khỏe con người. Bác sĩ David L. Katz, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Phòng chống Yale, cho biết: “Điều kỳ lạ ở đây chính là việc thay thế axit linoleic bằng chất béo bão hòa không xác định đã trở thành lỗi thời. Trong khi Axit linoleic là một omega-6, và rõ ràng là có nhiều vấn đề liên quan đến việc sử dụng quá nhiều omega-6, đặc biệt là chúng sẽ là cản trở việc sản xuất omega-3 chuỗi dài trong cơ thể.”

Trên thực tế, hai loại chất béo này cần được đưa vào cơ thể một cách cân bằng, nếu không omega-6 sẽ chiếm đoạt bộ máy cần thiết để tạo ra omega-3. Các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thức được mối nguy hiểm này từ lâu, rằng Omega-6 có liên quan đến tình trạng viêm tăng lên thay vì giảm. Tác hại của sự mất cân bằng axit béo và tình trạng dư thừa omega-6 sẽ là một vấn đề lớn của cơ thể.

Thậm chí, dầu hướng dương ở Hoa Kỳ đã được ‘nâng cấp’ thông qua nhân giống chọn lọc để tạo ra loại axit oleic cao (axit béo không bão hòa đơn cao). Điều tương tự hiện đang được thực hiện với dầu đậu nành và phiên bản axit béo không bão hòa đơn cao của loại dầu này sẽ sớm thay thế loại cũ. Tất cả điều này để nói rằng cộng đồng khoa học đã biết rõ những rủi ro của omega-6, do đó các ngành công nghiệp thực phẩm đã “điều chỉnh” sản phẩm của mình cho phù hợp.

Bằng chứng cho thấy việc thay thế chất béo bão hòa nói chung bằng một danh mục cân bằng chất béo không bão hòa từ nhiều loại thực phẩm là có lợi. Những thứ này không cung cấp lượng omega-6 dư thừa trong trường hợp này. Các dạng mất cân bằng khác nhau có xu hướng đại diện cho những cách ăn uống không tốt khác nhau. Tuy nhiên cơ thể cần và đáp ứng tốt với sự cân bằng này.

Thành phần chính của hầu hết dầu thực vật là chất béo không bão hòa đa (trong khi mỡ lợn rất giàu chất béo bão hòa). Dầu thực vật có độ ổn định kém và rất dễ bị oxy hóa, cho nên nó sẽ giải phóng vô số chất có hại khi đun nóng trong thời gian dài.

Các hãng sản xuất dầu thực vật nói về đủ các loại bệnh “cực nguy hiểm” như mỡ máu, mỡ gan, men gan, béo phì và tim mạch v.v là do mỡ thực động vật. Trong khi tất cả chủ yếu đều là do dầu thực vật gây ra.

5. Ai không thích hợp ăn mỡ lợn?

Những bệnh nhân tim mạch, mạch máu não, tiểu đường và những người có vấn đề về đường tiêu hóa nên tránh ăn mỡ lợn để tránh khiến tình trạng nặng thêm.

Đối với những người bệnh tim mạch, mạch máu não, ăn mỡ lợn sẽ làm tắc nghẽn mạch máu. Người bệnh tiểu đường có độ đàn hồi mạch máu kém cũng nên ăn ít mỡ lợn. Những người có vấn đề về đường tiêu hóa kém sẽ bị tiêu chảy nặng hơn sau khi ăn.

6. Mỡ lợn trong điều trị trung y

Khi nghiên cứu sách của đại danh y Tuệ Tĩnh, người ta thấy rằng tất cả các bài thuốc quan trọng của ông đều có thêm một miếng mỡ lợn. Ngoài ra người Trung Quốc từ xa xưa đã dùng mỡ lợn để làm sạch các mạch máu, trừ tam tiêu, thấp khí, trị bệnh lá lách và dạ dày.

Trong “Bản thảo cương mục” của danh y Lý Thời Trân có viết: “Mỡ lợn là một loại thuốc bổ rất tốt, không gây nóng trong người, có tác dụng thanh lọc cơ thể.”

Còn trong cuốn “Trửu hậu bàng” nói rằng mỡ lợn có thể trị viêm gan.

Dược Vương, Tôn Tư Mạc thì cho rằng mỡ lợn có thể giúp làm lưu thông khí huyết, tan máu cục và chữa trị mất trí nhớ.

Trúc Nhi t/h