Khoản vay lên tới 35 tỷ Euro, như một phần trong kế hoạch của G7 rút lãi từ tài sản Nga bị đóng băng, đã được các đại sứ của Hội đồng Châu Âu thông qua. Kế hoạch phác thảo hồi tháng 6 của G7, dự kiến là 50 tỷ USD (khoảng 45 tỷ Euro), và khoản cho vay này sẽ được trả dần từ lợi nhuận từ tài sản đóng băng của Nga (300 tỷ USD). Phía Nga gọi đây là hành động “trộm cướp”. Theo Reuters phân tích, Hungary có khả năng ngăn cản bằng vào quyền chủ tịch EU luân phiên (nhiệm kỳ 6 tháng).

G7 hop tai Y
Các lãnh đạo G7 chụp ảnh kỷ niệm tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần thứ 50 tại Fasano, Ý vào ngày 13 tháng 6 năm 2024. Từ trái sang phải là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. (Nguồn ảnh: Antonio Masiello/Getty Images)

Ngày 9/10, các đại sứ của các thành viên tại EU đã thông qua khả năng cho Ukraine khoản vay lên đến 35 tỷ Euro. Cơ sở của khoản vay là phần tài sản của Nga bị đóng băng theo lệnh trừng phạt kinh tế do Nga đưa quân vào Ukraine năm 2022.

Trừng phạt này, theo luật của EU, phải được duyệt lại và gia hạn sau chu kỳ 6 tháng, như Reuters chỉ ra, và Hungary, với cương vị chủ tịch luân phiên EU, có thể không gia hạn việc đóng băng khối tài sản Nga trước khi bầu cử Mỹ diễn ra.

Có một đề xuất từ Hội đồng Châu Âu, chuyển chu kỳ gia hạn từ 6 tháng sang 36 tháng, tuy nhiên Hungary đã không đưa đề xuất này ra trong chương trình họp của các đại sứ, theo một nhà ngoại giao của EU nói.

Ngoài ra, quyết định này của các đại sứ còn cần được thông qua bởi các thành viên của Quốc hội EU, dự kiến được tổ chức vào 22/10.

Nếu tất cả được thông qua, khoản vay sẽ bắt đầu từ 2024, bắt đầu giải ngân vào 2025, và được trả dần trong 45 năm.

Đây là khoản vay xuất phát từ EU. Theo Reuters, phía Mỹ từng ngỏ ý đóng góp thêm 20 tỷ USD vào khoản cho vay này, nhưng mà với điều kiện rằng phải có đảm bảo chắc chắn khối tài sản của Nga sẽ bị đóng băng lâu dài hơn nữa.

Nhật Tân (theo Reuters)