Tại cuộc họp cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về an ninh hàng hải diễn ra ngày 9/8, Mỹ và Trung Quốc đã xảy ra xung đột về hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Cuộc họp cũng tập trung vào các vụ tấn công tàu ở Vịnh Ba Tư, cướp biển ở Vịnh Guinea, buôn bán ma túy và người ở Địa Trung Hải Đại Tây Dương.

cargo 449784 1280
(Ảnh minh họa: hectorgalarza / Pixabay)

Mỹ, Ấn Độ, Nga phối hợp để đạt được đồng thuận về an ninh hàng hải

Tổng hợp thông tin từ các kênh truyền thông ngày 10/8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, trong tháng này giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an và chủ trì cuộc họp trực tuyến này. Ông cảnh báo, là di sản chung của tất cả các quốc gia và nhân dân, các đại dương trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa khác nhau. Ông chỉ ra rằng nạn cướp biển và khủng bố, một số quốc gia đã dựng lên các rào cản thương mại.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã phản ứng trước những tuyên bố ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh đối với một bộ phận khu vực Biển Đông, mặc dù phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế cách đây 5 năm đã bác bỏ các tuyên bố của Bắc Kinh. Ông Blinken cảnh báo rằng xung đột ở đó hoặc ở bất cứ khu vực biển nào đều “gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu đối với an ninh và thương mại. Ở Biển Đông, chúng ta đã nhìn thấy cảnh ngộ nguy hiểm của tàu thuyền trên biển, và những hành động khiêu khích nhằm thúc đẩy các yêu sách hàng hải phi pháp.”

Ông Blinken nhấn mạnh rằng Mỹ và tất cả các quốc gia khác “có nghĩa vụ và trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ các quy tắc mà tất cả chúng ta đồng ý tuân thủ, đồng thời giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình.”

Ông Blinken nói với Hội đồng Bảo an rằng khi các hoạt động hàng hải bất hợp pháp của bất kỳ quốc gia nào không phải gánh chịu bất kỳ hậu quả nào, nó sẽ “làm gia tăng hiện tượng có tội mà không bị trừng phạt và sự bất ổn ở khắp mọi nơi”.

Ông Modi kêu gọi loại bỏ các rào cản thương mại hàng hải hợp pháp đe dọa nền kinh tế thế giới, giải quyết hòa bình các tranh chấp hàng hải, nỗ lực chung để chống lại các mối đe dọa hàng hải như bão, sóng thần, ô nhiễm, cướp biển và đánh bắt quá mức.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự cuộc họp của Hội đồng Bảo an và đưa ra lời kêu gọi rất hiếm hoi về việc “sử dụng không gian hàng hải một cách hòa bình và có trách nhiệm”. Ông cũng nói, với tư cách là một nước lớn về hàng hải, Nga “đang làm rất nhiều việc theo luật pháp quốc tế để duy trì và tăng cường an ninh trên biển”.

Ông Putin nói: “Mục tiêu của chúng tôi là giúp đảm bảo an toàn cho khu vực Vịnh Ba Tư, Vịnh Guinea và Đại Tây Dương, nơi chúng tôi đang nhìn thấy có ngày càng nhiều vụ cướp và bắt con tin trên biển. Tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng vì một số quốc gia không thể một mình chống lại các nhóm tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển và khủng bố.”

“Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển” được công nhận

Thu hoạch lớn nhất của cuộc tranh luận công khai về an toàn hàng hải này là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ngày 10/12/1982 đã được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc công nhận. Do Ấn Độ là Chủ tịch Hội đồng Bảo an, trước khi đạt được đồng thuận về tuyên bố chủ tịch của Hội đồng Bảo an, các quốc gia thành viên đã tiến hành đàm phán và thảo luận qua lại trong vài tuần.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có truyền thống phản đối “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển” cũng bị buộc phải đồng ý rằng Công ước là một khuôn khổ pháp lý thích hợp áp dụng cho các hoạt động hàng hải.

Ấn Độ chọn phương pháp tiếp cận có trách nhiệm, vừa có thể đạt được sự đồng thuận, đồng thời bắt đầu khởi xướng thảo luận giữa tất cả các quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trước vài tháng. Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ TS Tirumurti, Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nói rằng: “Hội đồng Bảo an tái khẳng định rằng luật pháp quốc tế được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ngày 10/12/1982, đã quy định khuôn khổ pháp lý áp dụng cho các hoạt động hàng hải. Bao gồm cả việc chống lại các hoạt động bất hợp pháp trên biển.”

Đây là “khuôn khổ lập pháp” của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, lần đầu tiên nó được công nhận và chấp nhận trong bối cảnh an ninh hàng hải. Trước đó, nó đã được công nhận về vấn đề cướp biển ở Libya và Somalia, nhưng về phương diện an ninh hàng hải lại chưa được công nhận.

Đại biểu thường trú của Trung Quốc vắng mặt thảo luận công khai

Mọi người liên tiếp đồn đoán về việc Đại sứ trường trú tại Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc là Trương Quân vì sao lại không tham dự thảo luận công khai. Một vị quan chức cho biết, nguyên nhân ông Trương Huy vắng mặt là do ông ấy phải trở về Bắc Kinh, để tiến hành bàn bạc về việc tổ chức hội nghị Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA). Vị quan chức này bổ sung thêm, do việc đi lại tại Trung Quốc cần tiến hành kiểm dịch nên ông Trương Quân không thể xuất hiện tại cuộc thảo luận công khai.

Tuy nhiên Phó đại diện Trung Quốc thường trú tại Liên Hiệp Quốc là Đới Tân cũng đã đại diện Trung Quốc tham gia cuộc thảo luận công khai về an ninh hàng hải này.

Thắng lợi ngoại giao của Ấn Độ

Một nguyên nhân khác khi coi việc thừa nhận rằng “Công ước về Luật Biển” là một thành tựu ngoại giao to lớn của Ấn Độ, bởi vì bởi đây là cuộc thảo luận độc lập đầu tiên về “an ninh hàng hải” trong lịch sử của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Các quốc gia thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cố gắng thúc đẩy cuộc thảo luận về an ninh hàng hải, nhưng nó luôn bị đình trệ, nguyên nhân chủ yếu là do sự cản trở của Trung Quốc (ĐCSTQ. Trước đó, Việt Nam (vào tháng 4/2021), và Guinea Xích đạo (tháng 2/2019) đã cố gắng tiến hành các cuộc thảo luận toàn diện, nhưng không thành công.

Đối với Ấn Độ, một khía cạnh quan trọng khác là cho phép nhấn mạnh vấn đề “chống khủng bố”. Trong tình huống này, họ còn phân phát một bản thuyết minh bao hàm khái niệm khuôn khổ. Công tác chuẩn bị diễn ra suôn sẻ, buộc Bắc Kinh phải miễn cưỡng chấp nhận “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển” làm khuôn khổ pháp lý thích hợp áp dụng cho các hoạt động hàng hải, bao gồm chống các hoạt động hàng hải bất hợp pháp.

 “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển” là gì?

Theo tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, “’Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển’ là khuôn khổ pháp lý áp dụng cho các hoạt động hàng hải, bao gồm chống các hoạt động hàng hải bất hợp pháp.”

Khuôn khổ này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để ứng phó với các mối đe dọa an ninh và an toàn hàng hải. Ngoài ra, “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển” nhấn mạnh đến sự tương trợ tư pháp và các hình thức hợp tác thực thi pháp luật khác, bao gồm các thỏa thuận hoặc bố trí song phương hoặc khu vực, nhằm chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên biển. Khuôn khổ này cũng tìm cách tăng cường hợp tác trong an ninh và an toàn hàng hải, bao gồm chống cướp biển, cướp có vũ trang, khủng bố, buôn bán người và ma túy.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển thúc đẩy hơn nữa việc vận chuyển an toàn và có đảm bảo, đồng thời đảm bảo quyền tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: