Đội tàu Trung Quốc ngày đêm đánh bắt, sản lượng mực của ngư dân Peru giảm 70%
- Lý Ngôn
- •
30 năm qua, loài mực khổng lồ đã phát triển mạnh ở bờ biển Thái Bình Dương của Peru, mang lại nguồn sống cho ngư dân nước này, trong đó có Francisco Chiroque, một trong những ngư trường giàu có nhất thế giới. Tuy nhiên, năm nay sản lượng đánh bắt của quốc gia này lại giảm đáng kể. Theo Wall Street Journal, Chiroque và ngành đánh cá Peru đổ lỗi cho hàng trăm tàu Trung Quốc tuần tra quanh ven vùng biển Peru.
Năm nay, sản lượng đánh bắt mực của Peru đã giảm 70%. Cộng đồng ngư dân đổ lỗi tình trạng này là do các đội tàu Trung Quốc đánh bắt quy mô công nghiệp tại các vùng biển thường được hoạt động bởi các tàu nhỏ.
Ông Chiroque, 49 tuổi, chủ tịch Hiệp hội ngư dân mực ở Paita, một thành phố trên bờ biển cực bắc Thái Bình Dương của Peru, trung tâm nghề đánh bắt mực của nước này, cho biết Trung Quốc đánh bắt cá cả ngày lẫn đêm. Ông nói, hành vi cướp bóc này thật đáng phẫn nộ.
Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố, các tàu đánh cá Trung Quốc không chịu trách nhiệm về sự sụt giảm sản lượng đánh bắt mực: “Hợp tác nghề cá là điểm nổi bật trong hợp tác Trung Quốc-Peru”.
Trung Quốc có đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới. Các quan chức Mỹ và các nhà bảo vệ môi trường cho rằng hàng ngàn tàu đánh cá công nghiệp của Trung Quốc gây tổn hại đến hệ sinh thái, và đe dọa nghề cá từ châu Phi đến châu Mỹ Latinh.
Đồng thời, chính quyền Biden cũng áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các tàu hàng đầu của Trung Quốc. Hoa Kỳ chỉ ra rằng hành vi đánh bắt cá của Trung Quốc còn tệ hơn cả cướp biển, và đã trở thành mối đe dọa lớn đối với an ninh hàng hải toàn cầu.
Ông Alfonso Miranda, người đứng đầu Calamasur, một tổ chức đại diện cho ngành cá mực từ Mexico, Ecuador, Peru và Chile, cho biết, đội tàu đánh bắt cá Trung Quốc nổi tiếng vì vi phạm nghiêm trọng các vùng biển trên thế giới. Điều này có thể dẫn đến sự biến mất của ngư dân thủ công ở Peru.
Ông Segundo Meza, một ngư dân nuôi mực 54 tuổi người Peru đã mất việc, hiện ông đang giúp chăm sóc cháu trai hàng ngày. Con trai ông cũng đi làm ở trang trại việt quất. Để tiết kiệm tiền, ông và gia đình bỏ bữa sáng và ngừng thanh toán hóa đơn điện nước. Ông nói, đại dương là cuộc sống của ông, nhưng hiện giờ nó chỉ là một mớ hỗn loạn.
Hạm đội 22 tàu lớn của Trung Quốc đã đến bờ biển phía tây Nam Mỹ vào năm 2001 và đi qua Thái Bình Dương, để đánh bắt những con mực khổng lồ dài gần 10 feet (3.048m).
Theo Tổ chức Quản lý nghề cá khu vực Nam Thái Bình Dương, năm đó, các tàu Trung Quốc đã đánh bắt được 17.700 tấn mực. Ngày nay, các tàu đánh cá Trung Quốc thu hoạch khoảng 500.000 tấn mực từ vùng biển này mỗi năm.
Quy mô của đội tàu này cũng tăng lên khoảng 500 tàu. Hình ảnh vệ tinh cho thấy, hạm đội này dành phần lớn thời gian di chuyển cách vùng biển Peru 200 hải lý, bám sát biên giới và bám theo đàn mực khi chúng di chuyển về phía bắc và phía nam.
Điều này có nghĩa là ngay cả khi các tàu Trung Quốc không đi vào vùng biển Peru, việc đánh bắt cá cũng sẽ có tác động đến người dân của nước này.
Bà Elsa Vega, chủ tịch Hiệp hội ngư dân thủ công Peru cho biết, đây là sự cạnh tranh không lành mạnh. Nó giống như cuộc chiến giữa David (chính) và Goliath (tà).
Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ đã phát động các hoạt động chống đánh bắt trái phép dọc bờ biển Nam Mỹ, đồng thời lần đầu bắt giữ và kiểm tra các tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ngoài khơi bờ biển Peru và Ecuador.
Quyền bá chủ nghề cá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây ra phản ứng dữ dội ở các nước ở Nam bán cầu. Theo các quan chức địa phương và các nhà môi trường, tại quốc gia Tây Phi Ghana, các tàu đánh cá Trung Quốc đã đánh bắt tất cả các loài cá mòi nhỏ quan trọng đối với cộng đồng ven biển.
Ở Ấn Độ Dương, các tàu đánh bắt cá ngừ của Trung Quốc bị cáo buộc tham gia lao động cưỡng bức và lấy vây cá mập, vốn bị Mỹ cấm. Năm 2016, Cảnh sát biển Argentina đã đánh chìm một tàu Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt trái phép.
Từ khóa Peru tàu cá Trung Quốc Mực khổng lồ Quan hệ Trung Quốc - Peru