Học giả: Chính sách quan hệ đối ngoại của ông Biden “có vấn đề lớn”
- Mộc Xuân
- •
Kể từ khi lên nắm quyền, chính quyền Biden đã ngay lập tức đảo ngược các chính sách của Tổng thống Trump. Thứ Sáu tuần trước, truyền thông Mỹ đưa tin, Bắc Kinh đang cân nhắc khả năng xúc tiến việc ông Dương Khiết Trì sang Mỹ đàm phán và thăm ông Joe Biden, thì cùng lúc máy bay quân sự Trung Quốc quấy rối Đài Loan với quy mô chưa từng có. Các nước Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thường lo ngại về việc liệu chính quyền Biden có tiếp tục chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và đường lối chống cộng của ông Trump hay không. Bài viết này tổng hợp quan điểm của một học giả Đài Loan nhằm phân tích sâu hơn.
Ông Ngô Gia Long, nhà kinh tế tổng hợp Đài Loan, đã chỉ ra trong một chương trình truyền hình gần đây rằng kể từ khi ông Biden nhậm chức, việc xử lý các mối quan hệ đối ngoại, chẳng hạn như quay trở lại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp định khí hậu Paris, từ tình hình này mà xét thì ông Biden “thực sự có vấn đề lớn”.
Ông nói rằng, lý do TT. Trump rút khỏi các tổ chức quốc tế này không giống như nhận thức của ngoại giới rằng chính quyền Trump không quan tâm đến sức khỏe cộng đồng và biến đổi khí hậu, mà vì các tổ chức quốc tế này từ lâu đã bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát hoặc chi phối.
Ông Ngô Gia Long giải thích rằng sau Thế chiến II, Hoa Kỳ đã thúc đẩy chế độ mỗi quốc gia, một phiếu bầu, các nước nhỏ và nước lớn đều có một phiếu bầu khi tham gia vào các tổ chức quốc tế. Các đối thủ cũ có thể thách thức Hoa Kỳ chẳng hạn như Đức, Nhật Bản, Anh và Pháp, hiện đều là đồng minh của Hoa Kỳ nên không có vấn đề gì. Cho đến khi ĐCSTQ xuất hiện thì tình hình thay đổi. ĐCSTQ nhận thấy rằng những nước nhỏ có thể mua chuộc được. Họ đã mua chuộc nhiều “nước đang phát triển”. Một số nước nhỏ cũng có phiếu bầu trong các tổ chức quốc tế, nên ĐCSTQ đã nắm quyền kiểm soát với 50 hoặc 60 lá phiếu trong tay. “Cuối cùng, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng tiếng nói của mình trong các tổ chức quốc tế này là vô ích, vì vậy ông ấy đã rút lui.”
Ông Ngô Gia Long chỉ ra rằng ngay từ đầu, Hoa Kỳ đã có nhã ý đề nghị mỗi nước một lá phiếu, nhưng điều này không hiệu quả trước tình hình quốc tế hiện nay. Vì vậy Hoa Kỳ đã rút khỏi Ủy ban Nhân quyền, các tổ chức khoa học giáo dục và văn hóa của Liên hợp quốc chứ không phải chỉ rút khỏi WHO và Hiệp định Khí hậu Paris. Vì sao? “Bởi tình hình trong các tổ chức quốc tế đã thay đổi. Ngay từ đầu Hoa Kỳ đã không có khả năng chi phối và kiểm soát, vậy nên không thể thực hiện theo các phương hướng và mục tiêu của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy các vấn đề quốc tế.”
Ông tin rằng việc ông Biden quay trở lại lúc này là hoàn toàn vô ích, vì tổ chức quốc tế đó không thay đổi, kể cả Tổ chức Thương mại Thế giới. Họ đã không sửa đổi các quy tắc như Hoa Kỳ đề xuất. Nhiều quy tắc cần phải được thay đổi. Ông Biden đã không có tầm nhìn và quan điểm như vậy. Việc quay trở lại của ông ấy đơn thuần chỉ là muốn chọc giận ông Trump. Ông Biden hoàn toàn không chịu đối diện với vấn đề quan trọng nhất: “Đó là, ĐCSTQ đã thâm nhập và nắm giữ khá nhiều tổ chức quốc tế. Do đó hoạt động, nhân sự, và chỉ đạo của các tổ chức quốc tế này đã đi chệch hướng so với mong đợi ban đầu của Hoa Kỳ.”
Ví dụ nói về Thỏa thuận chung Paris. Thỏa thuận này yêu cầu các nước phát triển, trong đó Mỹ chiếm một phần đáng kể, cung cấp 100 tỷ USD cho Quỹ Khí hậu Xanh (Green Climate Fund) giúp các nước đang phát triển cắt giảm khí thải CO2, đồng thời hạn chế dần việc khai thác năng lượng hóa thạch tiến tới khai thác năng lượng xanh.
Báo cáo vào tháng 11/2018 của tổ chức Minh bạch Khí hậu (Climate Transparency) đã cho thấy Thỏa thuận chung Paris chỉ là trò dối trá. Không lời hứa nào trong số các lời hứa cắt giảm phát thải CO2 mà hơn 200 quốc gia đã đưa ra sẽ tiếp cận gần được tới việc ngăn chặn một “thảm họa” về khí hậu. Và thậm chí rất nhiều nước công nghiệp hóa trong nhóm G20, kể cả các nước Châu Âu cũng không tuân thủ những gì họ đã hứa trước đó.
Các báo cáo cũng cho biết 2 nước đông dân nhất và gây ô nhiễm lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời là nơi nhận được tiền từ Quỹ Khí hậu Xanh không chỉ không có ý định dừng khai thác năng lượng hóa thạch mà còn có kế hoạch tiếp tục gia tăng khai thác nhiên liệu hóa thạch sau năm 2020.
Trong khi đó, nước Mỹ dưới thời của Tổng thống Trump, người được cho là “kẻ đi ngược xu thế” vì quyết định rời Thỏa thuận chung Paris, lại là nước vượt rất xa phần còn lại của thế giới trong việc giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
10 quốc gia cắt giảm và gia tăng khí thải CO2 nhiều nhất trong năm 2017. (Ảnh: energyindepth.com)
Ông Ngô Gia Long nói rằng chiến lược ban đầu của TT. Trump rất đơn giản. Việc ông rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới là để thành lập một WHO mới để thay thế tổ chức này trong tương lai. Bởi các tổ chức này muốn thay đổi cũng khó thực hiện, họ đã bị ĐCSTQ kiểm soát và chi phối. TT Trump cũng đã cho họ cơ hội, đưa ra yêu cầu cải cách trước, sau đó mới tuyên bố rút lui. Việc rút lui cũng tuân theo quy tắc, chẳng hạn như có hiệu lực sau 6 tháng hoặc 1 năm.
Ông nói về Tổ chức Y tế Thế giới, ví dụ, Hoa Kỳ đóng góp hơn 400 triệu đô la Mỹ và ĐCSTQ đóng góp 40 triệu USD, chỉ bằng 1/10 của Hoa Kỳ. Nhưng sau đó ĐCSTQ lại dẫn đầu, và Hoa Kỳ cảm thấy rằng điều này không đúng. “Vì vậy, ông Biden hoàn toàn không chịu nhìn thẳng vào vấn đề này. Nếu ông ấy quay trở lại, cũng đồng nghĩa với việc ông ấy đang hợp tác với ĐCSTQ.”
Mặt khác, ông Ngô Gia Long tin rằng một trong những vấn đề lớn nhất mà Hoa Kỳ đang thực sự phải đối mặt hiện nay là: “Bắt đầu từ quá trình toàn cầu hóa chủ nghĩa tư bản, hiện nay đã trở thành toàn cầu hóa chủ nghĩa xã hội. Đây là một cục diện rất nghịch lý. Vì vậy TT. Trump vẫn chưa giải quyết xong nhiệm vụ này. Ông Biden hoàn toàn không có cách đối phó.”
Trong mối quan hệ quốc tế, một điểm quan trọng khác khiến quan hệ Mỹ – Trung không thể bình thường hóa, là cách thức và phương pháp xử lý vụ việc Hồng Kông của Chính phủ Trung Quốc tương đương với việc xóa bỏ “Một quốc gia, hai chế độ” và biến Hồng Kông thành nội địa hóa. Định hướng trong tương lai của ĐCSTQ là thành lập một thành phố trực thuộc, hợp nhất Hồng Kông, Chu Hải, Ma Cao và Thâm Quyến lại với nhau, hình thành một khu hành chính mới với dân số 20 triệu người. Sau đó, đồng đô la Hồng Kông có thể bị bãi bỏ và đồng nhân dân tệ sẽ được sử dụng thay thế. Điều này có thể được thực hiện sau đó.
Ông Ngô Gia Long nói thẳng rằng: “Vấn đề nhân quyền của Hồng Kông quá nghiêm trọng. Bởi ĐCSTQ đàn áp Hồng Kông tương đương với việc thách thức các giá trị phổ quát đằng sau việc thiết lập trật tự quốc gia ở các nước phương Tây, chính là nền dân chủ, tự do, pháp trị và nhân quyền. Hành động của ĐCSTQ ở Hồng Kông tương đương với việc thách thức trực tiếp nền tảng trật tự quốc tế do phương Tây thống trị. Vậy nên Hoa Kỳ không thể né tránh vấn đề này.”
Ông cho rằng, đối mặt với việc ĐCSTQ xử lý vấn đề Hồng Kông theo cách này, quan hệ Mỹ – Trung không thể bình thường hóa. Mối quan hệ này đã bước tới mức đối đầu, đương nhiên Đài Loan cũng sẽ bị ảnh hưởng, bị cuốn vào trong. Điều đầu tiên ông Biden phải giải quyết, giống như các vấn đề truyền thông, là liệu có chặn ông Trump, khiến ông Trump không thể tham gia vào các kênh truyền thông của riêng mình hay không? Vấn đề thứ hai là: Trung Quốc ban đầu tạo ra cuộc chiến tranh sinh hóa virus, sau đó, họ can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, “điều này quá rõ ràng”; tiếp đến, ĐCSTQ vận chuyển tiền giấy giả và tài liệu cá nhân; ngoài ra còn có vấn đề về ma túy, hỗ trợ và cung cấp ngân quỹ cho những người thuộc phe cánh tả và phe cấp tiến, nhằm gây rắc rối.
Ông Ngô Gia Long nói rằng những vấn đề này của ĐCSTQ chính là đang can thiệp vào Hoa Kỳ và người Mỹ không thể chấp nhận điều này, việc này phải được giải quyết. Do đó, về lý thuyết, quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai nên tiếp tục chính sách đối đầu của TT. Trump, “nhưng bản thân ông Biden có thể chống lại ĐCSTQ hay không lại là một dấu hỏi lớn.”
Mộc Xuân, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa WHO Joe Biden thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu Tổ chức Y tế Thế giới Dòng sự kiện Hiệp định Khí hậu Paris