Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Hoa Kỳ gần đây đã cảnh báo rằng chiến tranh hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Nga hoặc Trung Quốc có khả năng xảy ra rất cao. Hoa Kỳ cần sử dụng các phương pháp mới để ngăn chặn Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga sử dụng vũ khí chiến lược mới có.

p2422971a944282332
Năm 2019, khi Hoa Kỳ chuẩn bị rút khỏi “Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới”, hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân duy nhất hiện nay, nước này hiếm khi tiết lộ con át chủ bài thực sự của cường quốc quân sự số 1 thế giới của mình: Kho vũ khí hạt nhân. (Ảnh: Public domain Wikimedia)

Khái niệm mới về chiến lược chiến tranh hạt nhân

Theo Washington Times, Đô đốc bốn sao Charles Richard đã đăng một bài viết trên Tạp chí Học viện Hải quân Hoa Kỳ cho biết, nếu Trung Quốc và Nga nhận thấy có tổn thất đe dọa đến chế độ hoặc nhà nước của họ, thì cuộc khủng hoảng khu vực với Trung Quốc và Nga có khả năng nhanh chóng leo thang thành một cuộc xung đột liên quan đến vũ khí hạt nhân.

Ông thúc giục Lầu Năm Góc chuyển giả định chính thành một “khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân rất cao”. Ông tin rằng chính phủ và các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ nên hiểu đúng về những nguy cơ mới của xung đột hạt nhân, và hình thành các khái niệm mới về việc răn đe và chiến lược chiến tranh hạt nhân (nếu cần).

Tướng Richard nói, Hoa Kỳ phải xây dựng các biện pháp ứng phó vượt khỏi lối suy nghĩ quen thuộc, mới có thể ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Nga đã đầu tư vào vũ khí hạt nhân và các năng lực chiến lược, với mục tiêu hạn chế các hoạt động của Mỹ, bao gồm cả việc triển khai chiến lược tại các nước đồng minh của Hoa Kỳ.

“Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, Hoa Kỳ phải đối đầu với 2 đối thủ có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Chúng tôi cho rằng khả năng răn đe chiến lược sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai. Nhưng khi môi trường thay đổi, tình hình cũng sẽ thay đổi, và chúng tôi phải chuẩn bị thật tốt để đối phó với các mối đe dọa xuyên khu vực, nhằm đảm bảo an toàn cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh,” ông Richard nói với Washington Times.

Ông cho rằng điều khôn ngoan là toàn bộ Bộ Quốc phòng xây dựng một chiến lược thống nhất, và thiết lập các phương pháp răn đe, nhằm giải quyết vấn đề xâm lược Trung-Nga, đồng thời đưa ý tưởng này vào giáo dục quân sự chuyên nghiệp càng sớm càng tốt. Về vấn đề này, Bộ Chỉ huy Chiến lược đã bắt đầu hỗ trợ. Họ đã xem xét lại mối đe dọa và sửa đổi báo cáo đánh giá “Rủi ro thất bại về chiến lược răn đe”. Lầu Năm Góc cần cải thiện việc mua sắm các hệ thống và vũ khí chiến lược mới, đồng thời củng cố hệ thống chỉ huy và kiểm soát, cũng như khả năng mạng Internet của mình.

Ông Richard tin rằng điều then chốt là phải hiểu rõ mối đe dọa. Ông nói: “Cho đến khi chúng ta có sự hiểu biết thống nhất về mối đe dọa là gì và cần áp dụng hành động nào để giải quyết nó, nếu không chúng ta sẽ gặp nguy hiểm đáng xấu hổ và có lẽ tệ hơn là chúng ta sẽ bị đối thủ kiềm chế.”

Đặc biệt chú ý đến vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ

Báo cáo tiết lộ, Tướng Richard đã chỉ ra rằng việc chế tạo vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ đã khiến nước này trở thành “mục tiêu quan tâm” của quân đội Hoa Kỳ. ĐCSTQ tiếp tục thách thức các giá trị dân chủ, nỗ lực định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu, và liên tục đầu tư nhiều nguồn lực vào công nghệ, nhằm mở rộng không gian, cũng như khả năng chống chiến tranh ngoài không gian. Do đó, ĐCSTQ không thể được coi là đối tượng cần giám sát thông thường.

Hệ thống không gian hiện cung cấp cho ĐCSTQ quyền chỉ huy và kiểm soát các lực lượng của mình trên quy mô toàn cầu, nâng cao hơn nữa khả năng thu thập thông tin tình báo. ĐCSTQ cũng đã triển khai nhiều hệ thống vũ khí trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi ĐCSTQ gần như hoàn thiện máy bay ném bom tầm xa mới của mình, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên đất liền và tên lửa phóng từ tàu ngầm sẽ sớm được hợp nhất.

Các lực lượng chiến lược của ĐCSTQ cũng đã thiết lập một hệ thống chỉ huy cảnh báo kiểu mới và cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của họ. Người ta ước tính rằng trong 10 năm tới, kho dự trữ vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3-4 lần.

Tướng Richard cũng cảnh báo rằng ĐCSTQ đã liên tục sử dụng thủ đoạn lừa dối chiến lược trong những năm gần đây, nhằm cố gắng phá vỡ lời hứa “không phải là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân.” Do đó, Hoa Kỳ phải chú ý hơn. Đồng thời, ông cáo buộc ĐCSTQ và Nga sử dụng dịch bệnh toàn cầu, để thúc đẩy chiến lược của họ.

Tập Cận Bình phát động chiến tranh, Mỹ cảnh báo chớ sử dụng vũ khí hạt nhân

Đầu tháng 1/2021, ông Tập Cận Bình ký Sắc lệnh số 1 của Quân ủy Trung ương năm 2021, ban hành lệnh huấn luyện và động viên toàn quân, chỉ thị cho toàn quân lấy tư tưởng của ông Tập làm kim chỉ nam, “tập trung chuẩn bị cho chiến tranh”, “nâng cao toàn diện trình độ huấn luyện chiến đấu thực tế và khả năng chiến thắng”. Quân đội phải “đẩy mạnh diễn tập trên 4 phương diện: Huấn luyện thực chiến, huấn luyện chiến đấu chung, huấn luyện mạnh về khoa học, công nghệ, và huấn luyện theo quy định của pháp luật”, yêu cầu “đảm bảo luôn sẵn sàng chiến đấu và có thể chiến đấu bất cứ lúc nào.”

Ngày 1/1, “Điều lệ Hậu cần Quân đội” và Luật Quốc phòng mới sửa đổi có hiệu lực, sau đó bổ sung “Lợi ích phát triển đang bị đe dọa” như một điều kiện phát động chiến tranh. ĐCSTQ dường như đang chuẩn bị cho chiến tranh. Ngoại giới cho rằng dưới những cuộc tấn công liên tục của chính quyền Trump, không thể có chuyện ĐCSTQ có ý định chuyển hướng xung đột nội bộ, bằng cách phát động chiến tranh ở Biển Đông hoặc tấn công Đài Loan hay các mục tiêu quân sự của Mỹ.

Sau khi ông Tập phát lệnh động viên chuẩn bị chiến tranh, trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đăng bài viết chung có tên “Sự điên cuồng hạt nhân của Trung Quốc” của Ngoại trưởng Pompeo và ông Marshall Billingslea, đặc phái viên về các vấn đề kiểm soát vũ khí. Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đã đăng lại ngay lập tức.

Bài viết tin rằng: “Xu thế hạt nhân của Bắc Kinh ngày càng trở nên hung hăng hơn, thậm chí đe dọa các nước láng giềng phi hạt nhân hóa và làm suy giảm lòng tin của người dân vào thứ gọi là chính sách ‘không sử dụng trước’”. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho biết, có bằng chứng cho thấy quân đội Trung Quốc đang áp dụng xu thế “phóng cảnh báo sớm”.

Bài báo cũng viết rằng Hoa Kỳ đang làm việc với nhiều đồng minh và đối tác (gồm hơn một nửa đồng minh NATO), thúc giục ĐCSTQ tham gia đàm phán và thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều VI của Hiệp ước “Không phổ biến vũ khí hạt nhân”.

Một số nhà bình luận chỉ ra rằng, bài viết này cảnh báo ĐCSTQ không nên vượt qua lằn ranh đỏ và sử dụng vũ khí hạt nhân, mà hãy ngồi xuống và tham gia vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí. Mặt khác, cũng ngụ ý rằng Hoa Kỳ nắm rõ việc phát triển vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ. Một khi bị đe dọa, chắc chắn Mỹ và đồng minh sẽ chống trả.

Trên thực tế, sau khi TT. Trump lên nắm quyền, Hoa Kỳ đã coi ĐCSTQ là “kẻ thù” số 1 của mình. Bộ Quốc phòng cũng đã có những điều chỉnh tương ứng, như tăng cường răn đe hạt nhân và tăng chi phí quân sự, củng cố quân đội Hoa Kỳ trong các lĩnh vực khác nhau. Tháng 11 năm ngoái, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Miller đã đưa ra một cảnh báo trực tiếp và nghiêm khắc đối với ĐCSTQ: Quân đội Hoa Kỳ có thể phát động một cuộc tấn công quân sự tàn khốc nhằm vào ĐCSTQ, trong vòng 72 giờ bất cứ lúc nào.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: