69 nghị sĩ của các nước G7 ký thư chung kêu gọi ngăn chặn hiểm họa Trung Quốc
- Y Bình
- •
Ngày 25/1 vừa qua có 69 nghị sĩ của nhóm 7 nước công nghiệp tiên tiến (G7: Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Anh) đã ký một lá thư chung, kêu gọi các lãnh đạo G7 hãy đoàn kết tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay (từ ngày 11 – 13/6) và có lập trường cứng rắn chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Phát ngôn viên chính của bức thư này là dân biểu Mỹ Anthony Gonzalez và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Liên bang Đức Norbert Röttgen. Phần đầu bức thư ký ngày 25/1/2021 nêu rõ: “Thưa Tổng thống Biden, Thủ tướng Merkel, Thủ tướng Yoshihide Suga, Tổng thống Macron, Thủ tướng Johnson, Thủ tướng Conte, Thủ tướng Trudeau, niềm tin vào nền dân chủ đoàn kết xã hội chúng ta… Vì những gì họ (ĐCSTQ) đang làm gây ảnh hưởng chưa có tiền lệ đối với chính trị toàn cầu và xã hội của chúng ta, G7 phải bảo vệ các nguyên tắc dân chủ của niềm tin chung của chúng ta”.
Full list of signatories from the United States, Canada, Japan, Germany, France, the UK, Italy and the European Parliament. @TomTugendhat @StewartMcDonald pic.twitter.com/FtstrkGNlG
— Norbert Röttgen (@n_roettgen) January 25, 2021
Quan điểm: Không muốn gây thù địch, nhưng ủng hộ một thái độ thực tế về Trung Quốc
Bức thư này được gửi tới các nhà lãnh đạo của Nhóm G7 nhằm vào Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay được tổ chức từ ngày 11 – 13/6 tại khu nghỉ mát của Vịnh Carbis ở bờ sông ở phía tây nam của nước Anh. Trong một tuyên bố, người phát ngôn Gonzalez cho biết: “Mối đe dọa của ĐCSTQ là thách thức chính sách đối ngoại lớn nhất trong thời đại của chúng ta. Những đe dọa này không chỉ ảnh hưởng đến đất nước chúng của mỗi chúng ta mà còn ảnh hưởng đến đồng minh dân chủ đáng tin cậy nhất của chúng ta trên thế giới”.
Trước đó chủ tịch Norbert Röttgen của Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Liên bang Đức đã tuyên bố: “Chúng tôi không muốn gây thù địch, nhưng ủng hộ một thái độ thực tế đối với Trung Quốc (ĐCSTQ)”. Ông nhấn mạnh việc ĐCSTQ vận dụng có chọn lọc luật pháp quốc tế và hành động hung hăng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là thách thức lớn nhất đối với trật tự quốc tế kể từ Thế chiến thứ 2. Ông kêu gọi: “Để thực hiện chiến lược chung của thế giới tự do nhằm ứng phó Trung Quốc (ĐCSTQ), tất cả chúng ta phải nhượng bộ để đoàn kết. Để bảo vệ giá trị cốt lõi tự do của hệ thống quốc tế, điều này (nhượng bộ để đoàn kết) là đáng giá”.
Các vấn đề trọng tâm trong thư
Các nhà lập pháp cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 đoàn kết và lập kế hoạch chống lại “các hành động đối nội và đối ngoại không phù hợp với chuẩn mực quốc tế” của ĐCSTQ. Bức thư xác định một số vấn đề liên quan ĐCSTQ, bao gồm vấn đề quy chuẩn kỹ thuật trong khoa học – công nghệ, dịch viêm phổi Vũ Hán, vấn đề nhân quyền, căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Về khía cạnh khoa học – công nghệ: các nước dân chủ không nên dựa vào ĐCSTQ để có được các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo và 5G và các phương tiện truyền thông không dây khác thuộc thế hệ tiếp theo. Các nước cần hợp tác đặt ra tiêu chuẩn thống nhất để có thể phát triển toàn diện mà không gây tổn hại đến lợi ích an ninh.
Về đại dịch viêm phổi Vũ Hán: ĐCSTQ đã làm suy yếu quản trị quốc tế, phá hỏng hoạt động bình thường của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và “che giấu thông tin quan trọng khi bắt đầu đại dịch”. Có bằng chứng cho thấy virus này có nguồn gốc từ Vũ Hán – Trung Quốc, sau đó lây lan khắp thế giới; cũng có chứng cứ rõ ràng về sự che của ĐCSTQ khi mới bùng phát virus, nhưng ban đầu WHO đã phụ họa Bắc Kinh tuyên bố rằng virus không lây nhiễm, phớt lờ cảnh báo qua email của Đài Loan. Thư cảnh báo: “Để chuẩn bị tốt trong việc ngăn chặn các đợt bùng phát trong tương lai, chúng tôi cho rằng cần phải tiến hành các cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của virus.”
Về nhân quyền: Các nhà lập pháp lên án ĐCSTQ đã đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số khác, ước tính hiện có 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ ở Tân Cương. Vào ngày 19/1, cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố rằng cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác đã cấu thành “tội ác diệt chủng và chống lại loài người”. Đề nghị các nước thành viên G7 cùng nhau phản ứng yêu cầu Trung Quốc (ĐCSTQ) chịu trách nhiệm về việc đàn áp các dân tộc thiểu số và tín đồ tôn giáo.
Y Bình
Xem thêm:
Từ khóa G7 Dòng sự kiện tội ác diệt chủng Trung Quốc