“Ngoại giao vắc-xin” của TQ kém như “Một vành đai, Một con đường”
- Ngô Úy, Lâm Nghiêm
- •
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) một mực che giấu sự thật, từ việc bùng phát virus cho đến việc điều tra nguồn gốc của dịch bệnh. Vậy thì, ĐCSTQ có nói dối về vắc-xin của họ không? Một cựu đối tác của công ty đầu tư Phố Wall đã viết một bài báo, nói rằng đây là điều hiển nhiên, và sẽ không ai ngạc nhiên vì điều này. ĐCSTQ thổi phồng quá mức hiệu quả của vắc-xin là một sự xúc phạm đối với thế giới cả tin.
ĐCSTQ ngay từ đầu đã nói dối về nhiều khía cạnh của COVID-19, gây ra cái chết cho hàng triệu người và gây thiệt hại kinh tế không thể đo lường cho thế giới.
Cựu đối tác của công ty đầu tư Phố Wall, bà Liz Peek gần đây đã viết trên trang web “The Hill” rằng ông Tập Cận Bình đã phát động một cuộc tấn công ngoại giao vắc-xin quy mô lớn trong bối cảnh dư luận quốc tế nghi ngờ và giận dữ. Bắt đầu từ mùa thu năm ngoái, họ đã cung cấp vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc cho hơn 90 Quốc gia. Mặc dù vắc-xin vẫn đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, nhưng vẫn nhận được sự hoan nghênh từ nhiều nước kém phát triển và ĐCSTQ đã cung cấp cho những người mua háo hức này khoản vay hàng tỷ USD, do đó không chỉ mở rộng “bàn tay giúp đỡ”, mà còn tăng cường kiểm soát tài chính đối với các quốc gia nhỏ này.
“Ngoại giao vắc-xin” của Bắc Kinh kém hiệu quả tương tự như “Một vành đai, Một con đường”
Bà Peek so sánh chính sách “ngoại giao vắc-xin” của Bắc Kinh với sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”, tạo dựng quan hệ cộng đồng tại các nước đang phát triển dựa trên ảnh hưởng tài chính của ĐCSTQ.
“Nhưng cũng giống như chương trình cơ sở hạ tầng khổng lồ đó, ‘ngoại giao vắc xin’ của ông Tập cố gắng giúp các nước làm chậm đại dịch virus Trung Cộng và thiết lập một hình ảnh quốc tế tốt đẹp cho chính quyền ĐCSTQ hóa ra đã không đạt được kết quả như mong đợi.” bà Peek viết.
Gần đây, số lượng ca nhiễm đã tăng mạnh ở một số quốc gia sẵn sàng chấp nhận vắc-xin do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc Sinopharm và Công ty Công nghệ Sinh học Sinovac Bắc Kinh sản xuất. Thời báo New York gần đây đưa tin rằng ở Seychelles, Chile, Bahrain và Mông Cổ, mặc dù 50% đến 68% dân số đã được tiêm chủng vắc-xin của Trung Quốc, nhưng tỷ lệ này (ca nhiễm) vượt xa Hoa Kỳ. Cách đây không lâu, sự gia tăng số ca nhiễm ở cả 4 quốc gia nằm trong top 10 quốc gia có ổ dịch tồi tệ nhất, cả 4 nước chủ yếu sử dụng vắc-xin do Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc sản xuất.
Seychelles là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, 57% người dân đã tiêm vắc-xin Sinopharm. Các bác sĩ cho biết tỷ lệ nhiễm trùng ở quốc đảo nhỏ bé 100.000 người cho thấy vắc-xin này có hiệu quả khoảng 50%, thấp hơn rất nhiều so với mức hiệu quả 78% mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và công ty quảng cáo.
Israel, nơi có tỷ lệ tiêm chủng tương tự như Seychelles và Pfizer là mũi tiêm ưu tiên, hiện đang ghi nhận dưới 6 ca mắc mới trên một triệu người mỗi ngày; đối với Seychelles, con số đó là 2.613 ca trên một triệu.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Brazil vào đầu năm nay về tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin Sinovac Trung Quốc cho thấy nó cao hơn một chút so với 50%, đây là ngưỡng giới hạn cho sự chấp thuận của WHO. Kết quả kém hiệu quả của hai loại vắc-xin này có thể là lý do tại sao các cơ quan y tế Brazil vào tháng Tư thông báo rằng họ đang “nghiên cứu các cách để cải thiện hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc.”
Số lượng vắc-xin mà ĐCSTQ bán ra lớn hơn nhiều so với số lượng quyên góp
Bà Peek viết rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như thường lệ, dường như đang bao che cho ĐCSTQ. Khi được yêu cầu bình luận về sự gia tăng COVID-19 ở Seychelles, một người phát ngôn chỉ mô tả tình hình là “phức tạp.”
Mặc dù công ty dược phẩm Trung Quốc không công bố dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho các nhà khoa học của mình, nhưng WHO đã chấp thuận vắc-xin của Sinopharm Trung Quốc để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Ngay sau đó, mặc dù thiếu dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và hiệu suất kém ở Brazil, WHO đã tiếp tục bật đèn xanh cho vắc-xin Sinopharm.
Bà Peek nói rằng WHO không chỉ chứng nhận vắc-xin ở Trung Quốc mà còn cho phép họ phân phối vắc-xin thông qua COVAX, một dự án toàn cầu phân phối vắc-xin cho các nước nghèo. ĐCSTQ chỉ phân phối 10 triệu liều vắc-xin thông qua COVAX và trực tiếp tặng 16,5 triệu liều vắc-xin. Từ điểm này, có thể thấy ĐCSTQ đã đạt được một số lợi ích trong quan hệ công chúng. Nhưng ĐCSTQ cũng đã bán được 591 triệu mũi tiêm cho 84 quốc gia, đây rõ ràng là một khoản thu nhập lớn, thậm chí còn nhiều hơn cả thiện chí.
Dữ liệu về dịch bệnh của Trung Quốc do ĐCSTQ công bố không phù hợp với logic và lẽ thường
Bà Peek nói rằng: “Trung Quốc cho biết họ đã phân phối khoảng một tỷ liều vắc-xin cho người dân của mình. Các nhà chức trách Trung Quốc có thể khẳng định hiệu quả cao của việc tiêm chủng bằng cách chỉ ra số liệu tử vong thấp của chính họ (tất nhiên, trừ khi đó cũng là một lời nói dối).”
Bà cũng trích dẫn một số khía cạnh của dữ liệu dịch bệnh không đáng tin cậy của Trung Quốc: mặc dù Trung Quốc là trung tâm của đại dịch COVID-19, ĐCSTQ gần đây đã báo cáo với WHO rằng chỉ có 118.000 trong số 1,4 tỷ dân số của họ bị nhiễm virus và chỉ 5421 người tử vong.
“Có ai tin điều này không? Để thừa nhận điều này, thì người ta phải bỏ qua video các túi thi thể đưa ra khỏi bệnh viện Vũ Hán vào đầu năm 2020, và các hình ảnh vệ tinh bận rộn bất thường xuất hiện bên ngoài bệnh viện Vũ Hán vào mùa thu năm 2019”, bà nói.
“Chúng ta vẫn chưa thể nhắm mắt làm ngơ trước một nghiên cứu được công bố vào tháng 6/2020. Nghiên cứu cho thấy rằng theo việc phân phối của các hũ đựng tro cốt ở Vũ Hán và hoạt động liên tục hết công suất của các dịch vụ hỏa táng tính đến ngày 23/3/2020, cho kết quả là khoảng 36.000 người, gấp hơn 10 lần số người chết trong báo cáo chính thức là 2.524 người.”
Bà Peek nói rằng để tin vào dữ liệu liên quan đến virus Trung Cộng (Covid-19) do ĐCSTQ báo cáo, mọi người phải từ bỏ lý lẽ và logic thông thường cơ bản. WHO công bố con số tử vong ở Trung Quốc là 3,47 phần triệu – mức thấp nhất trong số các quốc gia lớn trên thế giới.
Bà so sánh dữ liệu do ĐCSTQ công bố với một số quốc gia khác: “Số liệu thống kê chính thức của chính quyền ĐCSTQ dường như ngang bằng với Eritrea và Burundi. Hai quốc gia này nằm trong số những quốc gia nghèo nhất ở châu Phi, nơi không thể có sự kiểm soát đáng tin cậy về tình hình tiếp xúc với virus trong nước. Quốc gia giàu có duy nhất gần với số liệu thống kê của ĐCSTQ là New Zealand. Quốc đảo biệt lập với dân số 4,9 triệu người này đã áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt và đạt được thành công lớn.”
Bà nói tiếp, điều đó đã không xảy ra ở Trung Quốc. Sau khi virus tấn công Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân, chính quyền đã phong tỏa thành phố, nhưng đó là sau khi mọi người đã đi du lịch không chỉ đến các vùng khác của Trung Quốc mà còn đến các quốc gia khác.
“Tôi hy vọng thế giới tự do hoàn toàn có thể bắt ĐCSTQ và các nhà lãnh đạo của nó phải chịu trách nhiệm.”
Bà Peek nói rằng ĐCSTQ dối trá về COVID-19, cụ thể là để che đậy bản chất của virus từ người sang người và cho phép nó lây lan trên toàn cầu, là một trong những tội ác lớn nhất trong lịch sử chống lại loài người. Hơn nữa, khi thế giới bắt đầu ngày càng nghi ngờ rằng virus Trung Cộng có nguồn gốc từ Viện Virus học Vũ Hán, đây cũng có thể trở thành thảm họa danh tiếng lớn nhất trong lịch sử của chính quyền ĐCSTQ.
Bà nói: “Và giờ đây, họa vô đơn chí, người ta đang gia tăng nghi ngờ về vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc.”
Cuối bài báo, bà Peek viết: “Ông Tập Cận Bình gọi vắc-xin của Trung Quốc là ‘sản phẩm công cộng toàn cầu’. Một mô tả tốt hơn có thể là: có thêm bằng chứng cho thấy Trung Quốc không thể tin cậy được. Một ngày nào đó, chúng ta hãy hy vọng thế giới tự do có thể yêu cầu ĐCSTQ và các nhà lãnh đạo của nó phải chịu trách nhiệm.”
Theo Ngô Úy, Lâm Nghiêm, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa vắc-xin Trung Quốc ngoại giao vắc-xin Vắc-xin Sinovac