ĐCSTQ đang thực hiện “chiến lược cắt xúc xích” ở Biển Đông
- Thái Uyển Minh
- •
Ngày 17/6, Cảnh sát biển Trung Quốc đã cướp súng của binh sĩ Philippines ở Biển Đông và đâm tàu Philippines bằng dao và các dụng cụ khác. Nhiều người trong quân đội Philippines bị thương, trong đó một người bị cắt cụt ngón tay. Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos cảnh báo, nếu Bắc Kinh cố tình sát hại công dân Philippines thì chiến tranh sẽ xảy ra trong tương lai gần.
Lực lượng bảo vệ bờ biển của ĐCSTQ bị cáo buộc là “Băng đảng rìu” khi sử dụng cuốc, rìu, dao, nắm đấm và “xô đẩy” để tấn công các tàu Philippines trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Philippines, khiến nhiều thuyền viên Philippines bị thương.
Điều này gây bất bình ở Philippines, nước này đã công bố đoạn phim về cuộc xung đột khi nó nổ ra. Ngày 19/6, Philippines cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã cấu thành hành vi “cướp biển” và yêu cầu Bắc Kinh bồi thường.
Mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) một lần nữa chuyển trách nhiệm sang Philippines, cho rằng Philippines “phớt lờ sự can ngăn của Trung Quốc và nhất quyết xâm chiếm Bãi đá Nhân Ái (tức Bãi cạn Thomas 2, Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự việc này.”
Truyền thông của ĐCSTQ cũng đăng tải những bức ảnh về cuộc xung đột, nhưng khác hoàn toàn với video trực tiếp của Philippines. Ví dụ: Trong bức ảnh có tiêu đề “Cảnh sát biển Trung Quốc lên tàu cao tốc quân sự Philippines để kiểm tra vùng biển của Bãi đá Nhân Ái”. Một tàu đánh cá tư nhân Trung Quốc đã thực sự xuất hiện.
Vụ việc xảy ra vào ngày 17/6 ở Biển Đông, ít nhất 8 xuồng máy của Cảnh sát biển Trung Quốc đã bao vây, đâm và tấn công một tàu bơm hơi vỏ cứng (RHIB) của Philippines đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế và một tàu dân sự do Philippines ký hợp đồng với quân đội.
Từ đoạn video do Philippines cung cấp có thể thấy, trên một tàu tuần duyên Trung Quốc có nhiều người cầm lưỡi lê, dao dài và các dụng cụ khác với vẻ mặt đe dọa.
Ngoài ra còn có những người trên tàu Cảnh sát biển Trung Quốc cầm thứ trông giống rìu và chĩa vào nhân viên Hải quân Philippines ở cự ly gần. Một người đàn ông đi thuyền cao su của Cảnh sát biển Trung Quốc dùng dao đâm vào thuyền cao su của Philippines. Một thuyền viên người Philippines vội vã băng bó cho người thuyền viên bị thương.
Một video khác cho thấy, giữa tiếng còi báo động, các sĩ quan Cảnh sát biển Trung Quốc đã cưỡng bức kéo đi một chiếc thuyền bơm hơi được quân đội Philippines sử dụng. Theo mô tả của Philippines, họ đe dọa sẽ dùng rìu đả thương một binh sĩ Philippines… Họ còn sử dụng đèn nhấp nháy gây chói mắt và bắn hơi cay.
Philippines cáo buộc binh sĩ Trung Quốc lên tàu của Chính phủ Philippines, dùng rìu và dao đâm vào tàu hải quân Philippines, thu giữ súng trường đã tháo rời, ăn trộm thiết bị và cuối cùng là mắc cạn 2 tàu gần Bãi đá Nhân Ái.
Các tàu tiếp tế dân sự được tuyển dụng đã không tiếp cận bãi cạn. Philippines cáo buộc Trung Quốc (ĐCSTQ) có hành vi cướp biển, đồng thời yêu cầu ĐCSTQ trả lại súng trường, thiết bị và bồi thường thiệt hại.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Philippines. Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tuyên bố, Philippines đã xâm chiếm trái phép vùng biển này mà không có sự cho phép của Trung Quốc và “vi phạm luật pháp quốc tế”.
“Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền theo luật pháp. Điều này hợp pháp và hợp lý, đồng thời cũng được thực hiện một cách chuyên nghiệp và có chừng mực.”
Ông Vương Nghĩa Nguy (Wang Yiwei), Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đã “rất kiềm chế” trong việc bảo vệ lãnh thổ của mình.
ĐCSTQ đang thực hiện “chiến lược cắt xúc xích” ở Biển Đông
Các nhà phân tích lưu ý rằng Trung Quốc đang có những hành động ngày càng táo bạo, nhằm tăng cường ảnh hưởng của nước này.
Truyền thông nước ngoài phân tích và cảnh báo rằng việc đâm tàu, bắn vòi rồng, xây dựng đảo quân sự và đe dọa là hành động của ĐCSTQ muốn leo thang đối đầu với Philippines, nhằm nỗ lực đẩy Philippines ra khỏi vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Đây được gọi là “Chiến lược cắt xúc xích” của ĐCSTQ.
Bà Helena Legarda, nhà phân tích trưởng tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Berlin, cho biết Bắc Kinh đang cố gắng kiểm soát Bãi cạn Thomas 2. Trung Quốc đang chờ đợi con tàu chìm, hoặc trở nên không thể ở được, buộc Manila phải rút thủy quân lục chiến.
Bà cho biết, động thái này sẽ chuẩn bị cho Bắc Kinh giành quyền kiểm soát rạn san hô, và củng cố chỗ đứng của Trung Quốc trên tuyến đường thủy giàu dầu khí hàng ngàn tỷ đô la thương mại đi qua hàng năm.
Từ lâu, Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Họ từ chối chấp nhận các phán quyết quốc tế, và tin rằng các tuyên bố của mình không có cơ sở pháp lý.
ĐCSTQ cũng thực hiện kế hoạch xây dựng đảo quy mô lớn, trang bị hệ thống tên lửa cho các tiền đồn nhân tạo này, thậm chí còn xây dựng đường băng cho máy bay chiến đấu.
Theo nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế công bố năm 2022, Bắc Kinh đã phá hủy khoảng 6.000 ha rạn san hô, để tạo khoảng 1.300 ha đất mới ở quần đảo Trường Sa cho các đảo nhân tạo.
Các đảo quân sự này cho phép tàu Trung Quốc tuần tra các khu vực xa về phía nam như Indonesia và Malaysia.
Ngày 22/6, Bắc Kinh tìm cách củng cố tuyên bố của mình bằng các quy định mới, cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc giam giữ người nước ngoài vào vùng biển tranh chấp trong tối đa 60 ngày.
Từ khóa biển Đông Philippines quan hệ Trung Quốc - Philippines Dòng sự kiện Bãi Cỏ Mây