Nhìn về văn hóa xóa sổ từ chuyện cổ tích của Andersen
- John M. Ellis
- •
Rất nhiều năm trước, khi tôi đọc được câu chuyện ‘Bộ quần áo mới của hoàng đế’ của nhà văn Hans Christian Andersen (ghi chú: đính kèm câu chuyện ở cuối bài), ấn tượng ban đầu không được sâu sắc lắm. Có ai có thể không nhìn thấy một người đàn ông lõa thể không mặc quần áo chứ? Nhưng câu chuyện này thường được giải thích thành thảo luận về vấn đề biểu tượng/ hình tượng và hiện thực. Bất cứ ai không chú trọng đến hình tượng, đều có thể nhìn thấy quốc vương không mặc quần áo.
Tuy nhiên, nội hàm thực sự mà câu chuyện của Andersen muốn biểu đạt kỳ thực lại hoàn toàn không phải như trên. Trước khi phát minh ra từ “văn hóa xóa sổ” (the cancel culture) này, ông Andersen đã biết rõ đạo lý trong đó. Điểm quan trọng của câu chuyện nằm ở chỗ, có hai kẻ vô lại đang cố gắng khiến cho từng người một tin rằng, nếu có người không nhìn thấy Bộ quần áo mới của hoàng đế, thì hoặc là họ không gánh vác được công việc của mình, hoặc là ngu xuẩn một cách dị thường. Quan trọng là nếu bạn có thể khiến mọi người cảm thấy vô cùng sợ hãi khi mất đi tiếng tăm hoặc mất đi sinh kế, vậy thì dù là việc ngu xuẩn thế nào đi nữa, bạn cũng có thể khiến họ vì thế mà nói dối, hoặc là đâm lao phải theo lao. Họ sẽ nói theo yêu cầu để tránh bị xóa sổ. Điều này nghe có vẻ quen tai đấy chứ?
Hiện tại, ví dụ tốt nhất về vận dụng chính sách ‘Bộ quần áo mới của hoàng đế’ chính là ủng hộ chủ nghĩa chuyển giới.
Nếu bạn đã học được bài học từ câu chuyện của Andersen, thì sẽ biết cần phải kiên trì với những gì bản thân nhìn thấy, và không cho bất cứ ai dọa nạt bạn, bắt bạn thừa nhận những thứ bản thân nhìn không thấy.
Vậy thì, giả sử chúng ta nhìn thấy các phương diện ngoại quan của một người nào đó đều biểu hiện ra giống như một người nam giới, anh ta có cốt cách nam giới rõ ràng. Ví dụ: xương chậu của nam giới khác biệt rõ ràng với xương chậu của nữ giới, góc thẳng của kiểu chân cũng cũng giống nam giới chứ không phải nữ giới, nửa thân trên của anh ta rộng và săn chắc, hình dáng phần đầu cũng có sự khác biệt; giọng nói, tổ chức cơ bắp, bộ phận sinh dục, cơ thể, lông tóc phần mặt điều hoàn toàn khác với nữ giới; ngoài biểu hiện bên ngoài, sự khác biệt về tố chất / hóa học bên trong cơ thể, đại não đều một trời một vực. Trên thực tế, mỗi một tế bào trong cơ thể đều đánh dấu là nam giới, vậy người mà chúng ta nhìn thấy xác thực là một người nam giới. Nhưng hiện tại, những kẻ bắt nạt bắt chúng ta phải nói rằng người chúng ta nhìn thấy là nữ giới, nếu không, chúng ta sẽ bị dán nhãn tội danh như điên cuồng cố chấp, chứng sợ chuyển giới và phát tán ngôn luận thù hận, v.v., chúng ta sẽ bị xã hội ruồng bỏ, và công việc của chúng ta cũng sẽ bị đe dọa. Đây đúng thật là chiến thuật vô lại kinh điển ‘Bộ quần áo mới của hoàng đế’!
Chống lại bắt nạt kiểu ‘chiếc áo mới của quốc vương’, có nghĩa là từ chối nói dối đối với những nội dung mà chúng ta nhìn thấy: Chúng ta xác thực là nhìn thấy một người nam giới, nhưng anh ta cảm thấy không vui với việc bản thân mình là nam giới, và còn hy vọng mình là nữ giới; chúng ta nhìn thấy có người cảm thấy bản thân mình về mặt tinh thần là nữ giới; chúng ta nhìn thấy có nam giới yêu cầu chúng ta coi anh ta là như nữ giới và đối đãi với anh ta như nữ giới. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta không nhìn thấy người phụ nữ. “Được thôi, bây giờ” những tên vô lại nói “chúng tôi sẽ nói bạn thực sự nhìn thấy gì. Sao bạn lại dám từ chối nói những lời mà chúng tôi bảo bạn nói?”. Quan điểm kỳ dị của họ cũng duy chỉ có bản thân họ đồng ý, nhưng chúng ta cần dùng phương thức của họ để đối đãi sự việc, nếu không, mọi thứ sẽ miễn bàn!
Vậy thì, rốt cuộc có lý do gì có thể hợp lý hóa ý đồ hiếu chiến kiểm soát tư tưởng người khác? Chỉ có một loại khả năng, đó chính là anh ta tuyên bố nếu một người đàn ông cho rằng bản thân là đàn bà, vậy thì anh ta chính là một người đàn bà. Được biết, điều này hợp lý hóa những kẻ bắt nạt dùng thủ đoạn xóa sổ đe dọa để ngăn chặn bất cứ ý kiến nào khác.
Còn có điều gì hoang đường hơn điều này?
Trong các lĩnh vực khác trong cuộc sống của con người, chúng ta liệu có chấp nhận một người nào đó cho rằng hoặc tuyên bố rằng một chuyện nào đó nên là như thế, vậy thì nó ắt phải như thế chăng? Nếu một cá nhân cho rằng bản thân là động vật, thì anh ta là động vật chăng? Nếu anh ta cho rằng bản thân mình là Napoleon, thì anh ta có thể trở thành Napoleon chăng? Vậy thì, có lẽ những người cho rằng Thượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren nói dối bản thân mình có huyết thống của người bản địa châu Mỹ – Cherokee, thì cả bản thân bộ lạc này đều nên bị xóa sổ chăng!
Hiện tại, liệu chúng ta nên thừa nhận đây là làm trái với kinh nghiệm cuộc sống của nhân loại, khi nói một thứ nào đó nên là như thế, nó liền tự động là như thế, giữa điều này không bao giờ có sự sai biệt sao? Theo tiêu chuẩn vô lại của phiên bản hiện đại của câu chuyện ‘Bộ quần áo mới của hoàng đế’, vọng tưởng, lừa dối, sai lầm, phán đoán sai, v.v., hiện tại đều bị gạt bỏ khỏi đời sống của nhân loại mà không suy xét nữa.
Xin hãy suy hậu quả sau đây: Nếu nói một chuyện nào đó như thế này, thì nó liền là như thế, như vậy chúng ta sẽ không cách nào phòng và ngăn chặn những vận động viên thể thao nam không tốt và biểu hiện bình thường vì để tranh đoạt danh hiệu quán quân thế giới mà thi đấu cạnh tranh với nữ giới; hoặc là những người nam giới chỉ muốn trốn tránh đi lính; hoặc những kẻ tội phạm nam giới xâm phạm tình dục có ý đồ động chạm với nữ giới không mặc quần áo trong phòng thay đồ; hoặc những kẻ phạm trọng tội nam giới cho rằng thi hành án trong nhà từ nữ có thể có được nhiều tiện lợi và giảm thiểu nguy hiểm; hoặc là những người nam giới muốn giữ những đặc quyền chuyên dành cho nữ giới.
Điều hiện nay chúng ta thực sự cần là xã hội này có thể và nên có hành động như thế nào để dung nạp những người bị “rối loạn giới tính” (gender dysphoria), có thể đồng thời không tạo thành tổn thương, cũng không tạo thành gánh nặng quá mức cho người khác, tiến hành thảo luận một cách hiện thực và nhân đạo về vấn đề này. Phá hoại thi đấu thể thao nữ và loại bỏ riêng tư nữ giới mới là tổn thương thực sự, đây là điều cần đối đãi nghiêm túc, hơn nữa phải được liệt vào chủ đề quan trọng để thảo luận. Nhưng đồng thời, nhu cầu xem xét bức thiết này lại chính là thứ mà những kẻ ác bá không cho phép: Họ nói rằng có quyền phủ quyết. Thật đáng nghi ngờ, họ làm sao mà có được quyền lợi này?
Trong câu chuyện của Andersen chỉ có 2 kẻ vô lại, hơn nữa họ rất nhanh chóng bị vạch trần. Nhưng, chúng ta lại không may mắn như thế: Chúng ta đối mặt với thế lực lớn hơn, nhiều kẻ bắt nạt xóa sổ, bao gồm cả tỷ phú của các công ty công nghệ. Họ ngạo mạn tự đại, tuyên bố ngoài ý kiến của họ thì không có cách nào khác.
Sau một cuộc thi thể thao nữ, bạn ở đó và nhìn thấy một vận động viên nam giới với thân thể cường tráng đứng ở giữa bục nhận thưởng, hai người nữ giới không vui phải đứng ở vị trí thấp hơn ở hai bên, bạn chỉ cần nghĩ đến câu trong câu chuyện của Andersen, những kẻ bắt nạt muốn tất cả mọi người tin rằng thứ đang chiếu vào tầm mắt là một người đàn ông lõa thể có mặc quần áo.
John M. Ellis, Epoch Times
Câu chuyện: Bộ quần áo mới của hoàng đế Hoàng đế Oloof của xứ Hubris là một trong những vị hoàng đế có tiếng tăm và giàu có trong lịch sử. Thế nhưng, nếu các vị vua khác nổi tiếng vì lòng quả cảm và những chiến công vang dội thì hoàng đế Oloof lại được biết đến vì sự đam mê thời trang mù quáng đến kệch cỡm của mình. Lên ngôi vua khi còn quá trẻ, vị hoàng đế này luôn cảm thấy mất tự tin vào bản thân vì cho rằng mình không được quần thần nể phục. Đối với Oloof, trang phục chính là một trong những công cụ hữu hiệu để thể hiện quyền uy và tạo nên phong thái riêng cho mình. Thế là ngài cho may vô số quần áo theo đúng mốt thời trang mới nhất, treo trong rất nhiều tủ xếp thành hàng dài trong lâu đài. Không có mẫu trang phục mới nào mà không được tiếp nhận vào kho quần áo của Oloof. Vậy mà vị hoàng đế này vẫn chưa hài lòng, ngài còn ước mơ có được một bộ trang phục thật ấn tượng, thật độc đáo và gây được sự thán phục mạnh mẽ của mọi người. Khi nghe tin đồn có hai vị thợ may từ phương xa đang viếng thăm vương quốc của mình, hoàng đế ngay lập tức cho vời họ đến hoàng cung. Mặc dù đang là giữa tháng bảy – tháng nóng nhất của mùa hè – nhưng hai người thợ may cao gầy lêu nghêu vẫn mặc chiếc áo cổ rùa đen và quần da đen. Cách ăn mặc theo đúng mốt thời trang của họ tạo một ấn tượng mạnh mẽ với hoàng đế Oloof. Họ kiêu hãnh tự giới thiệu rằng họ chính là Phligm và Phlamm – những thợ may lành nghề nhất thế giới. Hoàng đế Oloof cố gây ấn tượng với hai người thợ may bằng cách mời họ tham quan một vòng kho quần áo của mình. Thế nhưng khi xem qua, họ chỉ nhếch mép cười và bảo rằng bộ sưu tập đó chỉ là những “sự kiện của ngày hôm qua”. Ngay cả loạt quần áo thời trang hè thu mới nhất của ngài cũng không khiến họ mảy may chú ý. Sự thờ ơ đó không làm hoàng đế Oloof tức giận chút nào, mà nó chỉ càng khiến ngài thêm tò mò và vị nể mà thôi. Tin rằng họ chính là người mình cần, hoàng đế liền thổ lộ với họ ước muốn bấy lâu nay của mình. Như chỉ chờ có thế, hai người lập tức thì thầm với vị hoàng đế rằng họ sẽ dâng lên cho ngài một bộ trang phục có một không hai trên đời. Sau đó, bằng một thái độ kỳ bí, một trong ai gã mở túi và lôi ra một vật vô hình, nâng niu như thể đó là một mảnh vải. Dĩ nhiên vị vua khờ khạo rất bối rối khi nhìn thấy cảnh đó. Nhưng không để cho hoàng đế mở lời, hắn đã vội giải thích rằng đó là loại vải đặc biệt mà chỉ những người thông minh, tài trí mới nhìn thấy mà thôi. Hai gã thợ ma mãnh còn thuyết phục nhà vua rằng đây chính là một diệu kế để phát hiện và loại bỏ những người không có năng lực trong số quần thần của ông. Sự thật là hoàng đế Oloof không hề thấy mảnh vải nào cả, nhưng vì luôn thiếu tự tin nên ông không dám thốt lên tiếng nào, chỉ bán tín bán nghi trong lòng. Cho đến khi hai tên thợ may rối rít lấy số đo của hoàng đế, lôi cây kéo sáng loáng ra khỏi túi, ra bộ cắt cắt may may rồi ngắm nghía xa gần mãi, lại bảo nhau điểm thêm cho chiếc áo bằng một chiếc khuy cài cách điệu độc đáo thì vị hoàng đế tội nghiệp mới thôi nghi ngờ. Ngay sau khi nhận được tiền công vô cùng hậu hĩnh từ vị hoàng đế, hai gã thợ may liền khuyên ngài nên mặc bộ quần áo mới để đi ngủ – nó sẽ giúp ngài trở nên uyên bác, tài trí hơn nhiều. Họ cẩn thận cài từng cái nút trên chiếc áo vô hình của hoàng đế Oloof, không quên chúc ngài ngủ ngon rồi cáo lui và biến khỏi cánh cổng của hoàng cung ngay lập tức. Ngày hôm sau thức dậy, vị hoàng đế đường hoàng bước ra diện kiến quần thần. Lo sợ triều thần không nhìn thấy, ông ta mô tả kỹ lưỡng tính chất đặc biệt của loại vải đó với vài vị quan than cận và hẳn nhiên sau đó, tất cả triều thần đều vượt qua cuộc kiểm tra. Không ai dám nói hay bình luận gì, mặc dù hết sức ngạc nhiên và phải cố nín cười trước tấm thân trần của vị hoàng đế. Hôm tiếp theo nữa lại là ngày sinh nhật của vị hoàng đế điệu đàng và dốt nát nọ. Ông quyết định khoe ngay bộ quần áo mới của mình trước mắt toàn dân trong cuộc diễu hành trên phố. Thế nhưng, khi mọi người nhìn thấy vị hoàng đế chễm chệ trên lưng ngựa, mọi tiếng tung hô bỗng chuyển thành sự im lặng sững sờ. Sự im lặng kéo dài cho đến khi một bé gái vô tư cất tiếng nhận xét về hình dáng hết sức thô thiển của hoàng đế. Thế là cả không gian đang đặc lại bỗng như vỡ ra trong tiếng cười không thể kiềm chế của dân chúng. Mọi người lăn ra cười ngả nghiêng trên đường. Hiểu ra rằng mình đã bị lừa, hoàng đế vừa tức giận vừa xấu hổ, vội vã cưỡi ngựa phóng như bay về hoàng cung. Sau vài tháng lánh xa mọi người để nhìn lại bản thân, hoàng đế Oloof đã hiểu rằng “chiếc áo không làm nên nhà vua”, thần dân tôn trọng một vị hoàng đế không phải vì vẻ bề ngoài hào nhoáng mà chính vì ở tài năng trị nước của đấng quân vương. Và kết cục của câu chuyện thì như bạn đã biết, hoàng đế Oloof dần tập trung hơn vào việc trị quốc, quan tâm đến cuộc sống của người dân. Tuy không trở thành một vị hoàng đế xuất chúng nhưng ông cũng góp phần lớn tạo dựng nên sự phồn vinh và hạnh phúc của vương quốc Hubris. Đừng quá chú trọng đến hình thức, biết tin vào suy nghĩ của mình và quan tâm đến người khác sẽ giúp bạn ngày càng được yêu mến hơn. Hans Christian Andersen |
Xem thêm:
Từ khóa Văn hóa xóa sổ Truyện cổ tích Andersen Bộ quần áo mới của hoàng đế