Chính phủ Anh đang xem xét việc buộc Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và các nhân viên chăm sóc sức khỏe phải tiêm phòng sau khi có một lượng lớn đã từ chối tiêm vắc-xin COVID-19 cho đến nay. Một báo cáo gần đây trên tờ Daily Mail tiết lộ rằng có 200.000 nhân viên NHS và 28% nhân viên viện dưỡng lão đã từ chối việc tiêm vắc-xin cho đến nay.

vắc-xin
(Ảnh minh họa: siam.pukkato/Shutterstock)

Thủ tướng Boris Johnson trước đó đã thông báo rằng một loạt các biện pháp mới nhằm phòng ngừa COVID-19 đang được xem xét, từ việc dùng hộ chiếu COVID-19 cho các chuyến đi quốc tế đến bằng chứng xét nghiệm âm tính khi tới các câu lạc bộ đêm và thậm chí là siêu thị.

Ông nói trong một cuộc họp báo ở phố Downing rằng: “Các bạn cũng đang thấy rất nhiều doanh nghiệp sử dụng tiềm năng của công nghệ xét nghiệm nhanh, cho ra kết quả ngay trong ngày. Tôi nghĩ rằng, kết hợp với tiêm chủng, có lẽ đây sẽ là lộ trình phía trước.”

Chính phủ Anh hiện đã xác nhận rằng việc mở rộng quy định về “Chứng nhận Trạng thái COVID (COVID Status Certification)” cho NHS đang được đưa vào một cuộc đánh giá do Bộ trưởng chính phủ Michael Gove dẫn đầu. Các hình phạt khi vi phạm luật này vẫn chưa được tiết lộ nhưng có thể bao gồm việc từ chối tuyển dụng hàng nghìn nhân viên y tế tận tâm.

Theo tờ The Guardian, các bộ trưởng chính phủ đang có định kiến về ​​chủng tộc, trong đó các nhóm người Da màu, người Châu Á và Dân tộc Thiểu số (BAME) là những đối tượng chính trong NHS phản đối việc tiêm vắc-xin.

Chris Whitty, giám đốc cơ quan y tế Anh cho biết vào tháng trước rằng nhân viên NHS có “trách nhiệm chuyên môn” phải tiêm vắc-xin. Christina McAnea, tổng thư ký của Unison, đại diện cho khoảng 100.000 nhân viên NHS cho hay: “Ép buộc tiêm chủng là biện pháp sai lầm, và điều này đã gửi đi một thông điệp tai họa và đáng lo ngại. Khuyến khích và thuyết phục thay vì đe dọa và bắt nạt là chìa khóa cho một chương trình thành công.”

Tuy nhiên, một y tá cao cấp (giấu tên) đã chia sẻ với tờ The Epoch Times rằng cô đã bị ép phải tiêm vắc-xin mặc dù đã nhiễm COVID, và hiện rơi vào tình trạng mất ngủ do những thiệt hại mà RNA tiêm vào cô ấy có thể gây ra trong tương lai. Các loại vắc-xin COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech và Đại học Oxford/AstraZeneca khác với các vắc-xin truyền thống khi chúng dựa trên công nghệ RNA thông tin, kích thích cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch với virus, chứ không phải là một dạng suy yếu của bệnh.

Nước Anh đã được ca ngợi việc tung ra các loại vắc-xin một cách nhanh chóng với 15 triệu liều được sử dụng trong 10 tuần đầu tiên. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock nói với tờ BBC rằng: “Vắc-xin là con đường dẫn đến tự do của chúng tôi – chúng tôi sẽ đánh bại loại virus này bằng cách tiêm chủng.”

Ít người biết được rằng chính phủ Anh trước tiên phải trao quyền miễn trừ trách nhiệm bồi thường cho các nhà sản xuất vắc-xin và nhân viên NHS quản lý vắc-xin để tránh việc họ bị kiện tụng. Điều này cho phép các loại vắc-xin đó được phát hành chỉ một tuần sau, vào ngày 8/12, trước khi dữ liệu về các thử nghiệm lâm sàng của chúng được công bố.

Việc trao quyền miễn trừ pháp lý như vậy là một bước phát triển mới ở Vương quốc Anh và thay vì bắt các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về thiệt hại, từ ngày 31/12/2020, việc tiêm chủng ngừa virus corona hiện được điều chỉnh bởi Đạo luật về Thanh toán thiệt hại do Vắc-xin gây ra, ban hành năm 1979, trong đó cho phép bồi thường khoản tiền 120.000 bảng Anh (khoảng 166.000 USD) .

Theo Đạo luật này, lợi ích của chính phủ trong việc đưa ra mức bồi thường trong trường hợp không có lỗi là giảm thiểu khả năng xảy ra phản ứng phụ một cách công khai, khiến công chúng hoảng sợ và cản trở chương trình tiêm chủng trên diện rộng. Nó cũng giới hạn khoản thanh toán ở một phần nhỏ so với mức mà tòa án dân sự có thể đưa ra.

Tuy nhiên, việc các công ty dược phẩm yêu cầu quyền miễn trừ truy tố và công chúng có thể yêu cầu nhà nước bồi thường đã đặt ra nghi vấn về tính an toàn của vắc-xin.

Một bài báo có tên “Help for Victims of Immunizations (Cứu giúp các Nạn nhân Tiêm chủng)” được xuất bản trên tạp chí Y khoa Anh vào năm 1973 cho biết: “Các chương trình tiêm chủng quốc gia không chỉ nhằm mục đích bảo vệ cá nhân mà còn bảo vệ xã hội… Nếu các cá nhân được yêu cầu chấp nhận rủi ro một phần vì lợi ích của xã hội thì có vẻ công bằng khi xã hội nên bồi thường cho các nạn nhân khi họ đôi lúc không may gặp phải những rủi ro.”

Trong mùa hè, Bill Gates đã “có công” trong việc tác động đến các chính trị gia ở Anh và Liên minh châu Âu nhằm trao quyền miễn trừ pháp lý cho các nhà sản xuất vắc-xin COVID-19. Ông nói với BBC rằng ông tin mức độ nghiêm trọng của tình hình đòi hỏi phải chấp nhận rủi ro lớn: “Các chính phủ sẽ phải quyết định xem liệu họ có bồi thường cho các công ty và thực sự làm được việc này hay không, khi chúng ta không có thời gian để làm những gì chúng ta thường làm.” Thông thường, vắc-xin trải qua một thời gian thử nghiệm lâu hơn trước khi được công chúng chấp thuận sử dụng.

Cho đến nay, các phương tiện truyền thông Anh vẫn chưa đặt ra nghi vấn về tính an toàn của vắc-xin COVID-19, thậm chí còn ủng hộ lời kêu gọi thực hiện chương trình tiêm chủng trên diện rộng của chính phủ. Có rất ít tin tức được đưa ra về lý do tại sao các nhà sản xuất được trao quyền miễn trừ pháp lý đặc biệt như vậy, khi có nhiều người trong số các nhân viên y tế sử dụng vắc-xin không hề muốn tiêm chủng.

Theo The Epoch Times,

Phan Anh

Xem thêm: