Năm 2020 đang dần kết thúc, việc Washington làm thế nào ứng phó với nước cờ của lớn của chính quyền Bắc Kinh, không nghi ngờ gì chính là một trong những mục tiêu hàng đầu mà Quốc hội Mỹ khóa này chế định trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Chính quyền Tổng thống Trump đã liên tiếp đưa ra các biện pháp mới chống lại chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cố gắng dùng các phương thức hạn chế khác nhau để đối kháng lại Bắc Kinh. Quốc hội Mỹ cũng liên tiếp thông qua một số dự luật liên quan đến Bắc Kinh trong năm nay. Từ một góc độ nào đó, trong năm 2020, các nghị sĩ lưỡng đảng tại Capitol Hill đang nhanh chóng ‘tỉnh ngộ’ trong nhận thức về những thách thức đến từ Trung Quốc (ĐCSTQ).

TRUMP TẬP
(Ảnh: Shealah Craighead/ Nhà Trắng)

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ điểm lại các đạo luật được Quốc hội Mỹ đưa ra trong năm nay liên quan đến Trung Quốc. Lực độ và tần suất đều tăng mạnh so với những năm trước. Kết quả này trực tiếp thể hiện bằng số lượng đạo luật mà lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa đề xuất trong hơn 300 ngày thảo luận nhắm vào Trung Quốc.

Theo một báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington công bố vào tháng 9 năm nay, Quốc hội đã đề xuất ít nhất 165 dự luật liên quan đến Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2020. Con số này không bao gồm hàng chục nghị quyết khác không có hiệu lực pháp lý và chỉ đơn thuần là biểu đạt lập trường của Quốc hội.

Báo cáo nhắc đến, trong nửa đầu năm nay, Quốc hội lần lượt xuất hiện hai làn sóng dự luật liên quan đến Trung Quốc. Đầu tiên vào tháng Ba, Thượng viện và Hạ viện đã đề xuất tổng cộng 25 dự luật liên quan; sau đó vào tháng Năm, số lượng dự luật nhắm vào Trung Quốc đã tăng mạnh, chỉ tính riêng một tháng đã có 48 dự luật liên quan đến Trung Quốc. Vào thời điểm đó, dịch virus COVID đang trong giai đoạn đầu bùng phát ở Mỹ. Hầu hết các dự luật này là để ứng phó với dịch bệnh, bao gồm quy trách nhiệm ĐCSTQ, giải quyết vấn đề phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc và mở rộng khả năng sản xuất trong nước của Mỹ.

Sự gia tăng mạnh về số lượng các dự luật liên quan đến Trung Quốc tại Capitol Hill trong năm 2020 cũng đồng thời phản ánh sự coi trọng đối với các nhân tố đe dọa từ Trung Quốc ngày càng gia tăng trong lĩnh vực chính sách đối ngoại của các nghị sĩ lưỡng đảng. Đồng thời cho thấy tầm quan trọng chính trị của các thành viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa tham gia vào quyết sách lập pháp này cũng tăng lên.

 1.Thành lập Nhóm công tác TQ tại Hạ viện 

Nhận thấy Quốc hội phải thống nhất nỗ lực chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc và đưa ra chính sách ứng phó toàn diện càng sớm càng tốt, tháng Năm năm nay, lãnh đạo Hạ viện của đảng Cộng hòa đã tuyên bố thành lập “Nhóm công tác Trung Quốc” (China Task Force).

Với tư cách là nhóm cố vấn chính của Đảng Cộng hòa tại Quốc hội về các vấn đề Trung Quốc, mục đích chính của “Nhóm công tác Trung Quốc” gồm 15 thành viên Hạ viện này là thảo luận, tổng hợp thông tin, phối hợp công việc và đưa ra các khuyến nghị chính sách về các mối đe dọa khác nhau từ Trung Quốc.

Ngày 30/9, “Nhóm công tác Trung Quốc” đã phát hành báo cáo đầu tiên, trực tiếp chỉ ra thách thức của ĐCSTQ đối với các thế hệ Mỹ. Báo cáo đưa ra hơn 400 kiến nghị chính sách và gần 200 kiến nghị lập pháp. Báo cáo cho biết, Mỹ phải đảo ngược chiến lược tiếp xúc với Trung Quốc đã triển khai nhiều năm và bị coi là thất bại.

Chủ tịch “Nhóm công tác Trung Quốc” kiêm Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Michael McCaul từng nói với VOA rằng, mặc dù các thành viên nhóm công tác hiện tại đều là đảng viên Cộng hòa, nhưng ông vẫn trông đợi lưỡng đảng trong Quốc hội mới sẽ tiếp tục hợp tác trong vấn đề ứng phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.

“[Trong báo cáo] chúng tôi có hơn 200 kiến nghị lập pháp, 2/3 trong số đó là hợp tác lưỡng đảng. Quốc hội của chúng ta có thể tiếp tục hợp tác và hoàn thành vấn đề này. Do đó, đây là điều tôi mong muốn Quốc hội khóa mới sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy.” ông Michael McCaul nói với VOA.

 2. Dự luật liên quan TQ gia tăng, nhưng số lượng các đạo luật được thông qua vẫn còn hạn chế 

Tuy nhiên, mặc dù các dự luật liên quan đến Trung Quốc trong Quốc hội gia tăng rõ rệt, nhưng thực sự thông qua Hạ viện và Thượng viện để lập pháp thì lại không hề có sự gia tăng tương ứng.

Tính đến hiện tại, năm 2020, có 10 dự luật liên quan đến Trung Quốc được Quốc hội thông qua, trong đó có một bộ phận dự luật cuối cùng được thông qua bằng hình thức đưa vào dự luật phân bổ ngân sách cỡ lớn hoặc đạo luật ủy quyền.

Trong lĩnh vực quốc phòng, Quốc hội Mỹ chủ yếu sẽ đưa vào trong nội dung ứng phó với mối đe dọa quân sự Trung Quốc vào trong Luật Ủy quyền Quốc phòng hàng năm.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã lược lại 10 dự luật liên quan đến Trung Quốc được Quốc hội thông qua vào năm 2020, chủ yếu phân thành các chủ đề cạnh tranh khoa học công nghệ Mỹ – Trung, đầu tư thương mại, nhân quyền Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan.

 3.  Loại bỏ Huawei trong công nghệ thông tin  

Trước tiên, cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở thiết bị hạ tầng mạng 5G và thông tin, vẫn là tiêu điểm chú ý nóng của lưỡng viện tại Quốc hội năm nay.

Tháng 3 năm nay, hai dự luật liên quan đến thông tin và an toàn mạng liên tiếp được Nhà Trắng ký và có hiệu lực, lần lượt là “Đạo luật Mạng thông tin an toàn và khả tín” (Secure and Trusted Communications Networks Act) và “Đạo luật Đảm bảo an toàn 5G và các vấn đề khác” (Secure 5G and Beyond Act).

“Đạo luật Mạng thông tin an toàn và khả tín” được coi là bước đầu của việc Quốc hội Mỹ chính thức áp dụng các hành động “loại bỏ Huawei”. Dự luật cấm sử dụng ngân quỹ của chính phủ liên bang Mỹ để mua các sản phẩm và thiết bị thông tin (bao gồm của cả Huawei) có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ, được đưa vào luật chính thức. Dự luật cũng sẽ quy định bồi thường cho các nhà cung cấp viễn thông nhỏ ở vùng sâu vùng xa. Các nhà cung cấp này sẽ loại bỏ thiết bị có nguy cơ an ninh quốc gia khỏi hệ thống mạng của họ và thay thế chúng bằng thiết bị từ các nhà cung cấp đáng tin cậy.

“Đạo luật Bảo đảm an toàn 5G và vấn đề khác liên quan” yêu cầu chính phủ Mỹ xây dựng các chiến lược để đảm bảo an ninh cho cơ sở hạ tầng thông tin 5G của Mỹ và các đồng minh. Dự luật cũng yêu cầu các chiến lược cần đảm bảo tính toàn vẹn của các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn quốc tế và bảo vệ họ khỏi áp lực chính trị.

4. Cắt đứt và loại bỏ lỗ hổng kiểm toán doanh nghiệp nhà nước TQ niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ 

Về quy phạm doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên thị trường Mỹ, lưỡng viện Quốc hội đã thông qua “Đạo luật Truy trách nhiệm các công ty nước ngoài” (Holding Foreign Companies Accountable Act) mà không bị phản đối trong năm nay. Dự luật quy định rõ ràng rằng nếu một công ty nước ngoài không cho phép Ủy ban giám sát kế toán công ty đại chúng (PCAOB) kiểm tra hoạt động kiểm toán của mình trong ba năm liên tiếp, thì công ty nước ngoài này sẽ bị cấm giao dịch tại Mỹ.

Đạo luật cũng yêu cầu các công ty niêm yết tiết lộ liệu họ thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các chính phủ nước ngoài hay không, bao gồm cả Chính phủ ĐCSTQ.

Dự luật yêu cầu một công ty nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán phải tiết lộ trong báo cáo kiểm toán về tỷ lệ cổ phần của công ty bị thực thể chính phủ nước ngoài sở hữu; thực thể của chính phủ nước ngoài nơi đặt trụ sở của công ty kế toán đã đăng ký, liệu có lợi ích tài chính có thể kiểm soát được trong công ty hay không; danh tính của mỗi thành viên Đảng Cộng sản trong ban giám đốc của công ty hoặc thực thể điều hành công ty này; trong văn kiện điều lệ công ty hoặc tổ chức tương đương liệu có chứa bất kỳ nội dung điều lệ nào của ĐCSTQ hay không.

Dự luật này sẽ cung cấp cho các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ như Alibaba, China Telecom và China Mobile thời hạn ba năm để thực hiện các quy định của Mỹ, nếu không họ sẽ bị loại khỏi thị trường Mỹ.

Ngoài ra, vào tháng Hai năm nay, Quốc hội cũng đã thông qua một dự luật liên quan đến việc hạn chế ma túy fentanyl. Mặc dù nội dung cũng đề cập đến Trung Quốc nhưng mục đích chính chỉ là kéo dài thời gian thẩm tra tạm thời, mục đích để xem xét và đánh giá tác động của việc kiểm soát quốc tế đối với các chất liên quan đến fentanyl từ Trung Quốc.

 5. Lập pháp chế tài quan chức TQ và Hồng Kông 

Tiếp sau việc lưỡng đảng tại Quốc hội thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông (Hong Kong Human Rights and Democracy Act) vào năm 2019, yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá tình trạng tự trị của Hồng Kông hàng năm, Bắc Kinh đã đi vòng qua cơ quan lập pháp Hồng Kông và do Nhân đại toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội Trung Quốc) thông qua Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, và áp đặt thực thi từ ngày 1/7.

Đáp lại, lưỡng viện của Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng hoàn tất quy trình lập pháp của Đạo luật Tự trị Hồng Kông (Hong Kong Autonomy Act) trong vài tuần vào tháng Bảy năm nay.

Dự luật sẽ áp đặt “chế tài cấp 1″ bắt buộc đối với các quan chức và thực thể Trung Quốc vi phạm Tuyên bố chung Trung – Anh và các cam kết của Luật Cơ bản Hồng Kông đối với người dân Hồng Kông, cả những quan chức thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông. Ngoài ra, luật này cũng yêu cầu áp dụng “chế tài cấp 2” đối với tất cả các ngân hàng có hoạt động kinh doanh với các cá nhân và thực thể nói trên.

Theo nội dung của đạo luật, trong vòng 90 ngày sau khi đạo luật có hiệu lực, Ngoại trưởng Mỹ sẽ thảo luận với Bộ trưởng Tài chính, xác định những cá nhân và thực thể không thực hiện nghĩa vụ đối với người dân Hồng Kông trong Tuyên bố chung Trung – Anh và Luật cơ bản Hồng Kông, đồng thời báo cáo lên các ủy ban liên quan của Quốc hội và các tầng lãnh đạo.

Nội dung dự luật cũng đề cập đến việc Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Tài chính Mỹ sẽ lên danh sách các ngân hàng làm ăn với các cá nhân và thực thể nêu trên và áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp (trừng phạt cấp hai). Và phạm vi này có thể mở rộng đến hầu hết các ngân hàng lớn của Trung Quốc, có nghĩa là có khả năng cắt đứt hợp tác giữa các ngân hàng này với ngân hàng Mỹ và hạn chế sử dụng các giao dịch bằng đô la Mỹ của họ.

Mặc dù các biện pháp trừng phạt của Đạo luật chủ yếu nhắm vào các ngân hàng nước ngoài, các đối tượng trừng phạt cũng áp dụng đối với các công ty con của các tổ chức tài chính Mỹ ở nước ngoài .

Quốc hội Mỹ cũng cố gắng thúc đẩy một dự luật khác trong năm nay nhằm cung cấp quyền tị nạn chính trị cho những người Hồng Kông bị chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông đàn áp chính trị. Tuy nhiên, “Đạo luật Tự do và Lựa chọn của người dân Hồng Kông” (Hong Kong People’s Freedom and Choice Act)  chưa được Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua vào ngày 18/12 và bị mắc kẹt trong Quốc hội khóa này.

Mặc dù vậy, nhiều nghị sĩ lưỡng đảng nói với VOA rằng họ sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy thúc đẩy dự luật này tại Quốc hội khóa mới vào tháng 1/2021.

 6. Quốc hội ủng hộ nâng cấp hợp tác Mỹ – Đài Loan 

Đồng thời, các nỗ lực của Quốc hội nhằm thúc đẩy mối quan hệ Mỹ – Đài Loan cũng đã được nâng cấp hơn nữa thông qua các hành động lập pháp. “Đạo luật Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường và đồng minh quốc tế Đài Loan” (Taiwan Allies International Protection and Enhancement Initiative Act, TAIPEI Act), đã được Thượng viện và Hạ viện thông qua và được Tổng thống ký vào tháng 3 năm nay, có thể được coi là nền tảng pháp lý để Mỹ – Đài Loan hợp tác sâu hơn trong tương lai, đồng thời xóa bỏ các hạn chế các chuyến thăm của các quan chức Mỹ tới Đài Loan.

Mục đích chính của “Đạo luật Đài Bắc” là để chống lại “các thủ đoạn uy hiếp” của Trung Quốc nhằm cô lập Đài Loan trên trường quốc tế. Đạo luật yêu cầu Mỹ áp dụng các chiến lược để tiếp xúc với các chính phủ trên thế giới nhằm ủng hộ sự công nhận ngoại giao của Đài Loan hoặc tăng cường quan hệ không chính thức với Đài Loan; yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng các phương án viện trợ ngoại giao khác nhau đối với các quốc gia có hành động bất lợi với Đài Loan, đồng thời và bày tỏ rõ ràng sự ủng hộ của Mỹ trong việc Đài Loan tham gia vào các tổ chức quốc tế thích hợp.

Ngoài ra, đạo luật yêu cầu sau khi đạo luật có hiệu lực trong vòng một năm, mỗi năm Ngoại trưởng Mỹ sẽ báo cáo Quốc hội về các biện pháp liên quan mà các cơ quan hành pháp thực hiện, thời hạn là 5 năm.

Ngoài “Đạo luật Đài Bắc”, vào thời điểm cuối cùng trước khi kết thúc phiên họp Quốc hội Mỹ khóa này, vào ngày 21/12 Quốc hội cũng đã thông qua “Đạo luật Ngân sách tổng hợp liên bang năm tài chính 2021”. Nội dung dài 5.000 trang bao gồm “Đạo luật đảm bảo Đài Loan” (Taiwan Assurance Act).

Ý kiến của Quốc hội trong các điều khoản của “Đạo luật đảm bảo Đài Loan”  cho rằng Đài Loan là một phần quan trọng trong chiến lược mở cửa tự do Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ. Chính phủ Mỹ ủng hộ Đài Loan phát triển năng lực không đối xứng, cũng thúc giục Đài Loan tăng cường chi tiêu cho chính sách phòng vệ của mình; Mỹ cần bình thường hóa việc bán vũ khí quân sự cho Đài Loan để Đài Loan tăng cường năng lực tự phòng vệ.

130311118 1343306802690032 5260817150092160356 o 2

Đáng lưu ý quy định cụ thể nhất của “Đạo luật đảm bảo Đài Loan” là “xem xét chỉ dẫn về Đài Loan của Bộ Ngoại giao”, yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ xem xét và gửi báo cáo về các chỉ dẫn liên quan đến quy phạm mối quan hệ Mỹ – Đài Loan vòng 180 ngày sau khi dự luật có hiệu lực, “bao gồm bản ghi nhớ không định  kỳ của ‘chỉ dẫn về quan hệ với Đài Loan’ (Guidelines on Relations with Taiwan) và các văn bản liên quan”, đồng thời ban hành lại chỉ dẫn này cho các cơ quan hành chính.

  7. Điểm chung lớn nhất của lưỡng đảng: Vấn đề nhân quyền Tân Cương, Tây Tạng  

Trong “Đạo luật Ngân sách tổng hợp liên bang năm tài chính 2021”, các dự luật liên quan khác liên quan đến chính sách quốc tế của Mỹ cũng bao gồm hai dự luật nhân quyền liên quan đến Tân Cương và Tây Tạng đã bị đình chỉ trong Quốc hội trong một thời gian dài, đó là “Đạo luật Phòng chống Cưỡng bức Lao động người Duy Ngô Nhĩ” ( Uyghur Forced Labor Prevention Act) và “Đạo luật Chính sách và Ủng hộ Tây Tạng” (Spanish Policy and Support Act).

“Đạo luật Phòng chống Cưỡng bức Lao động người Duy Ngô Nhĩ” yêu cầu cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm của Tân Cương, bao gồm quần áo và các sản phẩm điện tử do các công ty nổi tiếng của Mỹ bán, trừ khi được Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ chấp thuận.

Lập trường cốt lõi của dự luật bao hàm “giả định có thể phản bác” (rebuttal presumption), nghĩa là, trừ khi được chứng minh là không đúng, nếu không thì giả định này đều được chấp nhận là sự thật và giả định này mặc định: tất cả các sản phẩm được sản xuất ở Tân Cương đều được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, do đó sẽ bị cấm theo Đạo luật thuế quan năm 1930. Bất kỳ công ty nào muốn nhập khẩu các sản phẩm được sản xuất tại Tân Cương đều phải vượt qua cuộc kiểm tra “rõ ràng và thuyết phục” để chứng minh rằng chuỗi cung ứng của họ không bao gồm lao động cưỡng bức.

Đạo luật cũng yêu cầu sau 90 ngày từ khi luật có hiệu lực, Ngoại trưởng Mỹ cần xác định xem liệu cuộc đàn áp mà người Duy ngô Nhĩ, Kazakhstan, Kyrgyzstan và những người Hồi giáo dân tộc khác phải đối mặt ở Khu tự trị Tân Cương có cấu thành tội bạo hành hay không.

“Đạo luật Chính sách và Ủng hộ Tây Tạng” đưa ra các yêu cầu đối với Bắc Kinh để bảo vệ quyền và lợi ích của người Tây Tạng, đồng thời tuyên bố rằng nếu Bắc Kinh can dự vào sự vụ tôn giáo Tây Tạng thì sẽ bị truy trách nhiệm.

Cả hai dự luật đều được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio. Ngày 23/12, Thượng nghị sĩ Marco Rubio đã đưa ra một tuyên bố để bày tỏ sự khen ngợi sau khi hai dự luật được thông qua.

“Hướng đi của thế kỷ 21 sẽ được định nghĩa bởi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng ta phải hành động để giải quyết sự bất bình đẳng giữa hai nước và những hành vi vi phạm nhân quyền có hệ thống của ĐCSTQ“, ông Marco Rubio nói trong một tuyên bố. “Đưa vào tính đối đẳng và chấm dứt tội ác của ĐCSTQ trong khi giao thiệp với Trung Quốc là những thách thức địa chính trị của thế kỷ này và trách nhiệm của các nền dân chủ trên toàn thế giới.”

Tháng 5 năm nay, Quốc hội  Mỹ cũng chính thức thông qua Đạo luật Chính sách Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ (Uyghur Human Rights Policy Act), đạo luật này cũng do Thượng nghị sĩ Marco Rubio đề xuất. Ngoài việc kêu gọi Chính phủ Mỹ gia tăng sức ép lên Bắc Kinh trong các vấn đề liên quan đến Tân Cương, dự luật cũng thúc giục chính phủ Mỹ cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền.

Theo nội dung của dự luật, tổng thống phải đệ trình báo cáo lên Quốc hội trong vòng 180 ngày sau khi dự luật có hiệu lực, cung cấp danh sách các quan chức ĐCSTQ đã vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm người dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương, đồng thời đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với những người trong danh sách. Các biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản, cấm nhập cảnh và thu hồi thị thực.

Ngoài ra, dự luật cũng yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ phải thảo luận và hợp tác với các cơ quan hành pháp liên bang và xã hội dân sự có liên quan trong vòng 180 ngày sau khi dự luật có hiệu lực, đệ trình các báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền ở Khu tự trị Tân Cương lên Quốc hội.

Tiêu Nhiên, theo VOA

Xem thêm: