Hợp đồng đầu tiên của Ba Lan triển khai nhà máy điện hạt nhân
- Nhật Tân
- •
Hôm Thứ Tư (27/9), quan chức Ba Lan và Mỹ đã ký hợp đồng tại Vácsava xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở nước này, theo AP đưa tin. Thủ tướng Ba Lan Morawiecki nói đây là sự mở đầu cho nguồn năng lượng hạt nhân ổn định không ô nhiễm. Đại sứ Mỹ Brzezinski nói “Đây không chỉ là kinh doanh thương mại”, mà còn là một phần đưa Ba Lan thành “trạm trung gian triển khai công nghệ hạt nhân dân sự.”
“Nguồn năng lượng sạch, ổn định duy nhất được chứng minh và xác minh là an toàn về mặt công nghệ ấy là năng lượng hạt nhân, ngày hôm nay là ngày trọng đại của công nghệ này,” Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói tại buổi lễ, và gọi thỏa thuận xây dựng nhà máy tại địa điểm Lubiatowo-Kopalino ở vùng Pomerania gần Biển Baltic là sự khởi đầu cho một chương mới đối với Ba Lan.
Chính phủ Morawiecki đã tuyên bố vào năm ngoái rằng họ chọn Mỹ làm đối tác cho dự án.
Hai công ty Mỹ —một tập đoàn gồm Westinghouse và Bechtel— đã ký thỏa thuận với cơ quan nhà nước Ba Lan giám sát chương trình hạt nhân, Polskie Elektrownie Jadrowe (PEJ).
Theo hợp đồng, 2 công ty Mỹ sẽ xây dựng 3 lò phản ứng hạt nhân, và đào tạo chuyên viên địa phương trong 18 tháng. Theo một thông báo từ Westinghouse, lò phản ứng AP1000 đầu tiên có thể đưa hoạt động thương mại là năm 2023, theo RT
- Đóng cửa nhà máy cuối cùng, Đức kết thúc tranh luận nhiều năm về điện nguyên tử — Có những ý kiến cho rằng quyết định hoàn toàn từ bỏ năng lượng hạt nhân của Đức là sai lầm, trong khi nhiều quốc gia khác đang đẩy mạnh lĩnh vực này.
Địa điểm dự kiến cách biên giới với Đức khoảng 280 km, quốc gia lựa chọn đi con đường ngược lại, và đã đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân cuối cùng còn lại của mình vào tháng 4/2023. Năm ngoái, 4 bang của Đức gần Ba Lan nhất tuyên bố họ phản đối kế hoạch của Ba Lan.
Nhiều nhà bảo vệ môi trường có truyền thống phản đối năng lượng hạt nhân, và ở Ba Lan một số người cho rằng chi phí ban đầu quá cao và phải mất quá nhiều thời gian để phát triển, cho nên việc đầu tư vào năng lượng tái tạo sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên, sự phản đối ở Ba Lan đối với kế hoạch này vẫn chưa cao.
Ngay cả đảng Xanh cũng bị chia rẽ về vấn đề này. Điều đó phản ánh nỗi lo ngại về biến đổi khí hậu đã thuyết phục một số nhà bảo vệ môi trường trên thế giới dẫn tới nhìn nhận rằng năng lượng hạt nhân như một lời giải tốt, vì nó không liên quan đến việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
Ba Lan đang có kế hoạch chi 40 tỷ USD để xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân với 3 lò phản ứng, nhà máy cuối cùng sẽ được vận hành vào năm 2043. Thỏa thuận với Mỹ là 3 lò phản ứng đầu tiên của nhà máy Pomerania, mà các quan chức cho rằng sẽ bắt đầu sản xuất điện vào năm 2033.
Ba Lan cũng đã ký thỏa thuận với Hàn Quốc về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tiếp theo khi nước này tiến tới các kế hoạch năng lượng hạt nhân của mình.
Ba Lan đã lên kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trong nhiều thập kỷ để thay thế các nhà máy đốt than, khi mà quốc gia này đang trong tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất ở Châu Âu.
CEO của Westinghouse, Patrick Fragman bày tỏ hy vọng rằng cam kết này “sẽ là hình mẫu cho các quốc gia khác đang tìm kiếm quá trình khử cacbon và an ninh năng lượng.”
Một lò phản ứng AP1000 hiện đang sản xuất điện cho bang Georgia của Mỹ, trong khi một lò phản ứng khác đang được chuẩn bị vận hành thương mại. 4 lò phản ứng loại này cũng đang hoạt động ở Trung Quốc và 6 lò nữa đang được xây dựng. Tại Châu Âu, Bungari đã chọn công nghệ AP1000 cho chương trình lò phản ứng mới của mình, Westinghouse tiết lộ.
Vào tháng 6, Thủ tướng Ba Lan Morawiecki nói với các phóng viên rằng nước ông muốn trở thành một phần của Chương trình chia sẻ hạt nhân của NATO, cho phép triển khai bom hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ của các quốc gia khác.
Được triển khai vào năm 2009, kế hoạch này đã chứng kiến bom hạt nhân B61 của Mỹ được chuyển đến Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ước tính của Nga, tính đến tháng 4 năm 2022, 150 quả bom như vậy đã được triển khai trên khắp Châu Âu.
Vácsava viện dẫn quyết định của Moskva triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của riêng mình ở nước láng giềng Belarus là lý do đằng sau lời kêu gọi của họ đối với NATO.
Từ khóa biến đổi khí hậu Ba Lan năng lượng hạt nhân Dòng sự kiện