3 nguồn tài trợ lớn vào hệ thống Đại học Mỹ gây lo ngại nhất
- Trình Văn
- •
Một thăm dò gần đây cho thấy, nguồn tài trợ hàng đầu cho các trường đại học Mỹ đáng lo ngại nhất đến từ 3 nước: Trung Quốc, Ả Rập Xê-út và Qatar. Người Mỹ cũng có xu thế lo lắng những khoản tiền nước ngoài này sẽ ảnh hưởng đến những gì con họ được học trên lớp.
Một cuộc thăm dò được tổ chức phi lợi nhuận Lawfare Project của Mỹ chuyên theo dõi các vấn đề trong khuôn viên trường thực hiện vào tháng Chín năm nay, cho thấy 60% người Mỹ chưa từng quan tâm về quỹ nước ngoài tài trợ cho các trường đại học Mỹ; 70% người Mỹ lo lắng các khoản đóng góp từ nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến việc giảng dạy và nội dung nghiên cứu của các trường đại học Mỹ.
Trong số các nguồn tài trợ lớn cho các trường đại học Mỹ, 70% người Mỹ lo lắng về các khoản đóng góp đến từ nguồn tài trợ liên quan Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc/ĐCSTQ), 65% lo lắng về Ả Rập Xê Út và 57% lo lắng về Qatar. Nhưng đối với nguồn tài trợ lớn từ các nước khác, số người Mỹ lo ngại tương tự chưa đến 50%, chẳng hạn như Ấn Độ là 48%, Nhật Bản là 44%, Vương quốc Anh là 31%, Canada và Thụy Sĩ là 30%.
80% số người được hỏi trong cuộc khảo sát bày tỏ ủng hộ việc Quốc hội ban hành luật nghiêm ngặt yêu cầu các trường đại học Mỹ công khai và minh bạch nguồn gốc và việc sử dụng mọi khoản đóng góp từ nước ngoài.
Dù số tiền lớn từ nước ngoài tài trợ vào nhiều trường đại học Mỹ đã làm dấy lên lo ngại từ Quốc hội Mỹ cũng như tổ chức “Lawfare Project” và các nhóm khác, nhưng công chúng Mỹ và các bậc cha mẹ không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này. Một phần lý do là các trường học Mỹ không công khai tình trạng tài trợ của họ, thậm chí trong nhiều trường hợp còn cố tình che giấu mối quan hệ của họ với các nước thù địch đối với Mỹ. Trong khi những nước thù địch đó coi hệ thống học thuật của Mỹ là địa bàn chính để tuyên truyền và xâm nhập.
Ví dụ hiện diện của Qatar trong hệ thống học thuật của Mỹ khiến các bậc cha mẹ của Mỹ lo lắng vì họ biết rằng nước vùng Vịnh nhỏ bé này có mối liên hệ sâu sắc với Iran và các tổ chức khủng bố như Hamas và Taliban.
Theo tờ Washington Free Beacon, Qatar đã chi hàng tỷ USD để thực hiện công tác tuyên truyền tại ít nhất 28 trường Đại học Mỹ, làm dấy lên lo ngại rằng những khoản quyên góp đó vi phạm luật pháp Mỹ. Lập trường bài Do Thái và chống Israel ở nhiều trường của Mỹ đã tăng lên hàng năm, và có quan điểm cho rằng chính nguồn tài trợ nước ngoài đã thúc đẩy các phong trào này, bao gồm cả Đại học Bắc Carolina và Đại học Duke – hai trường Đại học bị cuốn vào cuộc tranh cãi kéo dài về những tài trợ từ Qatar liên quan đến chủ nghĩa bài Do Thái.
Nhưng gây lo lắng nhất vẫn là nguồn tài trợ liên quan ĐCSTQ, vì việc trường Đại học Mỹ nhận tiền tài trợ từ đây sẽ tạo cơ hội cho phép ĐCSTQ thâm nhập vào Mỹ và gây ảnh hưởng lên nước Mỹ, vốn dĩ các trường Đại học Mỹ vẫn bị xem là nơi chủ yếu mà ĐCSTQ thực hiện đánh cắp các kết quả nghiên cứu tiên tiến và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Vào tháng 8/2020, Ủy ban Giám sát và Cải cách của Hạ viện Mỹ đã yêu cầu 6 trường Đại học Mỹ (gồm Harvard, Yale, Pennsylvania, Chicago, New York và Đại học Delaware) tiết lộ bất kỳ khoản tài trợ và quà tặng nước ngoài nào vượt quá 250.000 đô la Mỹ, lý do được đưa ra là vì “an ninh quốc gia bị đe dọa”.
Vào tháng 7/2020, “Trung tâm Ash về Quản trị Dân chủ và Đổi mới” của Viện Chính phủ Kennedy thuộc Đại học Harvard, đã công bố kết quả thăm dò, cho thấy sự hài lòng của người dân Trung Quốc đối với chính quyền ĐCSTQ cao tới 93,1% , điều này đã khiến ĐCSTQ vô cùng phấn chấn tuyên truyền khắp nơi. Trong cùng tháng, ông chủ nhiệm khoa Hóa học của Đại học Harvard là Charles Lieber chính thức bị Bộ Tư pháp Mỹ truy tố vì đã tham gia vào “Dự án Ngàn Nhân tài” của ĐCSTQ và nói dối Chính phủ Mỹ.
Trình Văn, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Đại học Mỹ Giáo dục Mỹ Chicago Dòng sự kiện Pennsylvania Harvard Yale Delaware new york