5 chiến trường không khói súng chống lại Tổng thống Trump
- Lý Hạo
- •
Mới đây, Tổng thống Donald Trump đã chia sẻ lại một đoạn video trên kênh Twitter của mình. Trong video là cảnh một con sư tử bị đàn linh cẩu vây quanh, chỉ chực chờ tìm kẽ hở để lao vào cắn xé. Trên thực tế, bản thân ông Trump cũng đang phải đối diện với tình trạng bạo lực tương tự từ 5 chiến trường không khói súng.
So much truth! https://t.co/KGBQDEPEkV
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) November 27, 2020
Bạo lực 1: Bạo lực băng đảng
Nói một cách đơn giản, bạo lực băng đảng là việc sử dụng các thủ đoạn uy hiếp, đe dọa và thậm chí là bạo lực thân thể mà các băng nhóm thường dùng để ép buộc nạn nhân tuân theo các yêu cầu hoặc mệnh lệnh mà chúng đưa ra. Những trường hợp như vậy thường xảy ra giữa các quan chức và những người tố cáo gian lận.
Ví dụ, vào tối ngày 23/11, Giám đốc Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Mỹ (GSA), bà Emily Murphy, người chịu trách nhiệm về việc chuyển giao quyền lực, đã viết một lá thư chính thức thông báo cho ông Biden rằng ông có thể bắt đầu tiếp cận một số nguồn lực chuyển giao liên quan. Tuy nhiên, trong bức thư này, bà Murphy cũng nói rõ ràng với ông Biden rằng, bà đã đưa ra quyết định trì hoãn chuyển giao quyền lực một cách độc lập, do đó, bản thân bà, gia đình và thậm chí cả thú cưng của bà đã phải chịu nhiều mối đe dọa đến sự an toàn. Những đe dọa này đến từ Internet, cuộc gọi điện thoại và email.
Ngoài ra, tại bang Michigan, cử tri Norm Shinkle của đảng Cộng hòa, người từ chối chứng nhận kết quả bầu cử cũng cho biết, ông và gia đình không chỉ bị đe dọa bởi hàng loạt cuộc điện thoại nặc danh, mà thậm chí còn xuất hiện 20 hoặc 30 người đến bãi cỏ nhà ông vào ban đêm để trực tiếp đe dọa và quấy rối.
Những đe dọa này cũng xảy ra đối với người tố giác. Ví dụ trường hợp của anh Richard Hopkins, người đứng ra làm chứng chống lại lệnh của giám đốc Bưu điện hạt Erie, Pennsylvania về việc sửa lùi ngày trên dấu bưu điện của các phiếu bầu được thu thập vào ngày 4/11 hoặc muộn hơn. Các đặc vụ liên bang đã đe dọa và yêu cầu Hopkins thay đổi lời nói và rút lại cáo buộc, và còn nói rằng “có sự tham gia của thượng nghị sĩ và Bộ Tư pháp” đằng sau “băng đảng” của họ.
Chưa dừng lại ở đó, ngày 24/11, luật sư Lin Wood trong đội ngũ pháp lý của tổng thống Trump còn đưa ra lời cảnh báo trên Twitter, rằng tổ chức cực đoan Antifa đe dọa, nếu vào Chủ nhật này, tức là trước ngày 29/11, ông Trump không tuyên bố chấp nhận thua cuộc, Antifa của họ sẽ phát động chặn phá trên đường phố ở các khu vực của phe bảo thủ, hơn nữa còn nhấn mạnh rằng họ “có vũ khí.”
Đây chỉ là một vài ví dụ. Khả năng sẽ có nhiều bạo lực kiểu băng đảng xuất hiện trên khắp nước Mỹ.
Bạo lực 2: Bạo lực công nghệ
Bạo lực công nghệ, chính là sử dụng các phương tiện công nghệ cao để cưỡng bức can thiệp vào kết quả bầu cử. Nhắc đến hình thức bạo lực này, có thể mọi người sẽ nghĩ ngay đến can thiệp gian lận đối với các máy bỏ phiếu điện tử, bao gồm hệ thống bỏ phiếu của các công ty như Dominion, Smartmatic và Scytl… Đây là những công ty đã bị cáo buộc can thiệp bầu cử, có liên quan đến nghi vấn giả mạo phiếu bầu, chuyển đổi phiếu bầu, và lật ngược vị trí dẫn đầu có lợi cho ông Biden chỉ sau một đêm.
Một loại bạo lực công nghệ khác có liên quan đến các kênh truyền thông xã hội quen thuộc, bao gồm Facebook, Twitter, YouTube và thậm chí cả trang tìm kiếm Google. Các ông lớn công nghệ này đã phát động các cuộc kiểm duyệt quy mô lớn đối với các phát ngôn về bầu cử, đây đều là các hành động trước nay vốn rất hiếm hoi được thực hiện. Bề ngoài là thẩm tra và lọc những thông tin bầu cử sai sự thật, nhưng thực tế là kiểm duyệt và xóa những tin tức và nghi vấn gian lận bầu cử không có lợi cho nhóm ông Biden.
Ví dụ: sau khi vụ bê bối dính líu đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Hunter Biden bị phanh phui, mạng xã hội đã chặn hoàn toàn các phát biểu liên quan, Twitter thậm chí chặn luôn tài khoản của tờ New York Post, và còn đe dọa rằng trừ khi New York Post xóa các báo cáo chống lại ông Biden, nếu không, tài khoản sẽ không được bỏ chặn.
Những hành động ngạo mạn như vậy của Twitter đã và đang công khai hạn chế quyền tự do ngôn luận và công khai thách thức các quyền của công dân được Hiến pháp bảo đảm. Đối với Facebook, YouTube, v.v., cũng đã có nhiều trường hợp bị chặn và kiểm duyệt ngôn luận ở các mức độ khác nhau. Thông qua việc sử dụng bạo lực công nghệ, truyền thông xã hội đã tự biến mình thành cảnh sát tư tưởng, thanh trừng các bài phát biểu trên mạng và tự biến mình thành tay sai của phe cánh tả.
Bạo lực 3: Bạo lực hành chính
Bạo lực hành chính, là cách mà các quan chức chính phủ ở tất cả các cấp của phe cánh tả can thiệp để tác động đến kết quả bầu cử thông qua các quyền lực hành chính của họ.
Ví dụ, luật sư Powell đã từng công khai chỉ trích việc Giám đốc CIA và Giám đốc FBI từ lâu đã biết rằng máy bỏ phiếu có vấn đề và đã nhìn thấy bằng chứng gian lận bầu cử, nhưng họ không hề báo cáo, không có bất kỳ hành động hay tham gia vào cuộc điều tra. Động cơ đằng sau nghi vấn này là không hề đơn giản.
Luật sư Powell cũng tiết lộ rằng một số người trong Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, cùng với Thượng nghị sĩ chủ trương chủ nghĩa xã hội Bernie Sanders, dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez (AOC) đã liên hệ hàng trăm người qua điện thoại huấn luyện họ cách thức “phá hoại và lật đổ” chính phủ hiện có.
Ngoài ra còn có một bạo lực hành chính lớn khác nữa, đó là nhiều bang mà phe Dân chủ kiểm soát đã mạnh mẽ thúc đẩy hình thức bỏ phiếu qua bưu điện, kết quả dẫn đến tranh cãi nghiêm trọng về phiếu bầu qua thư như hiện nay.
Tất nhiên, việc sử dụng hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện là cân nhắc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, điều này cũng dễ hiểu, tuy nhiên nhiều bang lần này lại không nghiêm túc cẩn thận trong việc quảng bá hình thức phiếu bầu qua bưu điện, họ không cập nhật danh sách cử tri và gửi phiếu đi một cách bừa bãi. Xuất hiện hiện tượng lạm phát phiếu bầu, có nhiều người nhận được rất nhiều phiếu, ngay cả những người đã chết, những người không đăng ký bầu cử, thậm chí không phải là công dân cũng nhận được phiếu bầu.
Ngoài ra, nhiều bang cũng ra lệnh không cần xác minh danh tính của cử tri, thậm chí lệnh cho sửa ngày đóng dấu bưu điện để những lá phiếu trễ hạn “cải tử hồi sinh” và trở thành lá phiếu hợp lệ. Đây đều là bạo lực hành chính của các quan chức chính quyền các cấp, sử dụng quyền lực hành chính của mình để cưỡng bức can thiệp vào cuộc bầu cử.
Bạo lực 4: Bạo lực tư pháp
Bạo lực tư pháp, nói một cách đơn giản, là việc sử dụng các phương pháp khác nhau liên quan đến tư pháp để can thiệp bầu cử hoặc ngăn chặn nhóm chiến dịch TT.Trump truy vấn hoặc nộp đơn kiện về gian lận bầu cử.
Ví dụ, Tòa án tối cao bang chiến trường Pennsylvania đã đồng ý rằng ngày chấp nhận phiếu bầu muộn nhất có thể được kéo dài thêm ba ngày, nhưng động thái này ngay lập tức bị công tố viên Ken Starr chỉ ra là một “hành động vi hiến”. Bởi vì chỉ có cơ quan lập pháp tiểu bang mới có quyền quyết định ngày bầu cử, và quyền tư pháp không thể đè lên quyền lập pháp.
Ngoài ra, nhiều vụ kiện của nhóm chiến dịch TT.Trump đã bị tòa án bác bỏ. Không biết là đã có bao nhiêu vụ kiện bị bác bỏ vì “không đủ bằng chứng” hay vì “tính toán chính trị”. Dù sao thì bạo lực tư pháp dạng này khá rắc rối và mờ đục, hơn nữa lại rất chuyên nghiệp, do đó không dễ để ngoại giới có thể nhận thấy.
Ngoài ra, sau khi gia nhập nhóm của ông Trump, một số luật sư đã bị các công ty luật khác quấy rối và uy hiếp, đồng thời họ phải đối mặt với các mối đe dọa về tính mạng và tài chính. Đây đều là biểu hiện của bạo lực tư pháp.
Bạo lực thứ năm: Bạo lực truyền thông
Bạo lực truyền thông có lẽ cũng không cần phải giải thích nhiều, bởi vì hầu như mỗi ngày, mọi người đều có thể nhìn thấy đủ các loại bạo lực và bắt nạt của các kênh truyền thông cánh tả chống lại nhóm của Tổng thống Trump. Bạo lực truyền thông được sử dụng rộng rãi nhất trong cuộc bầu cử này và có thể được chia thành nhiều loại:
Đầu tiên, tấn công Tổng thống Trump và đàn áp cuộc bầu cử. Trước Ngày bầu cử, các thể loại thăm dò được truyền thông cánh tả phát hành hầu như mỗi ngày, ví dụ như ông Biden đã bỏ xa ông Trump, thậm chí dẫn đầu với hai con số. Nhưng thực tế kết quả kiểm phiếu cuối cùng, khoảng cách giữa hai bên cũng chỉ là khoảng chừng 3%, mà thực ra 3% này vẫn là kết quả của gian lận và thao túng bầu cử.
Nói cách khác, những cuộc thăm dò trên truyền thông cánh tả này là hoàn toàn không chính xác, chúng nên được gọi là “cuộc thăm dò trấn áp”, chính là lợi dụng dữ liệu khoa học giả mạo để làm vũ khí dư luận tấn công tổng thống Trump và khiến mọi người mất niềm tin vào ông.
Thứ hai, hướng dẫn dư luận và chuyển trọng tâm. Trước cuộc bầu cử, khi vụ bê bối của gia đình Biden bị phanh phui, giới truyền thông cánh tả đều lờ đi và không hề lên tiếng. Nhưng ngược lại, sau Ngày bầu cử, khi ngoại giới đặt nghi vấn về yếu tố gian lận, các kênh truyền thông cánh tả rối rít ra mặt, tuyên bố rằng tất cả những cáo buộc gian lận là “vô căn cứ”, “thiếu chứng cớ”, nhằm loại bỏ mọi lời xì xào nghi ngờ “chiến thắng” của ông Biden.
Thứ ba là “tự chủ phong vương”, cướp ép chiếm đoạt quyền lực. Bất chấp những tranh cãi đối với bầu cử còn chưa kết thúc và việc kiểm phiếu còn đang trì hoãn, ngay từ ngày 7/11, các kênh truyền thông cánh tả đã đồng loạt cao giọng tuyên bố “chiến thắng” của ông Biden. Ông Biden cũng phối hợp nhịp nhàng, ngay lập tức “tự xưng” trúng cử, điều này làm cho tranh cãi lại càng thêm gay gắt.
Tuy nhiên, xin lưu ý rằng vào thời điểm này, trong khi không chỉ các cuộc bầu cử chưa kết thúc mà một số vụ kiện đã thu được kết quả, nhưng giới truyền thông đã cưỡng chế dàn dựng “màn phong vương” “kỳ dị” cho ông Biden. Đây là biểu hiện thô thiển của việc coi thường các thủ tục hiến pháp và quy tắc dân chủ của truyền thông cánh tả. Về cơ bản đây là một cuộc đảo chính, bầu cử là giả dối nhưng chiếm quyền thì là mạnh tay làm thật.
Thứ tư, ép Tổng thống Trump thừa nhận thất bại, đồng thời đả kích những người ủng hộ ông. Sau cuộc bầu cử, các kênh truyền thông cánh tả bao gồm CNN, tiếp tục sử dụng tin tức nặc danh để dàn dựng một loạt báo cáo thiếu độ tin cậy, vô cùng “lá cải” như “Trump cân nhắc thừa nhận thất bại” và “gia đình thuyết phục Trump thừa nhận thất bại”, và thậm chí có thông tin phóng đại rằng Ivanka đã thuyết phục ông Trump thừa nhận thất bại. Những tin tức này sau đó đã bị các bên liên quan phủ nhận.
Trên thực tế, bất cứ ai hiểu tính cách của Tổng thống Trump đều biết rằng ông không bao giờ dễ dàng từ bỏ, đặc biệt là khi bảo vệ nhiệt tình quốc gia của mình, ông sẽ không nhân nhượng.
Thứ năm, gây áp lực chia rẽ nội bộ phe tổng thống. Kể từ sau cuộc bầu cử, các kênh truyền thông cánh tả liên tục tung tin rằng một số người trong Đảng Cộng hòa hoặc trong phe ông Trump muốn thuyết phục tổng thống thừa nhận thất bại, hoặc một số người phản đối tổng thống tái đắc cử.
Ngay cả phóng viên Carl Berstein, người đã trở nên nổi tiếng khi đưa tin về vụ bê bối Watergate khiến Tổng thống Nixon phải từ chức, gần đây cũng nhảy ra tuyên bố rằng có 21 thượng nghị sĩ trong Đảng Cộng hòa “không bao giờ ủng hộ Trump”. Do đó, nhiều thượng nghị sĩ được nêu tên lập tức phản bác, chỉ trích Bernstein đúng là “không biết mình đang nói cái gì”.
Trên thực tế, loại phóng sự này là một vũ khí dư luận hòng xào xáo, chia rẽ nội bộ những người ủng hộ Tổng thống Trump. Đây chính là một thủ đoạn đấu tranh điển hình của Đảng Cộng sản, trước hết là “khích bác ly gián”, sau đó là “chia để trị”.
Theo Lý Hạo, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Donald Trump Bầu cử Mỹ bầu cử tổng thống Mỹ 2020 Dòng sự kiện