Hôm 15/8, Tổng thống Lula da Silva (Lula) của Brazil đề nghị Tổng thống Maduro của Venezuela “chuẩn bị” bầu cử lại để giải quyết khủng hoảng sau cuộc bầu cử gây tranh cãi ngày 28/7. Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh địa phương Brazil, Lula nói rằng nếu ông Maduro có can đảm, ông ấy có thể kêu gọi và sắp xếp cuộc bầu cử mới. Phe đối lập Venezuela coi vấn đề “bầu cử lại” mà ông Lula đề xuất là thiếu tôn trọng tiến trình dân chủ.

venuezuela
Vào ngày 29/7, các cuộc biểu tình của người dân Venezuela chống lại chính phủ Maduro đã lan rộng khắp đất nước và nhiều người đã tham gia cuộc biểu tình truyền thống của Mỹ Latinh “cacerolazo”. (Ảnh: Chụp màn hình video)

Ông Lula cũng đề xuất “xây dựng tiêu chí về sự tham gia của tất cả các ứng cử viên”“cho phép các quan sát viên từ khắp nơi trên thế giới chứng kiến ​​​​cuộc bầu cử mới”. Khi được hỏi liệu ông có công nhận việc tái đắc cử của đồng minh Maduro hay không, ông trả lời: “Chưa thể”. Tổng thống cánh tả Brazil nói thêm: “Ông ấy biết phải có lời giải thích cho Brazil và cộng đồng quốc tế”.

Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng mới kể từ khi Hội đồng bầu cử quốc gia (CNE) tuyên bố Tổng thống theo chủ nghĩa xã hội Maduro tái đắc cử, phe đối lập tố cáo gian lận bầu cử và tuyên bố chiến thắng của ứng cử viên González. Tin tức về vấn đề tái nhiệm lần 3 của Maduro đã làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối tự phát, làm 25 người thiệt mạng, 192 người bị thương và 2400 người bị bắt giữ.

Ông Lula cho biết, dữ liệu từ cuộc bỏ phiếu phải được gửi cho một tổ chức “đáng tin cậy”, lưu ý rằng “có thể là Hội đồng bầu cử quốc gia, bao gồm các nhân vật đối lập”, nhưng ông Maduro đã chọn “gửi họ lên Tòa án tối cao”.

Tại phiên điều trần Thượng viện Brazil, cố vấn quốc tế của Lula là Celso Amorim cho biết, điều quan trọng là các nhà quan sát quốc tế phải công nhận cuộc bầu cử mới. Ông Amorim chỉ ra cuộc bầu cử này phải trải qua “xác minh đáng tin cậy”, nhưng điều này cũng có nghĩa là EU sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm mời quan sát viên đến hiện trường và cử sang Venezuela để theo dõi quá trình bầu cử.

Ông Lula cũng nêu khả năng ông Maduro sẽ thành lập “chính phủ liên minh” với phe đối lập, nhưng ông Maduro từ chối đàm phán với phe đối lập.

Các chính phủ cánh tả của Brazil, Colombia và Mexico vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền Caracas, họ dẫn đầu các nỗ lực ngoại giao để tìm giải pháp. Ông Lula hôm thứ Tư đã nói chuyện với Tổng thống Gustavo Petro của Colombia, theo cách nói của ông là đang tìm kiếm “lối thoát chính trị” khỏi cuộc khủng hoảng ở Venezuela. Tại Bogotá vào thứ Năm, Ngoại trưởng Colombia là Luis Gilberto Murillo gặp người đồng cấp Brazil là Mauro Vieira để trao đổi vấn đề này. Tổng thống sắp mãn nhiệm Andres Manuel López Obrador của Mexico hôm thứ Ba tuyên bố rằng ông đang chờ hệ thống tư pháp của Venezuela ra phán quyết về kết quả.