“Ông Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này đi!”

Có những phát ngôn đã trở thành bất hủ, ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử nước Mỹ. Ví như Tổng thống Franklin Roosevelt từng nói: “Thứ duy nhất chúng ta phải sợ chính là nỗi sợ hãi”, hay “Tôi chưa từng đánh nhau”: phát ngôn của Tướng hải quân đầu tiên của Hoa Kỳ, John Paul Jones và thông điệp của Tổng thống Abraham Lincoln: “chính phủ của dân, do dân và vì dân”.

Ngày này ba mươi năm trước, (12/6/1987) Tổng thống Ronald Reagan – người được vinh danh là Người giao tiếp Vĩ đại (Great Communicator) đã thêm một phát ngôn lịch sử khác: “Hãy phá bỏ bức tường này đi” khi ông đứng trước bức tường Berlin chia tách Đông và Tây Đức.

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan phát biểu trước bức tường Berlin ngày 12/6/1987. Bài phát biểu nổi tiếng đã đi vào lịch sử với lời kêu gọi lãnh đạo Liên xô hãy phá huỷ bức tường.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan phát biểu trước bức tường Berlin ngày 12/6/1987. Bài phát biểu nổi tiếng đã đi vào lịch sử với lời kêu gọi lãnh đạo Liên xô hãy phá huỷ bức tường.

Vào những năm 1980, chính quyền Reagan đã bắt đầu áp dụng giọng điệu phê phán mạnh mẽ hơn với Liên Xô so với các chính quyền trước đây, đặc biệt là thời Richard Nixon.

Năm 1983, ông Reagan đã gọi Liên Xô là “Đế quốc Ma quỷ”, rõ ràng, không mơ hồ, thể hiện vị thế của thế giới tự do. Ông không bao giờ đến thăm Đông Âu, chỉ một lần tới Moscow năm 1988. SALT II, một hiệp định giải trừ vũ khí hạt nhân, mục tiêu chính của Tổng thống Carter đối với Liên Xô, đã bị ông Reagan bãi bỏ tức thì để thay thế bằng một hiệp định khác có lợi hơn cho Hoa Kỳ.

Trong suốt 8 năm Reagan cầm quyền tại Mỹ, Liên Xô đã trải qua 4 đời lãnh đạo: một Leonid Brezhnev yếu ớt, Yuri Andropov thông minh nhưng kích động, Konstantin Chernenko đáng quên và nhà cải cách Mikhail Gorbachev.

Ba vị lãnh đạo đầu tiên kể trên đã chết trong thời gian ngắn và Reagan đã phải thốt lên với vợ ông, Đệ nhất phu nhân Nancy rằng: “Làm sao tôi có thể đạt được bất cứ điều gì với người Nga nếu họ cứ liên tục chết trước tôi như thế?

Cuối cùng, tới Gorbachev, Liên Xô mới có một lãnh đạo nghiêm túc đối mặt với việc cải cách – không phải phá hủy, mà muốn cải cánh Liên Xô. Và ông Reagan đã nắm lấy cơ hội đó.

Đó là năm 1987. Tổng thống Reagan đã tới thăm Tây Berlin lần thứ hai trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, nhân dịp kỷ niệm 750 năm ngày thành lập thành phố này.

Đứng trước Cổng Brandenburg cổ kính, xây dựng từ thế kỷ 18, cùng với Tổng thống Đức Richard von Weizsäcker, Thủ tướng Đức Helmut Kohl và Thị trưởng Tây Đức Eberhard Diepgen và đông đảo người dân vẫy cờ Đức và cờ Mỹ, Tổng thống Ronald Reagan nói một câu tiếng Đức: “Es gibt nur ein Berlin” (Chỉ có một Berlin).

Khi đó đã là 40 năm từ khi kết thúc Thế chiến II- thời điểm các nước Đồng Minh chia rẽ và chinh phục nước Đức vừa bị chiến tranh tàn phá. Với nhiều người Đức có mặt ở buổi nói chuyện của ông Reagan, trong suốt cuộc đời họ, Berlin đã là một thành phố chia rẽ.

Bức tường Berlin được Đông Đức triển khai xây dựng từ đầu những năm 1960, nhằm ngăn chặn làn sóng di dân của giới trí thức từ phía Đông sang Tây Berlin. Tính cho đến năm 1987, bất chấp rủi ro đến tính mạng, hàng trăm nỗ lực đào thoát vì tự do đã diễn ra.

Đối với đông đảo người dân khi đó, được nghe Tổng thổng Hoa Kỳ – vị tổng thống của thế giới tự do nói một cách thực tế, khách quan và trung thực rằng “chỉ có một Berlin”, đó là một động lực lớn với họ. Vì người dân Đức hiểu rằng Tổng thống Hoa Kỳ là người duy nhất có thể và sẽ đứng lên đối mặt với Liên Xô và những kẻ áp bức.

KN-C29248

Reagan hướng mắt nhìn toàn cảnh bước tường đầy các bức vẽ graffiti, và nói với đám đông khán giả: “Phía sau tôi đứng là một bức tường, bao quanh các khu vực tự do của thành phố này, một phần của những rào cản rộng lớn chia rẽ toàn bộ lục địa châu Âu … Đứng trước Cổng Brandenburg, mỗi người dân là một người Đức, bị chia rẽ khỏi đồng bào của họ. Mỗi người dân đều là một người Berlin, bị ép buộc phải nhìn vào một vết thương”.

Người Đức vỗ tay, vẫy cờ, nhìn về phía Tổng thống Reagan. Hy vọng. Lạc quan. Tự do. Tất cả đều hiện hữu ở đó.

Ông Reagan tiếp tục: “Có một dấu hiệu cho thấy Liên Xô có thể làm điều đó, một điều không thể sai lầm, sẽ thúc đẩy đáng kể tự do và hòa bình. Tổng bí thư Gorbachev, nếu ông mong muốn hòa bình, nếu ông mong muốn sự thịnh vượng cho Liên bang Xô viết và Đông Âu, nếu ông mong muốn tự do: Hãy đến đây trước cổng này! Ông Gorbachev, hãy mở cánh cổng này! Ông Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này đi!

Đó đã là một mệnh lệnh nhanh chóng vang chấn khắp thế giới và ngay lập tức đi vào các cuốn sách giáo khoa lịch sử.

Tuy nhiên, một vài người vẫn không đồng ý với thông điệp đó của ông Reagan, điển hình như tờ Washington Post. Một ngày sau phát biểu lịch sử của ông Reagan tại Berlin, tờ báo này đã cho đăng một bài bình luận nhận định rằng nước Đức nên luôn luôn bị chia tách. Tác giả Frank Getlein khi đó đã viết rằng: “Đó chỉ nên như vậy, đứng dưới góc độ một quốc gia thống nhất, trong một thế giới khao khát hòa bình, người Đức chưa sẵn sàng cho chính quyền tự trị”. Ông ta đã lập luận với một thành kiến không thể thay đổi rằng bất cứ khi nào nước Đức thống nhất đều gây ra chiến tranh và sự tàn phá. Hãy lấy ví dụ thời Adolf Hitler, khi ông ta thống nhất Cộng hòa Weimer suy yếu và chuyển đổi thành nước Đức Quốc xã; hãy lấy ví dụ Đế quốc Đức dưới thời Hoàng đế Kaiser, một đội quân dẫn tới Thế chiến I. Ông Getlein đã lập luận rằng với lịch sử ngắn ngủi của nước Đức cận đại, họ chắc chắn đã gây ra rất nhiều chết chóc.

May mắn thay, không ai lắng nghe Getlein hay Washington Post.

Người họ lắng nghe là Reagan dù mệnh lệnh của ông đối với một số người là khiêu khích, nhưng với những người khác lại là sức mạnh. Ông đã nhìn thẳng vào Liên bang Xô viết, không chớp mắt. Đó là Reagan, sánh vai cùng với các chuyên gia chính trị tầm cỡ khác như Bà đầm thép Margaret Thatcher của Vương Quốc Anh và Đức Giáo hoàng John Paul II từ Ba Lan, đã gây áp lực và yêu cầu Mikhail Gorbachev cải cách Liên bang Xô viết tới mức khiến nó không còn tồn tại.

Đó là một lời tiên tri. Vào ngày 9/11/1989, Bức tường Berlin đã bắt đầu bị dỡ bỏ, phá vỡ sự chia cắt cộng đồng dân cư Đông và Tây Berlin và chào mừng sự tự do mới. Đề cập đến cựu lãnh đạo cộng sản cứng đầu của Đông Đức, Erich Honecker, một người Đông Berlin khi đó đã nói rằng: “Honecker nghĩ rằng phải mất một trăm năm bức Tường này mới đổ. Tôi đặt cược rằng ông không thể tin những gì đang xảy ra bây giờ”.

Chẳng mấy chốc, mỗi nước khác trong Hiệp ước Warsaw đã theo sau Berlin bước tới tự do: Hungary, Ba Lan, Latvia, Lithuania , Nam Tư và các nước Đông Âu khác. Tất cả những quốc gia này đã nhìn vào sự sụp đổ của Bức tường Berlin như một ví dụ về sức mạnh của nhân dân chống lại chính phủ áp bức. Và nhân dân nhìn vào Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan như ngọn lửa chiếu ánh sáng tự do.

Tân Bình

Xem thêm: