Novak Djokovic tiếp tục ‘trang sử huyền thoại’ khi vô địch tại Olympic Paris
- Dương Thiên Tư
- •
Trong trận tranh huy chương vàng quần vợt đơn nam tại Thế vận hội Paris vào hôm qua (4/8), tay vợt số một thế giới Novak Djokovic cuối cùng đã giành chiến thắng trước tay vợt mà anh đã thua vào tháng trước – tay vợt trẻ người Tây Ban Nha Carlos Alcaraz. Chiến thắng đã viết nên huyền thoại cho một thế hệ siêu sao quần vợt.
Novak Djokovic – ngôi sao quần vợt số một thế giới người Serbia – đã vô địch tại Thế vận hội Paris, trở thành huyền thoại cho một thế hệ (Nguồn: Matthew Stockman/Getty).
Djokovic vô địch đơn nam
Hạt giống số một ở nội dung đơn nam tại Thế vận hội Paris là Novak Djokovic đã có 24 danh hiệu Grand Slam, nhưng anh vẫn đang tìm kiếm danh hiệu vô địch đơn nam Thế vận hội. Cuối cùng anh đã thực hiện được ước mơ khi đánh bại ngôi sao người Tây Ban Nha Carlos Alcaraz ở bán kết ngày 4/8 với kết quả 7-6, 7-6.
Djokovic đã khóc vì sung sướng, quỳ xuống tạ ơn Chúa rồi chạy về phía gia đình trên khán đài đang xem trận đấu của anh, cảnh tượng vô cùng cảm động.
Wow – have never seen Djokovic this emotional … incredible
Sports. pic.twitter.com/rJjdDnsITP
— Tommy Beer (@TommyBeer) August 4, 2024
Trận đấu này được giới chuyên môn xem là trận đấu quần vợt có giá trị cao nhất, vài năm mới lại có một lần diễn ra.
Novak Djokovic là người Serbia đầu tiên đạt những danh hiệu như vô địch đơn nam Grand Slam, lên số 1 thế giới, và huy chương quần vợt Thế vận hội. Djokovic đã giành 24 cúp vàng đơn nam Grand Slam, giành huy chương đồng ở Thế vận hội Bắc Kinh 2008, và ở tuổi 37 giành huy chương vàng tại Thế vận hội này, đưa anh thành nhà vô địch đơn nam Thế vận hội lớn tuổi nhất và cũng là tay vợt thứ 5 trong lịch sử đạt được “Golden Grand Slam” (cả 4 giải Grand Slam cộng với Thế vận hội), trong đó có 10 chức vô địch đơn Úc Mở rộng và là người duy nhất đạt được 3 Grand Slam đơn nam.
Đối thủ của anh trong trận chung kết Thế vận hội – Carlos Alcaraz, trước đó đã có chiến thắng ấn tượng trước tay vợt người Canada là Felix Auger-Aliassime, với tỷ số 6-1, 6-1; chiến thắng này đã giúp Alcaraz trở thành tay vợt trẻ nhất tiến vào trận chung kết quần vợt đơn nam Thế vận hội kể từ khi môn này trở lại Thế vận hội vào năm 1988.
Trận tranh huy chương vàng tổ chức tại Roland Garros hôm 4/8 là lần thứ 7 hai người gặp nhau. Trước đó Alcaraz vừa đánh bại Djokovic ở chung kết đơn nam Wimbledon.
Ở các kỳ Thế vận hội trước đó, Djokovic chỉ giành được một huy chương đồng là ở Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Djokovic nói: “Đây là thời cơ lớn vì tôi chưa bao giờ lọt vào trận tranh huy chương vàng Thế vận hội, dù tôi nghĩ mình đã chơi tốt ở Thế vận hội… Vì vậy trận đấu vào Chủ nhật bất kể như thế nào, thật vinh dự khi lần đầu tiên giành được huy chương cao hơn cho đất nước của tôi. Tôi sẽ nỗ lực hết mình để giành huy chương vàng. Không còn nghi ngờ gì nữa, trận đấu này có ý nghĩa trọng đại”.
Alcaraz thì cho biết: “Phấn đấu giành huy chương vàng là mục tiêu của chúng tôi kể từ đầu năm nay, và bây giờ chúng tôi chỉ còn một trận đấu nữa là giành được huy chương vàng… Trận chung kết rất quan trọng đối với tôi và người dân Tây Ban Nha, nhưng tôi sẽ cố gắng không nghĩ về tầm quan trọng đó để tập trung vào trận đấu”.
Thay đổi thế hệ không làm nản chí thế hệ huyền thoại Djokovic
Thực tế, trong trận tranh chức vô địch đơn nam tháng trước tại Giải quần vợt Wimbledon, sau khi Novak Djokovic thua đàn em người Tây Ban Nha Carlos Alcaraz ở set 3, anh đã thẳng thắn cho rằng màn trình diễn của mình không tốt bằng đối thủ. Anh chia sẻ: “Cảm giác của tôi là tôi ở thế yếu. Cậu ấy là người chơi giỏi hơn, thế thôi. Cậu ấy lần nào cũng đánh bóng tốt hơn tôi và tôi không nghĩ mình có thể làm được nhiều hơn thế”.
AFP đưa tin, sau khi thua Alcaraz ở chung kết đơn nam Wimbledon năm ngoái, Djokovic đã bị ngôi sao 21 tuổi người Tây Ban Nha đè bẹp không thương tiếc trong trận tranh vô địch cùng giải đấu năm nay, đồng thời bỏ lỡ Grand Slam thứ 25 trong sự nghiệp, một lần nữa cho phép công chúng xác nhận thay đổi thế hệ trong làng quần vợt.
Djokovic mới phẫu thuật đầu gối phải vào tháng 6 năm nay và đã có màn lội ngược dòng thần kỳ tại Wimbledon. Anh cho hay, “Việc vào chung kết đã giúp tôi tự tin hơn. Nhưng tôi cũng cảm thấy hôm nay mình đang đối mặt với tay vợt xuất sắc nhất thế giới, chỉ sau Jannik Sinner. Họ là những người giỏi nhất năm nay và tôi vẫn chưa đạt đến trình độ đó”.
Một người mạnh mẽ như Djokovic không bao giờ từ bỏ ý chí quyết tâm trở lại: “Cuộc sống tôi đã trải qua điều đó, khi gặp nghịch cảnh thì tôi thường đứng lên, học hỏi và trở nên mạnh mẽ hơn, đó là điều tôi phải làm”.
Chia sẻ của Djokovic về vấn đề tiêm vắc-xin
Trước đó, ngôi sao quần vợt người Serbia Djokovic bị loại khỏi Úc mở rộng (Australian Open) vì không tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, trong cuộc phỏng vấn độc quyền với BBC, anh cho hay anh không phản đối vắc-xin, nhưng nếu bị ép buộc tiêm vắc-xin thì anh thà mất cúp còn hơn.
Djokovic khẳng định hành động của anh không liên quan đến bất kỳ phong trào chống tiêm chủng nào, mà vấn đề là anh ủng hộ các cá nhân có quyền tự do lựa chọn.
Djokovic đã có ý định tham gia Úc Mở rộng vào tháng 1/2022 với mục tiêu giành chiến thắng để có thể lần thứ 4 liên tiếp vô địch tại giải đấu này, nếu thành công thì anh sẽ phá kỷ lục vô địch đơn nam Grand Slam thứ 21. Nhưng giới chức biên giới Úc đã khiến Djokovic không thể thực hiện được mục tiêu, vì anh không được phép vào Úc do không tiêm vắc-xin COVID-19.
Về vấn đề được tham dự giải Úc Mở rộng sau đó, tay vợt số 1 thế giới Djokovic cho hay vì trước đó anh được chẩn đoán mắc COVID-19 (bệnh do virus corona 2019) và đã bình phục, cho nên anh được miễn tiêm chủng và được tham dự giải.
Djokovic nói với BBC rằng anh đã được tiêm chủng khi còn nhỏ: “Tôi chưa bao giờ phản đối vắc-xin, nhưng tôi luôn ủng hộ mọi người nên có quyền tự do lựa chọn cho cơ thể của họ”.
Về lý do tại sao lại làm như vậy, Djokovic cho biết: “Vì nguyên tắc tự chủ về cơ thể của mỗi người quan trọng hơn bất kỳ danh hiệu hay bất cứ thứ gì khác”.
Djokovic chia sẻ anh luôn nghiêm túc học những kiến thức về rèn luyện thể lực, sức khỏe và dinh dưỡng. Quyết định của anh một phần là do những hành vi này, bao gồm việc thay đổi thói quen ăn uống, thói quen ngủ nghỉ…, sẽ có tác động tích cực đến khả năng của anh với tư cách là một vận động viên.
Anh cũng nói anh “giữ quan điểm cởi mở” về khả năng tiêm chủng trong tương lai, “Vì tất cả chúng ta đều cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất có thể cùng nhau chấm dứt COVID-19… Tôi chưa bao giờ phản đối vắc-xin. Tôi hiểu rằng mọi người trên thế giới đang cố gắng nỗ lực đáng kể để giải quyết loại virus này và hy vọng rằng dịch bệnh này sẽ sớm kết thúc”.
Từ khóa Novak Djokovic Olympic Paris 2024 Thế vận hội Paris 2024