Người bệnh tiểu đường nên ăn uống như thế nào là tốt nhất?
- Minh Ngọc
- •
Bệnh tiểu đường có mối liên hệ mật thiết với việc ăn uống, vì vậy quan trọng nhất là cần phải kiểm soát lượng thực phẩm ăn vào.
Vậy bệnh nhân tiểu đường nên chú ý những điều gì trong ăn uống hàng ngày? Những loại thực phẩm nào giúp giảm đường một cách hữu hiệu?
1. Ăn ít giúp kéo dài tuổi thọ
Có rất nhiều người bệnh tiểu đường đều khá mập, nếu không kiểm soát ăn uống thì sẽ khó kiểm soát được đường huyết và huyết áp so với những người có cân nặng bình thường. Đối với những người bệnh tiểu đường, đầu tiên cần “thu nhỏ” dạ dày, bằng cách thay đổi lượng thực phẩm ăn vào và mức vận động.
Nếu mỗi ngày đều ăn ít đi, những người có dạ dày khá lớn sẽ dần thu nhỏ về mức bình thường. Sau khi giảm cân, tuổi thọ sẽ tăng lên tương ứng. Nghiên cứu lâm sàng nhận thấy rằng nếu giảm được 5 kg, đường huyết và huyết áp sẽ có sự thay đổi tích cực.
2. Thưởng thức các món ăn ngon một cách có chừng mực
Có rất nhiều người bệnh tiểu đường không dám ăn đường, vừa phải đè nén mong muốn ăn ngon, vừa cảm thấy mình rất khổ sở. Thật ra thì vẫn có thể thưởng thức các món ăn ngon, như bánh kem bơ, sôcôla bơ… khi thèm cũng có thể ăn một miếng, thậm chí là ăn hai miếng, nhưng tuyệt đối không được ăn một đĩa.
Ngoài ngon miệng, đường và dầu cũng có tính gây nghiện nhất định, nếu bạn không có khả năng tự kiểm soát mình, hôm nay ăn một miếng, ngày mai ăn hai miếng, một tháng ăn cả đĩa thì vài tháng sau sẽ thấy hậu quả, vì vậy nhất định phải biết kiểm soát bản thân, ăn có chừng mực, có như vậy thì bạn sẽ vừa có thể thưởng thức các món ngon, mà cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến đường huyết.
3. Khống chế tốt cơn đói, đường huyết sẽ ổn định
Đối với các bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát sự thèm ăn khá dễ, nhưng cơn đói thì lại rất khó khống chế được. Dù vậy, nếu bạn không kiểm soát được cơn đói thì có khả năng những gì bạn cố gắng trước đó đều bỏ phí.
Đầu tiên, người bệnh tiểu đường nên ăn ít và chia thành nhiều bữa và hãy ăn trước khi có cảm giác đói. Ví dụ như, bạn thường sẽ có cảm giác đói vào khoảng 3 giờ chiều, vậy thì có thể ăn một chút bánh quy, bánh mì nguyên cám v.v… vào lúc 2 giờ rưỡi, vậy thì đến 3 giờ sẽ không có cảm giác đói nữa, đường huyết cũng sẽ ổn định.
Thứ hai, nên ăn những loại thức ăn ít calo, chứa nhiều chất xơ, ví dụ như rau xanh hoặc hạt thô thay cho các loại bột để no lâu, nhờ đó sẽ không có cảm giác đói sớm.
4. Cách ăn để giảm đường
– Thêm một chút thành phần khác vào cơm
Người bệnh tiểu đường sẽ dễ bị tăng đường huyết sau khi ăn cơm, nhưng nếu thêm một số thành phần hoặc gia vị khác vào cơm hoặc cháo sẽ có hiệu quả giảm đường.
Ví dụ: thêm vào cơm các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu ván, các loại rau củ như đậu hà lan, cà rốt cắt hạt lựu, củ cải cắt miếng v.v…, hoặc các loại hạt thô có nhiều chất xơ như lúa mạch, ngô, yến mạch, nếp… nhằm giảm tốc độ tiêu hóa, tránh hấp thụ cơm quá nhanh khiến insulin không kịp phát huy tác dụng, dẫn đến đường huyết tăng cao.
– Ăn hành tây
Hành tây có chứa thành phần chất hữu cơ có tác dụng giảm đường huyết như tolbutamide, khi đi vào cơ thể sẽ tạo ra quercetin có tác dụng lợi tiểu và hỗ trợ tế bào sử dụng glucose một cách hữu hiệu hơn.
Hành tây được chia làm 3 loại vỏ trắng, vàng và tím, hành tây tím giàu thành phần dinh dưỡng nhất và giúp giảm đường huyết hữu hiệu nhất. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 25~50 gam hành tây trong mỗi bữa ăn để giảm đường huyết.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa bệnh tiểu đường Chăm sóc sức khỏe Hạ đường huyết Thực phẩm tốt cho sức khỏe