Bà Nancy Pelosi cam kết Quốc hội sẽ thông qua Dự luật ‘Cải cách bầu cử’
- Minh Ngọc
- •
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã vạch ra một số mục tiêu chính mà Quốc hội sẽ theo đuổi vào “ngày đầu tiên” của Đại hội lần thứ 117, hứa hẹn thông qua H.R.1, một dự luật “cải cách bầu cử” mà Đảng Cộng hòa cảnh báo sẽ khiến gian lận cử tri lan rộng hơn nữa.
Trong một bức thư gửi đồng nghiệp của mình hôm thứ Sáu (6/11) nhằm chính thức đề xuất họ ủng hộ bà tái đắc cử Chủ tịch Hạ viện, bà Pelosi cho biết, Đảng Dân chủ sẽ ưu tiên “đấu tranh vì tiến bộ” cho cộng đồng người LGBTQ tại Mỹ, phụ nữ, người cao tuổi và các cộng đồng tiền tuyến, cũng như “loại bỏ rào cản đối với việc đi bỏ phiếu để người dân Hoa Kỳ có thể cất lên tiếng nói của mình” tại Đại hội lần thứ 117.
“Đảng Dân chủ Hạ viện của chúng tôi sẽ tự hào thông qua luật cải cách bầu cử, chống tham nhũng và quyền bầu cử nhờ việc thông qua dự luật H.R.1 vào ngày đầu tiên của Quốc hội mới,” bà tuyên bố trong thư.
Các đảng viên Đảng Dân chủ đã cố gắng thúc đẩy H.R.1 (còn được gọi là “Dự luật Vì Nhân dân”) hồi năm 2019, cụ thể là “mở rộng quyền đăng ký và quyền bỏ phiếu của cử tri và giới hạn việc loại bỏ cử tri khỏi danh sách cử tri”, theo bản tóm tắt của dự luật.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, 150 nhà lãnh đạo bảo thủ trên toàn quốc đã đồng lòng phản đối dự luật này, thậm chí còn công bố một bản ghi chú, nêu bật một số mục tiêu được nêu trong dự luật, bao gồm việc hình sự hóa các bài phát biểu chính trị và đăng ký tự động của cử tri.
“Những người bảo thủ đoàn kết nhất trí trong việc chống lại H.R.1, nỗ lực của Đảng Dân chủ Hạ viện nhằm phá hoại về cơ bản hệ thống bầu cử của Mỹ,” bản ghi nhớ nêu rõ.
Nhà Lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell cũng từng nhấn mạnh: “Nó nên được gọi là Dự luật Bảo vệ Chính trị gia của Đảng Dân chủ.”
Các nhà lãnh đạo bảo thủ cho rằng, dự luật mà bà Pelosi thúc đẩy thực chất là một cuộc thâu tóm quyền lực lớn của liên bang từ các tiểu bang. Hiến pháp trao quyền cơ bản cho các tiểu bang có chủ quyền trong việc tiến hành bầu cử. Dự luật này lại trao quyền lực cho chính phủ liên bang trong việc quản lý vi mô các cuộc bầu cử thông qua việc yêu cầu các tiểu bang được đặc quyền “thông qua trước” từ Washington, D.C., trước khi thay đổi thủ tục bầu cử của họ.
Ngoài ra, dự luật này còn có một số điểm đáng chú ý như:
- Ép buộc tất cả các tiểu bang cho phép tội phạm trọng tội bị kết án được bỏ phiếu.
- Yêu cầu tất cả các tiểu bang cho phép đăng ký cử tri trong cùng một ngày, điều này dễ dẫn đến gian lận cử tri.
- Gây khó khăn trong việc một tiểu bang này xác nhận xem cử tri có đang bỏ phiếu ở một tiểu bang khác hay không
- Ngăn cản các tiểu bang hạn chế bỏ phiếu sớm. Ngăn cản các tiểu bang hạn chế bỏ phiếu qua thư.
- Yêu cầu tất cả các tiểu bang cung cấp phiếu bầu vắng mặt miễn phí qua thư.
- Hình sự hóa bài phát biểu chính trị mà chính phủ cho là “không khuyến khích” đối với những cử tri có nhiều khả năng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ hơn về mặt thống kê.
Dân biểu Đảng Dân chủ Jim Jordan (tiểu bang Ohio) và dân biểu Cộng hòa Mo Brooks (tiểu bang Alabama) là một trong số những người công khai phản đối việc thúc đẩy dự luật này của Đảng Dân chủ vào thời điểm đó.
“Về bối cảnh, hãy để tôi nhấn mạnh rằng mục tiêu dài hạn của Đảng Dân chủ Xã hội chủ nghĩa là làm loãng và làm suy yếu quyền bỏ phiếu của công dân Mỹ,” dân biểu Brooks cảnh báo vào thời điểm đó, đồng thời ông cho biết thêm rằng dự luật này “cố hết sức để khai thác và mở rộng các kẽ hở về gian lận cử tri.”
Ông nói: “Làm thế nào chúng ta biết điều đó? Thông qua các hành động và ứng xử của Đảng Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa trong quá khứ. Ví dụ, ở nhiều vùng của Hoa Kỳ, nơi đảng Dân chủ Xã hội chủ nghĩa nắm quyền kiểm soát chính trị thống trị, họ đã cho phép người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp và công dân bất hợp pháp bỏ phiếu, do đó làm loãng phiếu bầu của công dân Mỹ và làm suy yếu khả năng điều hành chính phủ của người Mỹ! Trong một thành phố lớn như San Francisco, những người ngoại lai bất hợp pháp và tất cả những người không có tư cách công dân không chỉ có thể đăng ký bỏ phiếu hợp pháp, mà trên thực tế, họ còn bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử địa phương. Thêm nữa, H.R.1 cố hết sức để khai thác và mở rộng các kẽ hở về gian lận cử tri mà Đảng Dân chủ Xã hội chủ nghĩa đã lách luật liên bang trước đây, chẳng hạn, trao quyền cho 95.000 người không phải công dân đăng ký bỏ phiếu, và trong số đó đã có 58.000 người thực sự tham gia bỏ phiếu, trong các cuộc bầu cử gần đây ở Texas.”
Dân biểu Cộng hòa Jim Banks (tiểu bang Indiana) gần đây đã một lần nữa lên án những nỗ lực của Đảng Dân chủ trong việc thúc đẩy dự luật này sau cuộc bầu cử tổng thống vốn đang gây tranh cãi hiện nay.
“Các đảng viên Đảng Dân chủ luôn có kế hoạch sử dụng lá phiếu qua thư để làm xáo trộn cuộc bầu cử này. Đó là lý do tại sao họ đã giới thiệu và thông qua HR1 (ưu tiên số 1 của họ) khi bà Pelosi chiếm đa số trong Hạ viện vào đầu năm 2019 (rất lâu trước khi xảy ra đại dịch),” dân biểu Banks nói.
“Nếu dự luật được thông qua cho toàn bộ các cuộc bầu cử tiểu bang, thì tình huống hiện tại sẽ đều giống như ở Pennsylvania, Wisconsin và Michigan!!” ông cảnh báo.
Democrats always planned to use mail-in ballots to sway this election. That’s why they intro’d & passed HR1 (their #1 priority) when Pelosi took House majority in early 2019 (long before pandemic). If it had passed every state election would look like PA, WI and MI right now!!
— Jim Banks (@RepJimBanks) November 5, 2020
Minh Ngọc (Theo Breitbart)
Xem thêm:
Từ khóa bầu cử tổng thống Mỹ 2020 Dự luật cải cách bầu cử Nancy Pelosi Gian lận bầu cử