Anh: Thành phố Tower Hamlets tổ chức điều trần về việc ĐCSTQ xây dựng ‘siêu đại sứ quán’
- Theo RFI
- •
Hôm 17/2, Hội đồng thành phố Tower Hamlets nước Anh tiếp tục phiên điều trần về việc người dân phản đối cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng ‘siêu đại sứ quán’, địa điểm xây dựng trên địa chỉ cũ của Xưởng đúc tiền Hoàng gia (Royal Mint Court).
Theo thủ tục, nếu không có ai nộp đơn lên Tòa án tối cao Anh xin xem xét tư pháp, Phó Thủ tướng Anh Angela Rayner trong thời hạn nửa đầu năm nay sẽ quyết định có chấp thuận kế hoạch cho xây dựng siêu đại sứ quán của ĐCSTQ tại địa chỉ trên hay không. Nếu hành động pháp lý của người dân Tower Hamlets hiện nay được chấp thuận, kế hoạch xây dựng vốn đã bị trì hoãn 6 năm này có thể sẽ tiếp tục bị hoãn lại trong nhiều năm.
Vì lý do an ninh, 100 cư dân Tower Hamlets sống gần địa điểm ban đầu của xưởng đúc tiền đã phản đối việc ĐCSTQ xây dựng siêu đại sứ quán tại đây. Trước đó họ đã phát động một chiến dịch gây quỹ cộng đồng cho hoạt động kiến nghị lên Tòa án Tối cao Anh, hiện đã huy động được hơn 80% số tiền, vì vậy khả năng đạt được mục tiêu là rất cao.
Người dân cho biết số tiền gây quỹ sẽ giúp họ nộp đơn xin Tòa án cấp cao xem xét lại toàn bộ quá trình và các hành động tương ứng của các công chức. Họ lập luận rằng hành động pháp lý của họ là cần thiết “vì Chính phủ Anh có nghĩa vụ bảo vệ công dân Anh, nhưng chúng tôi tin rằng điều này đã bị bỏ qua”.
Điều đáng chú ý là giám sát tư pháp ngầm Robert Jenrick của Đảng Bảo thủ – người phản đối việc xây dựng này – đã viết thư cho chủ trì phiên điều trần là Ủy viên giám sát kế hoạch. Ông chất vấn về vấn đề thiếu minh bạch của quá trình cảnh sát London thay đổi lập trường, yêu cầu triệu tập các nhân chứng từ các sở ban ngành liên quan của Chính phủ, cũng yêu cầu hồ sơ liên lạc giữa Chính phủ Công Đảng và cảnh sát, nhưng đã bị Ủy viên từ chối với lý do là “không cần thiết”. Nếu nhóm cư dân liên quan thành công nộp đơn xin xét xử tư pháp, thì khi đó các thông tin liên quan có thể được yêu cầu minh bạch.
Thay đổi lập trường khi Công Đảng lên nắm quyền
Năm 2018, ĐCSTQ đã mua lại khu đất gần địa chỉ cũ của khu di tích lịch sử Xưởng Đúc tiền Hoàng gia Anh cùng hơn 20.000 mét vuông đất xung quanh đó để xây dựng đại sứ quán mới lớn nhất châu Âu, nhưng đã 2 lần bị Quốc hội địa phương từ chối.
Dữ liệu công khai cho thấy lý do phản đối của người dân địa phương, cảnh sát và các cơ quan an ninh Anh, đều liên quan đến rủi ro an ninh quốc gia và công cộng. Nhà chức trách Anh lo ngại rằng đại sứ quán sẽ trở thành căn cứ cho hoạt động gián điệp, giám sát, đàn áp xuyên biên giới và hoạt động cảnh sát ngầm khổng lồ của ĐCSTQ; đặc biệt là vấn đề có những tuyến cáp thông tin liên lạc quan trọng chạy ngầm trong khu vực, gây rủi ro an ninh như nghe lén hay thu thập thông tin âm thanh, vì đại sứ quán được hưởng quyền bảo vệ ngoại giao.
Nhưng phản đối đã thay đổi sau khi Công Đảng lên nắm quyền. Thủ tướng Keir Starmer tiết lộ vào tháng 11 năm ngoái rằng ông đã thông báo với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình rằng ông đã chỉ thị can thiệp và đệ trình dự án xây dựng đại sứ quán lên chính quyền trung ương để xem xét, sau đó sẽ được Phó Thủ tướng Rayner quyết định. Đầu năm nay Ngoại trưởng David Lammy và Bộ trưởng Nội vụ Yvette Cooper đã cùng kiến nghị Phó Thủ tướng Rayner bày tỏ ủng hộ “có điều kiện” trong việc ĐCSTQ xây dựng đại sứ quán tại Tower Hamlets.
Từ khóa Đại sứ quán Trung Quốc Quan hệ Trung Quốc - Anh
