Cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn đã thừa nhận nói dối về một sự kiện không phải là tội hình sự. Thậm chí Hạ nghị sĩ Đảng Dân Chủ Adam Schiff, một trong những người quyết tâm nhất muốn “làm cho lớn, cho ra nhẽ” câu chuyện thông đồng Nga-Trump cũng phải thừa nhận rằng hội bàn với một đại diện của Nga về chính sách ngoại giao của chính quyền mới là không trái luật.

flynn
Ông Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Flynn bị sa thải vì nói dối phó Tổng thống Mike Pence và gần đây nhận tội nói dối FBI (Ảnh:Chip Somodevilla/Getty Images)

Ông Flynn đã thảo luận với đại sứ Nga sau thời điểm ông Trump đắc cử Tổng thống về 2 chuyện. Một là về phiên bỏ phiếu của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về Israel, trong đó ông Flynn đề nghị phía Nga hoãn hoặc phủ quyết nghị quyết lên án Israel. Hai là về phản ứng của Nga đối với các chế tài mà Tổng thống Obama đưa ra ngay trước khi ông này rời nhiệm sở.

Theo kết quả điều tra của ông Robert Mueller, ông Flynn đã được chỉ đạo từ “một nhân viên cấp rất cao” trong đội ngũ chuyển tiếp quyền lực của Trump. Tại sao người đó không thể là Tổng thống tân cử Donald Trump hoặc người nào đó cùng chia sẻ quan điểm ngoại giao với ông ta – Jared Kushner? Trong quá trình bầu cử ông Trump nhiều lần nói rằng ông muốn cải thiện quan hệ với Nga. Chỉ đạo một cố vấn đi ngăn chặn hậu quả sớm của người tiền nhiệm không có gì sai trái ở đây.

Đối với tổng thống hiện tại, cử tri Mỹ đã chấp nhận một ngôi sao truyền hình thực tế, một ông chủ quản lý thương hiệu, người có nhiều kinh nghiệm trong việc xây các tòa nhà lớn hơn là sân chơi chính trị. Những người ủng hộ ông có thể lập luận rằng những lỗi nhỏ mà ông gặp phải là vì chưa quen thuộc với hệ thống pháp luật phức tạp mà ông phải tuân theo, và rằng đại sứ Nga chỉ là một trong rất nhiều đại diện từ những nước mà đội ngũ của Trump liên lạc.

Tuy nhiên những lo lắng về trái luật cũng không tồn tại ở đây bởi với tư cách là Tổng thống tân cử, ông Trump, được phép, một cách hợp hiến và hợp pháp, hành động trong khuôn khổ để hạn chế hậu quả của chính quyền trước với mục tiêu hàn gắn với Nga của chính quyền tương lai. Nếu chuyện này xảy ra khi ông Trump còn đang cạnh tranh với bà Clinton để giành ghế Tổng thống như ABC News đã đưa tin sai (và đã cải chính), thì câu chuyện đã hoàn toàn khác. Ngoại giao sau khi đã đắc cử không phải là “thông đồng để thắng cử”.

Một số báo chí cánh tả viện dẫn một đạo luật cũ tên là Luật Logan, cấm dân thường (trong đó có Tổng thống đắc cử) tham gia đàm phán với chính quyền nước ngoài. Nhưng như tờ The Hill chỉ ra, đây là một đạo luật đã quá lỗi thời và không được sử dụng trong hơn 200 năm qua. Theo một nguyên tắc của pháp luật Mỹ, một điều luật đã không được sử dụng trong hàng thập kỷ bị cấm áp dụng một cách chọn lọc theo chủ ý, nó là một luật chết. Hơn nữa, luật Logan là vi hiến vì nó cản trở quyền tự do ngôn luận của người dân bình thường.

Nếu Luật Logan còn được áp dụng, cựu Tổng thống Reagan và Carter đã phải bị truy tố. Ông Reagan khi còn là tổng thống tân cử đã đàm phán với Thủ lĩnh Hồi giáo Iran để hoãn việc thả các con tin Mỹ cho tới khi ông tuyên thệ. Ông Carter cũng đã đề nghị lãnh đạo Palestine Yasser Arafat từ chối đề xuất hòa bình của Tổng thống Clinton trong giai đoạn 2000-2001. Hơn nữa, đội ngũ phụ tá của hai ông này đều phải vào tù nếu luật Logan được áp dụng.

Do đó, những đề xuất của ông Flynn với đại diện Nga không phải là phạm tội, thậm chí nếu ông ta được chỉ đạo từ hàng ngũ cao cấp hơn trong đội ngũ của Trump.

Dưới đây là cách mà tờ New York Times đã viết: “Tài liệu được công bố sau thỏa thuận nhận tội của ông Flynn cho thấy, việc thảo luận của ông Flynn với Đại sứ Nga Sergey I. Kislyak là một phần của nỗ lực của đội ngũ Trump để thiết lập chính sách ngoại giao trước khi họ tuyên thệ nhận quyền lực. Những nỗ lực của họ nhằm phá hoại chính sách ngoại giao lúc đó của Tổng thống Obama đã coi thường cảnh báo của một quan chức cấp cao trong chính quyền Obama không can thiệp vào công việc ngoại giao trước khi nhậm chức”.

Nếu việc này là đúng thì nó cũng chỉ thể hiện rằng các cuộc điện thoại của ông Flynn là chính trị mà không trái luật. Coi thường cảnh báo từ chính quyền Obama rằng không được can thiệp quốc sự có thể là một lỗi chính trị, nhưng không phải là một tội.

Nhưng không may là với những gì chúng ta chứng kiến từ hôm thứ Sáu tới nay, tầm quan trọng của lời khai của ông Flynn quá nhỏ bé so với những “hỏa mù” mà các trang tin tức tung ra. ABC News đã đình chỉ phóng viên điều tra trưởng của mình vì đưa tin sai lệch, làm dấy lên khả năng ông Trump sắp bị luận tội và khiến chứng khoán Mỹ giảm 350 điểm. Hàng loạt các kênh thông tin cho chạy các bài viết về vụ bê bối “Trump – Nga” đã chạy đến cửa Tòa Bạch Ốc. Thực tế thì ông Trump làm việc trong chính quyền Trump được 24 ngày, và không có bằng chứng nào khiến người ta có thể giả định một âm mưu giữa điệm Kremlin và chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Không phải bởi nhìn thấy điều gì xấu xa giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với nước Nga nên truyền thông chối bỏ ông Trump, mà bởi vì họ kiên quyết chối bỏ ông nên đã vây quanh và tô vẽ vào cái cớ gần nhất và có sức công phá mạnh nhất đối với một tân tổng thống: thông đồng với một quốc gia thù địch để phá hoại nền dân chủ Mỹ.

Trọng Đức

Xem thêm: