Đạo diễn Oliver Stone được phỏng vấn về bộ phim “Năng lượng hạt nhân”
- Nhật Tân
- •
Nhà làm phim kỳ cựu Oliver Stone gần đây cho ra mắt bộ phim mới nhất của mình “Nuclear Now” (năng lượng hạt nhân bây giờ), và được The Guardian cho đăng bài phỏng vấn hôm Thứ Tư. Nhà làm phim từng đoạt 3 giải Oscar này nổi tiếng trong làng phim nhờ các bộ phim tài liệu với góc nhìn và phong cách độc đáo của mình. Oliver Stone từng làm tới 3 bộ phim giá trị về chiến tranh Việt Nam, mà chính ông từng là người trong cuộc, với cách nhìn riêng của ông. Oliver Stone là một trong số ít người trong ngành truyền thông Hoa Kỳ mà có lời nói tốt về tổng thống Nga, đồng thời phê phán tổng thống Mỹ.
“Nuclear Now”
Bộ phim mới nhất “Nuclear Now” được nhà làm phim 76 tuổi cho mắt cách đây không lâu, cũng là một bộ phim tài liệu theo phong cách sở trường của ông, như The Guardian miêu tả, được làm dựa theo cuốn sách của đồng tác giả Joshua S. Goldstein, người cũng có mặt trong cuộc phỏng vấn cùng với vợ (cũng chính là trợ lý của giáo sư Goldstein).
Theo nội dung bộ phim tài liệu mang tính khoa học này, năng lượng hạt nhân là lời giải cho nguy cơ biến đổi khí hậu, khi mà năng lượng hóa thạch cần phải bị loại bỏ dần do ô nhiễm môi trường. Hãy quên đi ảo tưởng rằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ là đủ vì chúng còn rất nhiều hạn chế một khi triển khai trên diện rộng. Trong một thế giới phát triển với nhu cầu năng lượng tăng nhanh, thì năng lượng hạt nhân sẽ là lời giải duy nhất mà khoa học hiện nay có khả năng triển khai.
Phong cách Oliver Stone, sự thật được lộ ra từ một góc độ khác khi phim nói về “những lời nói dối chưa được khám phá mà người ta sẽ không chịu thừa nhận.”
“Chúng ta đang hiểu sai tất cả, và khi đối mặt với biến đổi khí hậu, thì hạt nhân không chỉ là một lựa chọn, mà nó là lựa chọn duy nhất,” Oliver Stone nói, và ca ngợi đóng góp khoa học của Marie Curie, nhà vật lý người Ba Lan nổi tiếng với công trình nghiên cứu về phóng xạ.
“Kỳ thực, chúng ta đã có giải pháp rồi. Chỉ là chúng ta đã làm hỏng nó,” theo ông. Mọi chuyện trở nên tồi tệ vào giữa thế kỷ 20, khi năng lượng hạt nhân và chiến tranh hạt nhân được kết hợp với nhau và Hollywood bắt đầu tung ra những bộ phim khoa học viễn tưởng với những kẻ quái dị phát quang và những thế lực tà ác mang bom hạt nhân.
Vào đầu những năm thập kỷ 1970, các nhà môi trường đã cảnh báo về mối nguy hiểm của bất cứ thứ gì liên quan đến hạt nhân và gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất thải hạt nhân, khiến công chúng dị ứng với loại năng lượng này.
“Không có vấn đề [về chất thải hạt nhân], nó hoàn toàn có thể xử lý được, đặc biệt là so với chất thải của khí đốt, dầu và than,” Oliver Stone nói. “Nó trở nên an toàn hơn theo thời gian, vì [đặc điểm tự nhiên của] phân rã phóng xạ,”
Theo Oliver Stone, các phương án năng lượng khác —như gió và mặt trời, sẽ đòi hỏi phải chế tạo cực kỳ nhiều pin— cũng có vấn đề về ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường: “Bạn không thể nói về thạch tín, chì thủy ngân có trong các tấm pin mặt trời hay bất kỳ thứ gì khác.”
Bộ phim đưa ra các con số chỉ ra rằng số thương vong liên quan đến thảm họa hạt nhân tại Chernobyl, Three Mile Island và Fukushima ít hơn rất nhiều so với mức độ ô nhiễm không khí chết người do than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác gây ra trên khắp thế giới.
- Đóng cửa nhà máy cuối cùng, Đức kết thúc tranh luận nhiều năm về điện nguyên tử — Có những ý kiến cho rằng quyết định hoàn toàn từ bỏ năng lượng hạt nhân của Đức là sai lầm, trong khi nhiều quốc gia khác đang đẩy mạnh lĩnh vực này.
- https://www.youtube.com/watch?v=ENNftFdiaQE — Elon Musk, người giàu lên nhanh chóng khi đầu tư vào các doanh nghiệp khoa học ứng dụng, cho rằng “đóng cửa nhà máy điện nguyên tử là [việc làm] hoàn toàn điên rồ!”
- Cuộc tranh cãi về ‘lò phản ứng hạt nhân 1,7 tỷ năm’ ở Gabon, châu Phi — Gần 2 tỷ năm trước từng tồn tại lò phản ứng hạt nhân lộ thiên mà đã vận hành trong hàng chục vạn năm. Phải chăng ‘năng lượng hạt nhân’ đã là lời giải của một nền văn minh vượt xa khoa học của chu kỳ văn minh nhân loại lần này?
Trong cuộc phỏng vấn, khi cần bình luận về các chủ đề khoa học kỹ thuật, thì Oliver Stone nhường lời cho giáo sư Goldstein. Nhưng ông trở nên sôi nổi khi cuộc nói chuyện chuyển sang đề tài liên quan đến các chính trị gia, người mà ông miêu tả hay dùng nhân tố “khiến mọi người sợ hãi” để thu hút cử tri.
“Các chính trị gia có thể nhận được phiếu bầu bằng cách khiến mọi người sợ hãi,” ông nói, và chỉ trích rằng chính họ do không chịu thừa nhận sai lầm của mình dù đã biết, nên gây ảnh hưởng đến xã hội.
“Và sau đó, thật khó để đảo ngược chính mình sau nhiều năm nếu nói: ‘Thật ra, bây giờ chúng tôi đã thay đổi quyết định. Và chúng tôi thấy rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn hơn, và thực tế những gì chúng tôi đã nói với mọi người về điều này đã là hơi cường điệu.’”
Oliver Stone chỉ ra điều này lúc kể về cảm giác khi ông đọc tất cả các bài ‘khoa học’ mà chỉ trích năng lượng hạt nhân: “Khi bạn đọc chúng, nó rất cô đặc. [Cảm giác] giống như uống một liều axit.”
Lúc đó, ông Goldstein rất kịp thời đưa ra ví dụ sinh động. Ông lấy tay chỉ vào một tấm biển có chữ ‘EXIT’ màu đỏ gần đó, và nói rằng trong chất màu đỏ ấy có chứa một lượng nhỏ tritium, cùng loại hợp chất trong các bể chứa ở nhà máy điện Fukushima. “Chúng có thời gian bán phân rã ngắn và chúng không tích tụ trong cơ thể bạn,” ông nói. “Nó giống như thứ vô thưởng vô phạt nhất.”
- Oliver Stone trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5/2022, đã đưa ra so sánh những tác hại của công nghệ năng lượng từ nguồn khác so với năng lượng nguyên tử:
Phim tài liệu “Nuclear Now” được Oliver Stone miêu tả là bộ đầu tiên ông lấy chủ đề là “vật thể, chứ không phải nhân vật”. Ông nói, “sẽ không có cô nàng sexy nào trong phim” như là một điểm khác biệt so với trào lưu phim ảnh hiện nay.
Phỏng vấn theo chủ đề năng lượng hạt nhân đã dẫn câu chuyện tới Nga và Trung Quốc. Và đây là góc nhìn của Oliver Stone: “Tôi nghĩ rằng Nga đã làm rất tốt về [phương diện] năng lượng hạt nhân” và “Trung Quốc cũng là một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên tôi không bao giờ có thể đi sâu vào Trung Quốc. Thật xấu hổ là trong bộ phim này [không có điều] mà tôi muốn có.”
“Ông Putin là nhà lãnh đạo tốt cho tổ quốc của ông, và dân chúng yêu mến ông ấy,” Oliver Stone bình luận. Đây không phải là lần đầu tiên ông Putin được Oliver Stone miêu tả là người tốt khi được nhìn từ một góc độ khác.
Phong cách Oliver Stone
Oliver Stone nói đây là bộ phim thứ 30, và phim tài liệu thứ 10 của ông. Ông coi tất cả chúng như những phần liên kết với nhau, vì công việc cả đời của ông là làm phim về “những lời nói dối chưa được khám phá mà người ta sẽ không chịu thừa nhận.”
Sau khi phục vụ tại chiến trường Việt Nam và làm nghề lái taxi trong một thời gian ngắn, ông đã chuyển hẳn sang làm những bộ phim từ góc nhìn riêng mà trong đó một mặt khác của sự thật được lộ ra.
Có lẽ không cần phải giới thiệu bộ 3 phim về chiến tranh Việt Nam của ông —Platoon (Trung Đội, phim 1986), Born on the Fourth of July (Sinh ngày 4 tháng 7, phim 1989), và Heaven & Earth (Trời và Đất, phim 1993)— đặc biệt là phim “Trung Đội”, trong đó có cảnh lính Mỹ tấn công dân lành.
“Trung Đội” được đánh giá là một trong những phim hàng đầu về chiến tranh của thế giới và được trao giải Oscar cho Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất năm, được chọn vào danh sách 100 phim hay nhất 100 năm qua của Viện Điện ảnh Hoa Kỳ. Ông cũng đóng 1 vai diễn trong phim này.
Oliver Stone kể rằng bộ 3 phim này phản ánh trải nghiệm của chính ông thời làm lính bộ binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam.
Bài phỏng vấn mà The Guardian cũng khắc họa về phong cách rõ nét trong các phim của Oliver Stone: Tổng số 12 giờ các bộ phim tài liệu của Oliver Stone đều đang nói về “Lịch sử chưa được kể của Hoa Kỳ”, dẫn lời của ông khi ví mỗi phim là một “chương” trong cùng một bộ tài liệu.
“Các chương [của bộ tài liệu] là đả kích cái Lịch sử Hoa Kỳ mà người ta đang dạy ở trường; và tôi nói giá như người ta đang dạy phiên bản của tôi, bởi vì tôi nghĩ [phiên bản của tôi] chính xác hơn nhiều so với những điều nhảm nhí [học sinh] đang nhận được.”
Tờ báo kể rằng Oliver Stone không tự coi mình như một phần tử của vòm trời Hollywood mặc dù ông sống ở Los Angeles và có 3 giải Oscar. Cảm giác xa lạ của ông dường như đã tăng lên khi làm bộ phim “Nuclear Now” mới nhất này, ông nói:
“Ngành kinh doanh điện ảnh vẫn luôn không hữu hảo với [chủ đề] ‘năng lượng hạt nhân’, từ thời Silkwood, The China Syndrome, hay tất cả các phim kinh dị của thập niên 50.”
Theo Oliver Stone, đó là đi chệch khỏi đường lối của điện ảnh chính thống, điều mà ông thích hơn, “Tôi thích sự hào hoa phong nhã của những bộ phim xưa. Bạn biết đấy, tôi muốn gặp Elizabeth Taylor, và tôi muốn gặp Brigitte Bardot, hay Marilyn Monroe. Tôi muốn gặp những minh tinh!”
Ông cũng thừa nhận việc làm phim như vậy trở nên khó thành công hơn trong một xu hướng nặng về truyền thông xã hội.
The Guardian từ đó chỉ rằng rằng “món ăn” (diet) kiểu Oliver Stone vì thế sẽ không giống khẩu vị của truyền thông đại chúng hiện nay ở Hoa Kỳ, vốn chủ đạo theo luận điệu của cánh tả. Có thể khán giả sẽ cảm thấy phim của ông hơi nghiêng theo cánh hữu.
Trong Wikipedia có đoạn viết rằng những người bất đồng quan điểm cố gắng cáo buộc ông là người chạy theo thuyết âm mưu. Mặc dù ai xem phim của ông sẽ thấy những bằng chứng khách quan được ông đưa ra đầy đủ, và nói chung là theo phong cách để khán giả tự đánh giá.
Một tờ báo New York Times (cánh tả) thò ra khỏi túi của Oliver Stone, vào một ngày khi tờ báo này đăng bài bình luận có cánh về bộ phim mới của ông. The Guardian miêu tả, ông đọc bài báo với “sự hoài nghi thận trọng” (skeptical). Ông nói “Tôi đang đọc để xem họ nghĩ gì.”
Khi được tờ báo hỏi cách nhìn về bản thân, Oliver Stone trả lời, “Tôi muốn nói là cực kỳ trung dung.”
Dường như “trung lập” là cách ông tự định vị trí của mình trên chính trường Hoa Kỳ, và The Guardian bình luận với thái độ không hoàn toàn đồng ý, “Đó là một thuật ngữ khá hấp dẫn nhưng vô nghĩa, phải không?”
Nhưng dù sao, tờ báo dường như cũng tán đồng với ông về cụ thể bộ phim “Nuclear Now” lần này, khi trích dẫn lời ông nói như thế này.
“Sự thật quan trọng với tôi và chúng tôi đang tìm kiếm sự thật,” anh ấy nói một cách hình dung. “Tôi nghĩ rằng tôi đã bắt gặp một chủ đề rất quan trọng, đó là biến đổi khí hậu. Và tôi biết ơn vì điều đó. Đó có thể là bộ phim cuối cùng của tôi, bạn biết đấy, bởi vì tôi đang ở độ tuổi mà tôi có thể lo lắng cho ngày mai.”
Bộ phim tài liệu sắp ra mắt của Oliver Stone là về Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, và ông cho biết nó đã “gần như đã sẵn sàng”.
Nhìn nhận của về Ukraine và các tổng thống đương nhiệm
Ở tuổi 76, ông Oliver Stone trẻ hơn ông Joe Biden 4 tuổi, người mà số đông cho rằng quá già để tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.
“Tổng thống yêu thích của tôi là John Kennedy,” Oliver Stone chia sẻ. “Nếu bạn gặp hai người Ireland trên đường, bạn sẽ thấy John Kennedy là một người yêu chuộng hòa bình, và bạn sẽ thấy Joe Biden là một chiến binh lạnh lùng theo nghĩa tồi tệ nhất của từ này.”
Khi bình luận về đương kim Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, có lẽ khó tách khỏi thực tế rằng ngay sau khi đặt chân vào Tòa Bạch Ốc, ông Biden nhanh chóng chấm dứt chiến tranh Afghanistan một cách vội vã, nhưng sau đó ông lại tỏ ra kiên quyết hỗ trợ rất nhiều cho Ukraine với danh nghĩa đấu tranh để bảo vệ một nền dân chủ.
Nền dân chủ ở Ukraine như thế nào, Oliver Stone có đến tận 2 bộ phim về tình hình Ukraine: “Ukraine on Fire” (Ukraine Đang Cháy, 2016) và “Revealing Ukraine” (Tiết lộ Ukraine, 2019). Cả 2 phim tài liệu này đều được làm vào thời Ukraine nội chiến, và ngay trước thềm cuộc chiến tranh Ukraine nổ ra năm 2022 sau khi ông Joe Biden ngồi vào vị trí tổng thống Hoa Kỳ.
Cả 2 bộ phim đều được rất nhiều khán giả bình luận là thuộc loại phim “bắt buộc phải xem” (must watch) nếu muốn hiểu rõ hơn về cuộc chiến đang diễn ra hôm nay.
Oliver Stone cũng không làm các khán giả của mình thất vọng ở cả 2 bộ phim này. Giống như “Trung Đội” nổi tiếng năm xưa về sự thật chiến tranh Việt Nam theo góc nhìn mà ít người Mỹ được biết, thì cả 2 bộ phim về Ukraine đều cho thấy một bức tranh khác so với những gì mà truyền thông phương Tây đang miêu tả.
- Xem phim “Ukraine on Fire” (2016) tại đây.
- Xem phim “Revealing Ukraine” (2019) tại đây.
Là một nhà làm phim người Mỹ với góc nhìn riêng, Oliver Stone dường như giành được thiện cảm phần nào từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người thường xuyên bị truyền thông phương Tây miêu tả như một đại biểu của thế lực phản diện. Có thể thấy được thiện cảm qua một series các phỏng vấn kiểu phỏng vấn truyền hình gồm 4 tập mà Oliver Stone thực hiện với nhà lãnh đạo Liên bang Nga giai đoạn từ năm 2015 đến 2017, mang tên “The Putin Interviews” (Các cuộc Phỏng vấn Ông Putin).
Trong series phỏng vấn này, ta có thể thấy Oliver Stone và tổng thống Nga nói chuyện khá thoải mái và cởi mở. Tờ The Guardian dẫn lời mà Oliver Stone cho rằng Putin là một “nhà lãnh đạo tốt cho tổ quốc” và đã tiến được rất xa trên con đường mà ông ấy sẵn sàng bước đi.
Trong một phỏng vấn khác, khi được hỏi, ông đã miêu tả cảm giác khi gặp Tổng thống Putin là: “Tôi chỉ thấy ông ta là người hợp lý, bình tĩnh. Tôi không bao giờ thấy ông ta tức giận. Tôi muốn nói là rất nhiều người phương Tây trong cách làm các việc và trở nên có cảm tính kích động. Tôi không nhìn thấy điều đó [ở Putin], tôi thấy ông ta là người cân bằng như một người nghiên cứu… sự bình tĩnh đến từ nghiên cứu [có trình độ học vấn].”
Và khi được hỏi “ông có nghĩ rằng [Putin] là người trung thực không?”, Oliver Stone trả lời là “Có!” một cách khẳng định.
Từ khóa Vladimir Putin biến đổi khí hậu Chất thải hạt nhân năng lượng hạt nhân Oliver Stone