Nhà báo nổi tiếng Tucker Carlson từng tiết lộ New York Times được Chính phủ Trung Quốc tài trợ
- Doãn Hoa
- •
Trong 6 tháng qua, New York Times đã đăng tải một loạt bài viết bôi nhọ Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun và nhóm tín ngưỡng Pháp Luân Công, thu hút sự chú ý. Tháng 8/2021, ông Tucker Carlson, một diễn giả nổi tiếng, kiêm cựu người dẫn chương trình của Fox News, tiết lộ việc New York Times nhận tiền từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và che giấu sự thật về COVID-19.
Nhiều nhà bình luận phân tích rằng hành động của New York Times không phải là điều ngẫu nhiên. Hành động này không chỉ trùng hợp với thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc chiến tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công ở nước ngoài, trên thực tế, kênh truyền thông này đã có dấu hiệu bị ĐCSTQ mua chuộc từ nhiều năm trước.
Tháng 8/2021, ông Tucker Carlson đã đặt câu hỏi mạnh mẽ cho tờ New York Times trên “The Carlson Tonight”, về việc tờ báo này nhận tiền từ ĐCSTQ và che giấu sự thật về dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).
Sau khi ông Carlson rời Fox đã đưa chương trình trò chuyện và các nội dung khác của mình lên nền tảng X (trước đây là Twitter). Mỗi chương trình đều rất được chào đón, đạt hàng triệu lượt truy cập. Hiện tại ông có hàng chục triệu người hâm mộ.
Ông Tucker Carlson cho biết, mùa hè năm 2020, khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành ở Hoa Kỳ, những độc giả vẫn đang đọc tờ New York Times đã phát hiện ra một điều kỳ lạ: Hàng trăm bài viết được xuất bản gần 10 năm trước đột nhiên biến mất khỏi cơ sở dữ liệu của tờ báo này, và không thể tìm kiếm, hoặc tìm thấy.
Hiện tượng này là chưa từng có, đặc biệt là đối với tờ New York Times, tờ báo tự coi mình là “bản ghi chép sống động về lịch sử” kể từ năm 1851.
Khi độc giả và cơ quan giám sát truyền thông lần theo các bài viết đã xóa, nội dung của chúng dần dần xuất hiện. Mỗi bài đều là nội dung tuyên truyền do ĐCSTQ tài trợ được ngụy trang dưới dạng các bản tin.
Tiêu đề của một trong những bài viết có nội dung: “China Watch: Quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc.” Thật đáng kinh ngạc khi nội dung như vậy lại xuất hiện trên tờ báo có ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ.
Giao dịch tiền bạc của New York Times: Tại sao tờ báo này lại đăng tải nội dung tuyên truyền của Chính phủ Trung Quốc?
Câu hỏi đặt ra là, tại sao tờ New York Times lại đăng tải nội dung tuyên truyền của một chế độ toàn trị và ngụy trang thành tin tức? Câu trả lời rất đơn giản: Vì tiền.
Các tài liệu tài chính cho thấy, New York Times kiếm được hơn 100.000USD mỗi tháng từ những “quảng cáo tin tức” này. Các khoản thanh toán này không được tiết lộ cho độc giả vào thời điểm đó, nhưng sau này đã được tờ Washington Free Beacon tiết lộ.
New York Times không phải là tổ chức tin tức duy nhất nhận được tài trợ từ ĐCSTQ. Từ năm 2016, Chính phủ Trung Quốc đã chi trả tới 20 triệu USD cho các kênh truyền thông gồm Los Angeles Times, Chicago Tribune và Washington Post.
Ngay cả Twitter, hiện đang hoạt động như một nhà xuất bản, cũng đã nhận được khoản thanh toán lên tới hàng trăm ngàn USD từ Chính phủ Trung Quốc. Các thỏa thuận này đã tiếp tục trong nhiều năm, nhưng mùa hè năm ngoái, chúng đột nhiên dừng lại.
Khi giới truyền thông cố gắng theo dõi thông tin chi tiết về những giao dịch này, New York Times đã chọn cách chặn thông tin. Người phát ngôn nói với các phóng viên rằng họ không thảo luận về doanh thu ngoài các báo cáo thu nhập hàng quý. Tuy nhiên, phóng viên không dừng lại mà tiếp tục đào sâu tìm kiếm sự thật.
Sự thao túng ngôn luận “ủng hộ cộng sản” của các hãng thông tấn Mỹ
Trong thời gian bùng phát dịch COVID-19, các kênh truyền thông dòng chính tại Hoa Kỳ đã đưa tin rất giống với quan điểm chính thức của Chính phủ Trung Quốc.
Ví dụ, phóng viên CNN Jim Acosta đã chỉ trích Tổng thống Trump khi đó vì gọi chủng virus corona mới là “virus nước ngoài”, cho rằng tuyên bố này mang tính “bài ngoại”.
Ông John Heilemann, cộng tác viên của MSNBC cáo buộc Tổng thống Trump có “chủ nghĩa bài ngoại thời chiến”, trong khi bà Karine Jean-Pierre của kênh này lại gọi nạn phân biệt chủng tộc trong thời kỳ đại dịch là “cực kỳ nguy hiểm”.
Phóng viên ABC, bà Cecilia Vega đã hỏi Trump tại sao ông lại gọi nó là “virus Trung Quốc”. Ông Trump trả lời, đây hoàn toàn không phải là phân biệt chủng tộc. Nó xuất phát từ Trung Quốc, đây chính là nguyên nhân.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là tạp chí Politico cũng tuyển dụng một phóng viên tên là David Walliams viết một bài báo chỉ trích Chính phủ Hoa Kỳ với tiêu đề: “Trung Quốc biểu hiện xuất sắc, trong khi hệ thống của Hoa Kỳ đã suy thoái thảm khốc”.
Câu chuyện này hoàn toàn giống với câu chuyện của kênh truyền thông Chính phủ của ĐCSTQ, khiến mọi người đặt câu hỏi, liệu truyền thông Hoa Kỳ có chịu ảnh hưởng của ĐCSTQ hay không.
“Kiểm duyệt tin tức” để che đậy nguồn gốc của COVID-19
Về vấn đề nguồn gốc của COVID-19, truyền thông Mỹ từng phản đối mạnh mẽ “thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán”, gọi đây là “thuyết âm mưu”.
Ngày 26/3/2020, CNN đưa tin, mặc dù ông Robert Redfield, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, nghi ngờ chủng virus này xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng không có bằng chứng nào của giới chức hỗ trợ cho giả thuyết này.
Ngày 4/5/2020, cộng tác viên Chris Hayes của MSNBC khẳng định, các nhà khoa học và tình báo Hoa Kỳ đều đồng ý rằng chủng virus này có nguồn gốc từ tự nhiên, không phải từ phòng thí nghiệm.
Những tuyên bố này hoàn toàn giống với tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc, thậm chí còn trái ngược với các bằng chứng đang dần xuất hiện trong cộng đồng khoa học.
New York Times đóng vai trò trung tâm trong việc này. Tờ báo này không chỉ đăng bài viết phủ nhận “thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm”, mà còn mời ông Peter Daszak, một nhà virus học được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, chịu trách nhiệm nghiên cứu về virus corona tại phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Ông Daszak là người viết bài báo này. Trong bài viết của mình, ông phủ nhận rằng chủng virus này xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Thay vào đó, ông cho rằng dịch bệnh này là do các yếu tố môi trường như “xây dựng đường bộ, phá rừng và phát triển đất đai”.
Sự thay đổi trong dư luận năm 2020 và chiến dịch xóa bài viết của tờ New York Times
Theo thời gian, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Viện Virus học Vũ Hán đã có biểu hiện bất thường ngay từ tháng 9/2019, như đột ngột đóng toàn bộ cơ sở dữ liệu virus, và ký hợp đồng trị giá 600 triệu USD chỉ vài ngày sau đó, để thay hoàn toàn hệ thống điều hòa không khí của phòng thí nghiệm. Thông tin này đã đưa “thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm” trở lại tâm điểm chú ý.
Vào thời điểm này, New York Times đã có động thái khó hiểu – bắt đầu xóa các bài viết liên quan đến nguồn gốc của virus này khỏi kho lưu trữ của mình. Theo tờ The Spectator của London, 2 nhân viên cấp cao của tờ báo này đã xác nhận rằng ban biên tập đã nhận được chỉ thị nội bộ, yêu cầu dừng mọi báo cáo điều tra về phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Một người tố giác tiết lộ: “Đầu năm 2020, tôi đã đề xuất với một biên tập viên cấp cao của tờ báo điều tra nguồn gốc của COVID-19. Nhưng tôi được cho biết, rằng việc đăng những bài viết như vậy rất nguy hiểm.“ Một nguồn tin khác nói: “Không được đề cập đến chủ đề này ở bất kỳ đâu.”
Tự do báo chí hay giao dịch tiền tệ?
Khi chúng ta nhìn lại những sự kiện này, việc New York Times xóa bài viết thật đáng lo ngại. Việc đưa tin sự thật phải là trách nhiệm cơ bản của các tổ chức tin tức, nhưng hoạt động của kênh truyền thông như New York Times lại cho thấy, tiền bạc và áp lực chính trị có thể đã ảnh hưởng đến tính độc lập của tin tức.
Theo báo cáo gần đây của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, từ lâu New York Times đã chọn cách bỏ qua bằng chứng cho thấy COVID-19 có thể đã rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán từ giữa tháng 9/2019.
Tuy nhiên, từ lâu New York Times đã phớt lờ những bằng chứng này. Ủy ban cũng chỉ ra rằng ông Peter Daszak là người phát ngôn của chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch của ĐCSTQ, nhằm ngăn chặn thảo luận về khả năng rò rỉ trong phòng thí nghiệm.
Đây là quyền tự do báo chí hay giao dịch tiền tệ? Hành vi của New York Times không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của họ, mà còn khiến mọi người đặt câu hỏi, liệu kênh truyền thông này có phải là quyền lực thứ 4 giám sát chính phủ một cách độc lập, hay là một cỗ máy tuyên truyền phục vụ cho các thế lực cụ thể?
Doãn Hoa / Vision Times
Từ khóa New York Times Nguồn gốc COVID-19 Tucker Carlson
