Cúm mùa: Các thông tin cơ bản và 9 dấu hiệu cần nhập viện
- Tú Liên
- •
Mùa đông xuân với thời tiết lạnh giá là thời điểm bùng phát các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là cúm mùa. Theo Bộ Y tế, năm 2024 đã có 289.876 ca mắc mới và 8 ca tử vong do cúm mùa. Trong những tháng đầu năm mới, nhiều bệnh viện đã tiếp nhận số ca cúm mùa gia tăng mạnh mẽ. Bệnh nhìn chung không nguy hiểm nhưng có thể gây ra một số biến chứng nặng nề. Vì vậy, điều quan trọng là cần nắm được các thông tin cơ bản về cúm mùa và dấu hiệu cần nhập viện để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Số ca mắc cúm mùa đang gia tăng trong điều kiện thời tiết chuyển lạnh đột ngột. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Cúm mùa là gì?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây lan nhanh qua không khí khi người nhiễm nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần với người khác. Virus cúm mùa có 4 chủng là A,B,C,D. Tại Việt Nam, các chủng virus cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng của cúm mùa thường xuất hiện đột ngột, có thể thay đổi từ nhẹ đến nghiêm trọng. Những triệu chứng phổ biến của cúm mùa bao gồm:
- Sốt cao từ 38°C đến 40°C.
- Ho khan, nhưng có thể có đờm nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc trở nên nặng hơn.
- Đau rát họng.
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
- Đau nhức toàn thân, đặc biệt là ở cơ và khớp.
- Mệt mỏi, uể oải, đôi khi có thể kéo dài nhiều tuần sau khi các triệu chứng khác đã thuyên giảm.
- Đau đầu, đặc biệt là khi sốt cao.
- Ớn lạnh và ra mồ hôi khi sốt bắt đầu giảm.
- Buồn nôn hoặc tiêu chảy ở trẻ em.
Các biến chứng nguy hiểm
Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ, người bệnh hồi phục sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, đối với người già, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già, phụ nữ mang thai, những người có bệnh nền, cúm mùa có thể diễn biến nặng, gây biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng gao gồm:
- Suy hô hấp
- Viêm phổi
- Viêm thanh khí phế quản
- Viêm tai giữa (trẻ em)
- Viêm não
- Viêm cơ tim
- Nhiễm khuẩn thứ phát
- Làm trầm trọng hơn các bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong
9 dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Cách phòng ngừa bệnh
Theo Bộ Y tế, các phương pháp phòng bệnh cúm mùa bao gồm:
– Phòng bệnh chung:
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm.
- Tăng cường rửa tay.
- Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
- Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
- Tăng cường sức đề kháng.
– Phòng lây nhiễm từ người bệnh:
- Cách ly người bệnh ở buồng riêng.
- Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị.
- Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh.
– Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm với các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm cúm.
– Dự phòng bằng thuốc kháng virus Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao bị biến chứng do cúm có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm.
Ai có nguy cơ cao mắc cúm mùa?
Những đối tượng sau đây thuộc nhóm nguy cơ cao bị nhiễm cúm mùa và các biến chứng nặng do cúm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi.
- Người cao tuổi (trên 65 tuổi).
- Phụ nữ mang thai.
- Người có bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi (bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD), bệnh thận, và các bệnh lý về miễn dịch.
- Người có hệ miễn dịch yếu như đang điều trị ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Người béo phì.
- Nhân viên y tế và những người tiếp xúc với nhiều người (như giáo viên, công nhân).
Để hạn chế tối đa sự lây lan bệnh và các hậu quả nghiêm trọng do cúm mùa, điều quan trọng là cần thực hiện thật tốt các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo và tìm kiếm điều trị y tế kịp thời khi cần thiết.
Từ khóa bệnh hô hấp virus cúm
![](https://trithucvn2.net/wp-content/themes/trithucvn_v2/images/ajax-loader.gif)