Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13.5: Cùng bước trên con đường đạo đức hồi sinh
- Bình Minh
- •
Ngày 13/5/2024 là kỷ niệm 32 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp. Đây cũng là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” lần thứ 25 và là sinh nhật lần thứ 73 của Đại sư Lý Hồng Chí. Kể từ ngày này 32 năm trước, đạo đức nhân loại cũng bước trên con đường hồi sinh.
Ngày 13/5/1992, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), lần đầu tiên công khai giới thiệu pháp môn này ra công chúng tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Đây cũng là ngày sinh nhật của Đại sư Lý.
Năm 1999, cộng đồng học viên Pháp Luân Công quốc tế đã chỉ định ngày 13/5 hàng năm là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”.
Chỉ trong vài năm, Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền khắp Trung Quốc, lan rộng qua các đại dương và bén rễ ở nước ngoài. Pháp môn này đã thu hút nhiều người thuộc nhiều màu da khác nhau bước vào con đường tu luyện tâm tính, và mang lại lợi ích cho hơn 100 triệu người. Các học viên đến từ những dân tộc khác nhau trên khắp thế giới đều được thọ ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
Kể từ đầu tháng Năm, các học viên Pháp Luân Công khắp nơi đã kỷ niệm ngày mang lại sự tái sinh và ánh sáng cho vô số học viên theo nhiều cách khác nhau. Trên trang web Minghui.org, hàng chục ngàn thiệp chúc mừng và thư đổ về như những bông tuyết, chúc mừng sinh nhật Đại sư Lý Hồng Chí.
Nhiều thành phố ở Hoa Kỳ, Canada, châu Âu, Úc và các quốc gia khác cũng liên tiếp tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”. Các thị trưởng, dân biểu và ủy viên hội đồng thành phố từ nhiều thành phố đã đích thân đến tận nơi, tham dự lễ thượng cờ, hoặc đọc thư ca ngợi Pháp Luân Đại Pháp.
Tìm lại văn hóa truyền thống đã mất
Năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí đã đưa ra lựa chọn mang tính lịch sử đối với Trung Quốc, đất nước có nền văn minh cổ đại: Ông bắt đầu quảng truyền Pháp Luân Công. Pháp môn thiền định này nhanh chóng được người dân Trung Quốc chào đón nồng nhiệt.
Chưa đầy 16 năm sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, Đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu giảng Pháp ở Trung Quốc. Vào thời điểm đó, các giá trị truyền thống và nền văn minh cổ xưa đang trong tình trạng lụi tàn do thảm họa Cách mạng Văn hóa.
Hầu hết người dân Trung Quốc, đặc biệt là những người sinh ra sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm quyền, đã không còn biết đến những di sản văn hóa của tổ tiên họ bởi phong trào “phá tứ cựu” của Cách mạng Văn hóa.
Việc đề cao “Chân, Thiện, Nhẫn” của Pháp Luân Công giống như tiếng gọi từ xa xưa, nhanh chóng đánh thức những ký ức lâu đời ẩn sâu trong huyết mạch con người. Dưới sự cảm hóa của “Chân, Thiện, Nhẫn”, mọi người nhanh chóng truyền bá phúc âm đã bị thất truyền từ lâu.
Trong vòng chưa đầy 8 năm, số lượng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã lên tới gần 100 triệu người. Đồng thời, Đại Pháp cũng được truyền rộng khắp thế giới.
Sự truyền bá của Pháp Luân Đại Pháp không chỉ mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần cho học viên, mà việc thực hành nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” của hàng trăm triệu người cũng nhanh chóng đưa đến sự phục hồi đạo đức và ổn định của xã hội Trung Quốc.
Sự truyền bá của Đại Pháp đã khiến những người sống trên vùng đất cổ xưa này bắt đầu quay trở lại tìm kiếm những di sản văn hóa mà họ đã đánh mất trong Cách mạng Văn hóa.
Dưới sự chỉ đạo của nguyên lý “Chân, Thiện và Nhẫn”, tiêu chuẩn đạo đức của nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội đã được cải thiện. Những người tốt và việc tốt liên tiếp xuất hiện trong xã hội Trung Quốc.
Ngày 17/3/1997, “Nhật báo Đại Liên” đưa tin về ông lão Thịnh Lễ Kiếm sửa đường cho dân làng với tựa đề “Sự cống hiến thầm lặng của ông cụ vô danh”. Ông Thịnh đã mất một năm để vá lại 4 con đường công cộng với tổng chiều dài khoảng 1.100m cho dân làng.
Khi có người hỏi ông làm việc cho đơn vị nào và nhận được bao nhiêu tiền, ông lão nói: “Tôi là một học viên Pháp Luân Công. Tôi làm những điều tốt cho mọi người miễn phí”.
Ngày 16/2/1998, “Nhật báo Bắc Kinh” ca ngợi một người Bắc Kinh đã quyên góp 80.000 nhân dân tệ (khoảng 282 triệu VNĐ) cho Viện nghiên cứu kỹ thuật hóa học của Công ty hóa chất Lan Châu, và tặng 100.000 nhân dân tệ (khoảng 352 triệu VNĐ) cho Chi nhánh Lang Phường của Viện nghiên cứu phát triển và thăm dò dầu khí Trung Quốc.
Người này không để lại tên tuổi. Ông chỉ nói rằng nhờ tu luyện Pháp Luân Công, ông đã có một hiểu biết mới về ý nghĩa cuộc sống, những mục tiêu của con người và sự tu dưỡng nhân cách. Đó là lý do vì sao ông quyết định quyên góp những khoản tiền này.
Khi đó, “Đường dây nóng cuộc sống” của Đài Phát thanh Nhân dân Bắc Kinh cũng đưa ra một báo cáo tích cực trong hơn một giờ, ca ngợi Pháp Luân Công trong về chuyện này.
Tháng 10/1998, Tổng cục Thể thao Nhà nước đã cử một đội đánh giá Khí công đến Trường Xuân, tiến hành một cuộc điều tra bí mật kéo dài một tuần.
Ngày 20/10/1998, một hội nghị chuyên đề có sự tham dự của hơn 50 học viên Pháp Luân Công được tổ chức.
Tại đây, ông Khâu Ngọc Tài, trưởng nhóm điều tra cho biết: “Qua cuộc điều tra, chúng tôi được biết rằng có hàng trăm ngàn người tập Pháp Luân Công ở Trường Xuân. Họ đều có trình độ cao, bao gồm các giáo sư, tiến sĩ và cán bộ cấp cao từ hơn chục trường cao đẳng, đại học. Còn có những người ở mọi giai tầng, từ công nhân đến trí thức, quả thực hiệu quả rất đáng kể.”
Ông nhận định: “Chúng tôi tin rằng các bài tập của Pháp Luân Công rất hiệu quả. Chúng có tác dụng đáng kể đối với sự ổn định xã hội và việc xây dựng nền văn minh tinh thần. Điều này phải được khẳng định đầy đủ.”
Ngày 4/3/1999, Trạm trưởng trạm phụ đạo Pháp Luân Công Cáp Nhĩ Tân được Cục Công an thành phố Cáp Nhĩ Tân được trao tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến năm 1998”.
Mặc dù từ ngày 20/7/1999, ĐCSTQ đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài suốt 25 năm qua, hiện vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, nhưng các học viên Pháp Luân Công vẫn luôn tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức cao “Chân, Thiện, Nhẫn”, yêu cầu bản thân phải làm người tốt.
Trong hơn 30 năm kể từ năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp đã tạo ra rất nhiều kỳ tích về việc cải thiện sức khỏe và chữa khỏi những căn bệnh nan y, cải tử hoàn sinh cho vô số bệnh nhân.
Năm 1998, các chuyên gia y tế địa phương đã tổ chức tổng cộng 5 cuộc khảo sát y tế với hơn 10.000 người ở Bắc Kinh, Vũ Hán, Đại Liên và Quảng Đông. Kết quả khảo sát cho thấy, về phương diện chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe, hiệu quả tổng thể của việc tập luyện Pháp Luân Công cao tới 97,9. %.
Cùng năm đó, cựu Chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, ông Kiều Thạch đã dẫn 180 cán bộ kỳ cựu điều tra Pháp Luân Công trong hơn nửa năm. Kết luận được báo cáo lên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ là “Pháp Luân Công có hàng trăm lợi ích mà không gây bất kỳ tổn hại nào cho đất nước và nhân dân.”
Không chỉ vậy, trong cuộc “Khảo sát một phần về tác dụng tu luyện tinh thần và thể chất của các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Vũ Hán” vào tháng 12/1998, có một phát hiện rất quan trọng, là thông qua tu luyện Pháp Luân Công, nhìn chung các học viên đã từ bỏ những thói quen xấu trước đây.
Báo cáo của Vũ Hán cho thấy, 99,5% học viên đã bỏ thuốc lá, uống rượu và cờ bạc. Đây là tình huống mà y học hiện đại không thể tưởng tượng được.
Tác dụng kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp trong việc chữa bệnh và cải thiện sức khỏe cũng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng y tế quốc tế. Một số tổ chức nghiên cứu khoa học nổi tiếng đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của Pháp Luân Công.
Năm 2005, các nhà miễn dịch học từ Đại học Y Baylor ở Hoa Kỳ đã đăng một bài viết trên tạp chí y khoa uy tín “Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung” (Journal of Alternative and Complementary Medicine). Họ so sánh một nhóm học viên đã tập luyện Pháp Luân Công hơn một năm và những người khỏe mạnh không tập luyện môn tu luyện thiền định này.
Kết quả cho thấy, lượng bạch cầu trung tính của các học viên Pháp Luân Công đã tăng cường đáng kể chức năng tiêu diệt vi khuẩn, tăng đáng kể các gen điều hòa liên quan đến khả năng kháng virus, có sức đề kháng (miễn dịch) mạnh hơn với virus và vi khuẩn ngoại lai.
Giữa tháng 6/2016, trang web chính thức của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) đã công bố một cuộc khảo sát trên 152 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có tỷ lệ sống sót trung bình chỉ 5,1 tháng.
Kết quả cho thấy, sau 4 năm rưỡi, nhờ tu luyện Pháp Luân Công, 149 bệnh nhân ung thư đã khỏi bệnh. Ngoài ra, sau khi tu luyện Pháp Luân Công, 97% bệnh nhân không chỉ biến mất các triệu chứng ung thư, mà còn có những thay đổi tích cực về tinh thần, tính cách…
Dự ngôn về thời kỳ diệt vong của nhân loại
Văn hóa truyền thống Trung Quốc dựa trên tư tưởng của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Trong quá trình tu luyện của mình, các học viên Pháp Luân Đại Pháp dần dần nhận ra nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” mà Sư phụ Lý Hồng Chí dạy cho họ chính là quy luật của vũ trụ.
Sự truyền bá của các pháp môn tu luyện Phật giáo và Đạo giáo trong lịch sử đã mở đường cho sự truyền bá của Đại Pháp ngày nay.
Khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài đã tiên đoán rằng 500 năm sau khi Ngài nhập niết bàn, nhân loại sẽ dần dần bước vào Thời Mạt Pháp. Có lẽ, các đệ tử của Đức Phật lúc bấy giờ chưa thể hiểu được lời Ngài nói, nhưng những người đương thời đã sống hơn 100 năm qua đã thực sự nhìn thấy nỗi kinh hoàng mà nhân loại đang phải đối mặt.
Năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Trong cuộc đàn áp này, hàng trăm triệu học viên lương thiện đã bị tước đoạt các quyền cơ bản khi theo đuổi nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”.
Trong cuộc đàn áp, vô số học viên đã bị mất việc làm, gặp cảnh gia đình tan vỡ. Hàng ngàn học viên Đại Pháp bị buộc phải sống lang thang. Trong cuộc đàn áp này, thậm chí còn xảy ra tội ác đẫm máu và vô đạo đức: Thu hoạch nội tạng từ người còn sống.
Cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công đã khiến những thủ phạm trong thể chế của ĐCSTQ hoàn toàn đứng về phía đối lập với “Chân, Thiện, Nhẫn”.
Họ không chỉ làm trái với đức tin của các học viên Pháp Luân Công, mà còn đi ngược lại những giá trị cơ bản mà toàn bộ nền văn hóa truyền thống của nhân loại đã kế thừa. Kết quả là sau năm 1999, đạo đức của xã hội Trung Quốc đã suy thoái toàn diện và nhanh chóng.
Thế giới ngày nay đã hình thành hai trục lớn có tư tưởng đối lập
Khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, do không hiểu rõ sự thật, các chính phủ và giới truyền thông trên khắp thế giới đã đưa tin sao chép những lời dối trá do các quan chức ĐCSTQ bịa đặt, từ đó coi nhẹ thảm họa nhân đạo to lớn đang xảy ra ở Trung Quốc.
Năm 2001, các nước phương Tây, vẫn giữ ảo tưởng về những người cầm quyền của ĐCSTQ. Họ chính thức kết nạp ĐCSTQ vào WTO vì ngây thơ tin rằng chỉ cần Trung Quốc trở nên giàu có, thì ĐCSTQ sẽ cho phép người dân Trung Quốc có được dân chủ và tự do.
Nhưng xã hội phương Tây bị lừa dối đã quên rằng tự do tín ngưỡng là điểm khởi đầu của tự do dân chủ. Làm sao một chế độ đang đàn áp tàn nhẫn quyền tự do tôn giáo lại có thể cho phép xã hội mà nó cai trị có được dân chủ và tự do?
Sau khi ĐCSTQ gia nhập WTO, vốn, thị trường, công nghệ cũng như sự hợp tác và các dịch vụ khác nhau từ phương Tây đã đổ vào Trung Quốc. Kể từ đó, các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đã phải chiến đấu một mình, để chống lại cuộc bức hại từ một chế độ độc tài tàn bạo và quyền lực nhất trong lịch sử nhân loại.
Đồng thời tại hải ngoại, các học viên Pháp Luân Công ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã bắt đầu những nỗ lực trường kỳ không ngừng nghỉ, để thông báo cho các chính phủ trên toàn thế giới về những thảm họa nhân đạo đã xảy ra dưới chế độ của ĐCSTQ.
Đã 25 năm trôi qua kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, GDP của nước này đã tăng gấp 5 lần trong 10 năm đầu và hơn 10 lần trong 20 năm đầu.
ĐCSTQ không chỉ sử dụng những nguồn tài chính này để tiếp tục cuộc đàn áp vô nhân đạo đối với Pháp Luân Công, mà còn gói gọn các lý tưởng cộng sản của mình vào “Mô hình Trung Quốc” và xuất khẩu nó ra thế giới.
ĐCSTQ không chỉ thất bại trong việc cải cách hệ thống chính trị của mình, mà đến nay, sự bành trướng toàn cầu của nó đã tạo thành mối đe dọa lớn nhất đối với tự do trong lịch sử nhân loại.
Cùng lúc đó, tại các nước phương Tây, một điều còn khó hiểu hơn đang diễn ra. Dưới sự xâm nhập và tác động của tư tưởng cộng sản, văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của nhân loại tồn tại hàng ngàn năm qua bắt đầu tan rã hoàn toàn trên toàn thế giới. Tại lục địa Á-Âu, một liên minh chống Mỹ và chống tự do khổng lồ do ĐCSTQ đứng đầu cũng nhanh chóng hình thành.
Do tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn trái ngược với mọi tư tưởng truyền thống cơ bản ở Trung Quốc và phương Tây, nên thế giới ngày nay đã hình thành hai trục đối lập nhau. Một trục dựa trên hệ thống giá trị truyền thống. Một trục dựa trên xu hướng học thuyết tư tưởng cộng sản. Hai trục này đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh chưa từng có trong lịch sử loài người.
Con đường hồi sinh đạo đức của nhân loại nằm ở văn hóa truyền thống
Có một điểm tương đồng giữa rất nhiều truyền thuyết từ xưa đến nay: Đó là khi nhân loại gặp tai họa sẽ được Thần linh cứu rỗi và giúp đỡ. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng để lại những giáo lý quan trọng, tiên đoán rằng vào thời kỳ cuối cùng, những bậc giác ngộ mới sẽ quay trở lại thế gian, truyền rộng Phật pháp và cứu độ chúng sinh trong thời loạn thế.
Ở Trung Quốc Đại Lục, các học viên Pháp Luân Công truyền bá sự thật bằng mọi cách có thể, bao gồm việc phát tờ rơi, khẩu hiệu, biểu ngữ, đĩa CD, viết sự thật lên tiền, lịch treo tường, lịch để bàn, v.v.
Các học viên phải chịu đựng áp lực to lớn từ cuộc đàn áp đẫm máu của ĐCSTQ. Họ bất chấp cái lạnh và cái nóng khắc nghiệt tại Trung Quốc, tới các chợ dân sinh, ngoài cánh đồng và những vùng núi hẻo lánh, để nói sự thật với người dân Trung Quốc suốt 25 năm qua.
Ở nước ngoài, các học viên Pháp Luân Công tự thành lập các kênh truyền thông của riêng họ, thành lập các tờ báo, đài phát thanh và đài truyền hình, đồng thời mở nhiều kênh truyền thông cá nhân, để truyền bá sự thật một cách rộng rãi.
Họ cũng thiết lập những điểm nói rõ sự thật (giảng chân tướng) Pháp Luân Công tại các điểm du lịch nổi tiếng ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong nhiều năm, họ đã và đang đứng trước các đại sứ quán và lãnh sự quán của ĐCSTQ, đến các khu phố Tàu, để vạch trần bản chất tà ác của ĐCSTQ, và bày tỏ sự phản đối, cũng như đòi các quyền lợi hợp pháp một cách ôn hòa.
Ngoài ra, các học viên hải ngoại cũng thường tổ chức những cuộc tuần hành và mít tinh lớn, để ủng hộ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục. Có thể nói rằng bất cứ nơi nào lan truyền tin đồn và sự dối trá của ĐCSTQ, thì sự thật về các học viên Pháp Luân Công đều mặt.
Năm 2004, loạt bài xã luận “Cửu bình về Đảng cộng sản Trung Quốc” của Epoch Times được công bố. Cuốn sách này đưa ra những phân tích sâu sắc về sự chuyên chế của ĐCSTQ, lột bỏ cái lốt ma quỷ và giúp thế giới nhìn rõ bản chất “Giả, ác, đấu” của ĐCSTQ.
Ngay sau đó, các học viên Pháp Luân Công đã phát động phong trào thức tỉnh tinh thần trên toàn Trung Quốc, giúp người dân thoái khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ.
Người dân ở Trung Quốc Đại Lục dần chuyển từ sợ hãi và phản kháng sang thấu hiểu và ủng hộ. Ngày càng nhiều người bắt đầu chủ động tiếp xúc với sự thật và tham gia vào nhóm truyền bá sự thật. Ngày càng nhiều luật sư chính trực đứng ra bảo vệ các học viên Pháp Luân Công vô tội. Đến nay, gần 430 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ.
Trên bình diện quốc tế, ngày càng có nhiều quốc gia thông qua các nghị quyết quốc hội hoặc ban hành các tuyên bố bằng văn bản, lên án cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, ủng hộ cuộc phản kháng ôn hòa và lý trí của các học viên Pháp Luân Công trước cuộc đàn áp, và kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp phi pháp này.
Trong những năm qua, các chính phủ và tổ chức từ nhiều quốc gia khác nhau đã trao tặng Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công hơn 5.000 giải thưởng cùng nghị quyết và thư ủng hộ.
Năm 2006, một số học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Mỹ đã thành lập Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, nhằm khôi phục nền văn hóa truyền thống Trung Quốc đã bị ĐCSTQ phá hủy và bóp méo.
Từ năm 2007, Shen Yun đã lưu diễn vòng quanh thế giới, vượt qua vô số trở ngại từ ĐCSTQ. Ban đầu từ một đoàn, đến nay đã phát triển thành 8 đoàn nghệ thuật với hơn 1 triệu người xem mỗi năm.
Shen Yun triển hiện văn hóa truyền thống thuần túy của Trung Quốc tới mọi người trên khắp thế giới, và được khán giả toàn cầu chào đón nồng nhiệt.
Ngược lại, trong 25 năm qua, ĐCSTQ chưa bao giờ ngừng cuộc đàn áp đẫm máu các học viên Pháp Luân Công. Kết quả là điều này đã dẫn đến sự suy sụp đạo đức toàn diện trong toàn bộ hệ thống ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc.
Ngày càng nhiều người nhận ra rằng “Chân, Thiện, Nhẫn” là con đường chân chính để cứu vãn đạo đức xã hội nhân loại và khôi phục các giá trị truyền thống. Tinh hoa của văn hóa truyền thống Trung Quốc là văn hóa tu luyện Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của Nho giáo, phổ độ chúng sinh của Phật giáo và Thiên nhân hợp nhất của Đạo giáo…
Pháp Luân Đại Pháp bắt nguồn từ chính mảnh đất giàu văn hóa của Trung Quốc. Một khi ĐCSTQ sụp đổ, thế giới sẽ quay trở lại con đường truyền thống, và xây dựng lại một đất nước Trung Quốc tươi đẹp dựa trên các giá trị phổ quát “Chân, Thiện, Nhẫn”.
Nhìn lại 33 năm qua, Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền bá đến hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới, giúp đạo đức thăng hoa và soi sáng toàn thế giới.
Các học viên Pháp Luân Công chân chính đã nói rõ sự thật (giảng chân tướng) cho thế giới trong cuộc đấu tranh phản bức hại ôn hòa và lý trí.
Điều này đã truyền cảm hứng cho lương tri và thiện tâm của thế giới. “Chân, Thiện, Nhẫn” sẽ tiếp tục đóng vai trò là ngọn hải đăng trong những thời điểm khó khăn, mang lại ánh sáng, niềm hy vọng cho nhân loại, dẫn dắt con người phục hưng đạo đức và văn hóa truyền thống.
Nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, tất cả học viên Pháp Luân Công và những người hiểu rõ sự thật trên thế giới đều gửi lời chúc mừng sinh nhật tới Đại sư Lý Hồng Chí, tỏ lòng biết ơn và bày tỏ sự kính trọng vô hạn đối với Ngài.
Từ khóa Pháp Luân Đại Pháp Pháp Luân Công Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới