Chia sẻ của một người phương Tây: Vì sao tôi tình nguyện phục vụ nhóm Pháp Luân Công
- Ben
- •
Tôi vừa đọc một bài báo gần đây trên tờ New York Times, nằm trong một loạt các bài tấn công vào đức tin và nghệ thuật, nhắm vào Pháp Luân Công và Shen Yun. Tuy nhiên, cách mô tả thiên vị, đơn giản hóa và không trung thực này hoàn toàn trái ngược với trải nghiệm thực sự của tôi khi tu luyện Pháp Luân Công và hoạt động tình nguyện trong gần 20 năm.
Bài viết của New York Times cố gắng mô tả các học viên Pháp Luân Công là “những kẻ cuồng tín không có tư tưởng”, như thể họ đang bị lợi dụng để đầu tư thời gian và nguồn lực của mình vào việc theo đuổi một mục tiêu tâm linh nào đó.
Vì vậy, tôi quyết định chia sẻ câu chuyện cá nhân của mình, cùng với một số người tuyệt vời mà tôi đã gặp được, với hy vọng rằng mang đến một góc nhìn chân thực hơn.
Duyên phận với Pháp Luân Công
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công khi 20 tuổi. Khi đó, tôi xuất thân từ một gia đình trung lưu và đang theo học tại một trường đại học rất tốt. Tuy nhiên, khi ấy tôi nghiện rượu và rất muốn thay đổi điều đó.
Lúc này, tôi đã tiếp xúc với thiền định và các bài giảng của Pháp Luân Công. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi tìm ra được một phương pháp giúp mình hoàn thiện bản thân. Những nguyên lý đơn giản của Pháp Luân Công – “Chân, Thiện, Nhẫn” – đã khiến tôi xúc động sâu sắc.
Điều tôi thích nhất là môn này không tu luyện trong đền chùa cố định, không có luật lệ giáo điều và hoàn toàn miễn phí. Dù là các khóa học thiền hay sách, tất cả các tài liệu đều có sẵn miễn phí trực tuyến. Tôi cũng có thể tập luyện hay dừng lại bất cứ lúc nào.
Khi tôi bắt đầu đọc các bài giảng của Pháp Luân Công, cố gắng nâng cao tu luyện đạo đức và suy ngẫm về bản thân thông qua thiền định, cuộc sống của tôi đã thay đổi đáng kể. Tôi đã ngừng uống rượu và kết quả học tập của tôi được cải thiện đáng kể (điểm xếp hạng GPA gần như tăng gấp đôi).
20 năm qua, tôi đã trở thành một chuyên gia thành đạt, một người chồng và một người cha rất đáng tự hào. Khả năng giữ bình tĩnh trước những thăng trầm trong cuộc sống của tôi hoàn toàn là nhờ vào đức tin của tôi.
Quan trọng hơn, Pháp Luân Công đã cho tôi tất cả những điều này và nó hoàn toàn miễn phí. Không ai ép tôi tập luyện, và cũng không ai cấm tôi tập luyện. Trên thực tế, quyền tự do lựa chọn có tu luyện hay không là một phần giáo lý của Pháp Luân Công.
Sự thiên vị và bóp méo trên tờ New York Times
Loạt báo cáo gần đây của New York Times thực sự rất giống với tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ khi đảng này bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999.
Họ cố gắng miêu tả các học viên Pháp Luân Công như một “nhóm cuồng tín kỳ lạ”. Nhưng với tư cách là một học viên Pháp Luân Công, tôi có thể nói một cách có trách nhiệm rằng điều này hoàn toàn không xảy ra với tôi và nhiều học viên Pháp Luân Công mà tôi biết.
Những bài báo này bỏ qua một sự thật cực kỳ quan trọng: Các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân của cuộc đàn áp tôn giáo lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, và cuộc đàn áp này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Chính vì cuộc bức hại này mà nhiều học viên Pháp Luân Công đã dành thời gian và nguồn lực của mình để giúp đỡ các bạn đồng môn ở Trung Quốc.
Tình nguyện lên tiếng cho những người không thể lên tiếng
Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để lên tiếng cho những người bị ĐCSTQ bức hại đến chết vì đức tin của họ. Họ không thể tự mình lên tiếng và tôi cảm thấy rằng việc lên tiếng cho họ là điều tối thiểu tôi có thể làm.
Lớn lên trong một gia đình Do Thái, tôi thấm nhuần phương châm “không để lịch sử tái diễn” (Never Again), và hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc đứng lên vì những người không thể lên tiếng. Gần 20 năm qua, chưa từng có ai xin tôi một xu, đều là tôi sẵn sàng cống hiến thời gian của mình để góp phần chấm dứt cuộc bức hại tàn khốc này.
Sứ mệnh hồi sinh văn hóa của Shen Yun
Đối với Shen Yun, tôi cũng tình nguyện giúp đỡ đoàn nghệ thuật này, vì tôi đã tận mắt chứng kiến tác động tích cực mà họ mang lại trên toàn thế giới. Sứ mệnh của Shen Yun là phục hưng “nền văn hóa Trung Hoa thời tiền cộng sản”.
Đây là một nền văn hóa chân chính dựa trên Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo, đề cao thần tính và đạo đức. Nền văn hóa này, giống như nghệ thuật tôn giáo thời Phục hưng, được thúc đẩy bởi nguồn cảm hứng thần thánh. Đó là lý do vì sao Shen Yun rất độc đáo.
Chúng ta có nghĩ rằng những bức tranh tôn giáo của Vinci hay Michelangelo là tác phẩm của những kẻ “cuồng tín” hay không? Nếu có cơ hội, tôi ước gì mình có thể tình nguyện giúp trao chiếc bút vẽ cho Michelangelo.
New York Times ma quỷ hoá hoạt động tình nguyện và cống hiến tôn giáo
Trong xã hội Mỹ và trên toàn thế giới, việc tình nguyện vì nhân quyền hoặc có niềm tin tôn giáo là điều hoàn toàn bình thường. Nhiều tôn giáo thậm chí còn có truyền thống “quyên góp”, tức là các tín đồ quyên góp một phần thu nhập của mình cho nhà thờ hoặc các tổ chức tôn giáo. Xung quanh tôi cũng có những người bạn như vậy.
Tuy nhiên, Pháp Luân Công không yêu cầu bất kỳ khoản quyên góp nào và việc quyên góp không nằm trong các bài giảng của Pháp Luân Công. Tất nhiên, nếu ai đó chọn cách tự nguyện quyên góp tài nguyên, dù là để hỗ trợ tôn giáo hay giải quyết cuộc khủng hoảng nhân quyền ở Trung Quốc, tôi nghĩ điều đó là hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, New York Times lại có ý đồ mô tả tất cả những điều này như “một âm mưu kiếm tiền nham hiểm”. Tôi không khỏi thắc mắc, liệu họ có dám bình luận về các tôn giáo khác như vậy không?
Độc giả lâu năm thất vọng với New York Times
Là một độc giả lớn lên và tôn trọng New York Times, tôi thực sự thấy khó hiểu tại sao kênh truyền thông này lại trở nên như vậy. Họ đã dành rất nhiều thời gian và nguồn lực để tấn công Pháp Luân Công và Shen Yun, một đoàn nghệ thuật biểu diễn được thành lập bởi một nhóm thiểu số và tôn giáo.
Hành vi này có vẻ thái quá và rất không công bằng. Mục tiêu của họ rõ ràng là ngăn cản người Mỹ và khán giả toàn cầu ủng hộ Pháp Luân Công và xem biểu diễn của Shen Yun. Đây chính xác là điều mà ĐCSTQ cố gắng đạt được trong 25 năm qua.
Hiểu sự thật và ủng hộ nhân quyền
Vì vậy, tôi hy vọng rằng trước khi tin vào những lời tường thuật thiên lệch này, quý độc giả có thể dành thời gian tham khảo các nguồn thông tin khác, chẳng hạn như Trung tâm Thông tin Pháp Luân Công hoặc trang web chính thức của Shen Yun, để tìm hiểu thêm về sự thật.
Đừng để những báo cáo thiên vị này ngăn cản quý độc giả ủng hộ sự phục hưng của nghệ thuật hoặc phớt lờ cuộc khủng hoảng nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc. Cầu mong chúng ta cùng nhau thúc đẩy sự thật và công lý.
Từ khóa Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun Pháp Luân Công New York Times