Trong quá trình công kích Shen Yun và Pháp Luân Công, tờ New York Times (NYT) đã lợi dụng rất nhiều điểm mù tri thức của độc giả. Những thông tin và điểm mù tri thức này đối với người thuộc lĩnh vực nhất định nào đó đều là hiểu biết thông thường, tuy nhiên đối với người ‘ngoài nghề’ đa phần đều không biết đến. Bằng cách này, NYT đã lợi dụng điểm yếu của độc giả để đánh lừa và dẫn dụ họ tư duy cũng như nhận định theo lý giải hạn hẹp của kênh truyền thông này.

New York Times
(Ảnh: Shutterstock)

Những điểm mù tri thức này chủ yếu được phân thành các lĩnh vực như sau:

I. Lĩnh vực đưa tin: Kỹ xảo viết bài mang tính dẫn dắt

Kỹ xảo viết bài mang tính dẫn dắt là một phương pháp viết lách, mục đích nhằm định hướng cho người đọc tư duy và nhận định theo kỳ vọng của tác giả. Tôi đã dùng chatbot Claude để phân tích bài viết thứ 8 của tờ NYT công kích Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, chatbot Claude chỉ ra rằng bài báo này đã sử dụng 9 kỹ xảo viết bài mang tính dẫn dắt khác nhau để dẫn dụ người đọc suy nghĩ theo định hướng của tác giả.

1.1. Đặt định sự tương phản từ lời mở đầu

Đầu tiên NYT mô tả dáng vẻ xinh đẹp “đang xoay người một cách ưu nhã của các vũ công Trung Quốc trong những bộ trang phục biểu diễn đầy màu sắc”, sau đó lập tức chuyển sang nhận định [Shen Yun] “thành công với mức giá đắt đỏ”; điều này tạo ra một sự đảo ngược. Thủ pháp tương phản này dễ dàng dẫn dắt người đọc liên tưởng đến nhận định “trước mặt thì sáng láng, sau lưng thì tối đen”, cho dù sự lao động vất vả phía sau sân khấu của các diễn viên Shen Yun thật sự quang minh và đáng được tán thưởng.

1.2. Trình bày những chi tiết nhỏ nhặt mang tính cảm xúc một cách có lựa chọn

NYT mô tả rất nhiều về những thương tổn, cường điệu hóa những trải nghiệm đau đớn, từ đó dễ dàng kích phát được sự đồng tình của người đọc, nhưng họ không biết rằng để thành công trong lĩnh vực này thì những phó xuất như vậy có thể nói là một phần không thể thiếu.

1.3. Trích dẫn một chiều các tuyên bố của những người có uy tín

NYT dẫn lời một chuyên gia y tế, trong đó chỉ trích cách quản lý của Shen Yun là “bảo thủ”, tuy nhiên lại không trích dẫn quan điểm của các nhân sĩ trong nghề vốn ủng hộ những phương pháp huấn luyện chặt chẽ. Từ đó cho thấy, NYT trích dẫn có tính lựa chọn, bất chấp sự thật là trong lĩnh vực này, phương pháp đào tạo phổ biến đều là chủng loại phương pháp như vậy.

1.4. Phân biệt quyền phát ngôn

NYT thường sử dụng các ví dụ cụ thể và trích dẫn trực tiếp để đưa ra những mô tả tiêu cực, trong khi phản hồi từ phía Shen Yun thường được trình bày dưới dạng trích dẫn gián tiếp. Phương pháp này sẽ làm suy yếu nỗ lực của bên biện hộ.

1.5. Mô tả mang tính ám thị, bóng gió

Sử dụng nhiều mô tả mang tính ám thị, bóng gió để dẫn dắt người đọc theo hướng tiêu cực.

1.6. Xu hướng vận dụng số liệu

NYT cường điệu “thu nhập phòng vé vượt 265 triệu đô la Mỹ”, hàm ý Shen Yun kiếm được nhiều tiền nhưng không giải thích rằng Shen Yun có hàng ngàn nhân viên phải vất vả gần 20 năm mới tích lũy được số quỹ này. Họ nói tiền phụ cấp cho các diễn viên đang còn là sinh viên thấp nhưng lại không giải thích mức học bổng cao mà sinh viên nhận được.

1.7. Đóng khung

NYT gọi Shen Yun là “cây hái ra tiền” và gọi các diễn viên là “vật hy sinh”. Cách dùng từ này gây ảnh hưởng đến tư duy phán đoán của người đọc. Trên thực tế, Shen Yun là một tổ chức phi lợi nhuận và mọi thu nhập đều được sử dụng để duy trì cũng như phát triển chính bản thân đoàn nghệ thuật, bao gồm cả ban quản lý. Toàn thể Shen Yun đều phó xuất như vậy cả.

1.8. Xây dựng cốt truyện

Sau khi đặt nghi vấn và bác bỏ những phản hồi của Shen Yun, NYT phát triển một câu chuyện từ góc nhìn của ‘nạn nhân’. Thủ pháp này tác động đến xu hướng đồng tình của người đọc.

1.9. Lựa chọn tình tiết

NYT tập trung vào việc mô tả những trải nghiệm tiêu cực và thường đề cập đến những nhận định tích cực một cách qua loa. Hình thức đưa tin bất đối xứng này sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng tổng thể.

Tuy rằng những kỹ xảo viết lách này không nhất thiết mâu thuẫn với một số sự thật, nhưng chúng khiến người đọc hình thành quan điểm nhất định. Trước tiên, chưa nói đến việc trong bài báo có bao nhiêu lời lẽ mang tính giả dối và tự thị nhi phi (có vẻ đúng mà lại sai), thì chỉ trong 6.000 từ mà NYT đã sử dụng 9 loại thủ pháp viết lách mang tính dẫn dắt khác nhau. Một bài báo như vậy có tính sai lệch rất lớn và cũng không phản ánh được sự thật. Những người không làm trong ngành báo chí rất khó nhận ra sự tồn tại của những kỹ xảo này.

II. Lĩnh vực NGO (tổ chức phi lợi nhuận)

Hầu hết kiến thức của người châu Á đối với các tổ chức phi lợi nhuận là khá hữu hạn. Thặng dư từ một tổ chức phi lợi nhuận không thể được phân phối cho cá nhân. Vì vậy, hoàn toàn không thể cáo buộc hay ám chỉ rằng số tiền thặng dư [của Shen Yun] đã được phân phát cho cá nhân. Các tổ chức phi lợi nhuận thực sự có thể tạo ra thặng dư hoặc “lợi nhuận”, nhưng về bản chất là khác với các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận.

2.1. Cách sử dụng khoản tiền thu được không giống nhau

– Tiền thu được từ doanh nghiệp vì lợi nhuận có thể phân phối cho các cổ đông hoặc chủ sở hữu;
– Thặng dư của một tổ chức phi lợi nhuận phải được sử dụng để tiếp tục thực hiện các sứ mệnh và mục tiêu xã hội của mình cũng như không được phân phối cho cá nhân.

2.2. Mục đích kinh doanh khác nhau

– Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp vì lợi nhuận là tạo ra giá trị kinh tế cho các cổ đông;
– Mục tiêu cốt lõi của một tổ chức phi lợi nhuận là đạt được sứ mệnh xã hội của mình, như giúp đỡ người nghèo, giáo dục, nghệ thuật, v.v.

2.3. Nguồn vốn đa dạng

– Ngoài việc tạo thu nhập bằng cách cung cấp dịch vụ, các tổ chức phi lợi nhuận còn có thể nhận những khoản quyên góp, trợ cấp của chính phủ, v.v.;
– Những nguồn thu nhập đa dạng này giúp đảm bảo tính bền vững của tổ chức.

2.4. Sự cần thiết của thặng dư

– Mức thặng dư hợp lý có thể giúp các tổ chức phi lợi nhuận trong việc: duy trì hoạt động hàng ngày, mở rộng quy mô dịch vụ, ứng phó với các trường hợp khẩn cấp và đầu tư vào những dự án mới.

2.5. Hạn chế về mức lương

– Các tổ chức phi lợi nhuận có thể và cần phải trả mức lương hợp lý cho nhân viên của mình;
– Những khoản tiền lương này được coi là chi phí cần thiết cho hoạt động của tổ chức chứ không phải là phân phối lợi nhuận;
– Có quy định giới hạn đối với lương của các quản lý cấp cao trong tổ chức phi lợi nhuận;

– Thặng dư từ tổ chức phi lợi nhuận không thể chuyển đổi thành thu nhập tăng thêm của cá nhân. Do đó, chỉ trích thu nhập của Shen Yun bị ai đó lấy mất là điều hoàn toàn không thể xảy ra.

2.6. Nhiều nhà hát ở Hoa Kỳ cũng là các tổ chức phi lợi nhuận, chẳng hạn như Trung tâm Lincoln và Trung tâm Kennedy nổi tiếng, tất nhiên cũng có rất nhiều nhà hát nhỏ khác. Những nhà hát này có cơ cấu nhân sự rất giống với Shen Yun.

Cơ cấu nhân sự chuyên nghiệp:

– Đội ngũ cốt cán thường là những nhân viên được trả lương toàn thời gian, bao gồm giám đốc nghệ thuật, nhà sản xuất, nhân viên kỹ thuật, quản lý hành chính, v.v.;
– Diễn viên và đạo diễn có thể được thuê theo dự án, ký hợp đồng theo mùa diễn hoặc một dự án sản xuất đơn lẻ;
– Các nhà quản lý cấp cao (ví dụ: giám đốc nghệ thuật, giám đốc điều hành) thường nhận được mức lương đáng kể. Nếu so sánh, quý vị sẽ thấy rằng Giám đốc nghệ thuật của Shen Yun không nhận đồng lương nào.

Vai trò tình nguyện viên:

– Xác thực là có sự tham gia của các tình nguyện viên, chủ yếu ở cương vị phục vụ khán giả, chẳng hạn như kiểm tra vé, hướng dẫn chỗ ngồi, bán sản phẩm lưu niệm, v.v.;
– Các thành viên của ban giám đốc thông thường cũng là các tình nguyện viên, họ không nhận thù lao nhưng thường xuyên gây quỹ cho các nhà hát;
– Thực tập sinh có thể không được trả lương hoặc được trả lương thấp, đây là điều bình thường trong lĩnh vực nghệ thuật.

Vì vậy, “phi lợi nhuận” không có nghĩa là “không thể có thu nhập hoặc thặng dư”, mà là nhấn mạnh đến định hướng vì mục tiêu xã hội của tổ chức; việc sử dụng nguồn thặng dư cũng có những hạn chế nghiêm ngặt. Thặng dư tài chính vừa phải thực sự có thể giúp các tổ chức phi lợi nhuận đạt được sứ mệnh xã hội của họ tốt hơn.

III. Lĩnh vực pháp luật

Tờ NYT cũng công kích các diễn viên Shen Yun vì đã mang tiền mặt nhập cảnh. Đây cũng là lợi dụng sự thiếu hiểu biết của mọi người về lĩnh vực này.

3.1. Luật pháp Hoa Kỳ quy định:

– Khi mang tiền mặt vào nước, nếu số tiền không vượt quá 10.000 USD thì không cần khai báo;
– Trường hợp vượt quá 10.000 USD thì cần phải khai báo, nhưng việc mang số tiền này không phải là bất hợp pháp;
– Trong vụ kiện được nêu ra ở bài báo đầu tiên của NYT, các diễn viên mỗi người chỉ mang theo tiền mặt dưới 10.000 USD, điều này phù hợp với quy định của pháp luật.

3.2. Điều này bị mô tả lệch lạc trong bài báo đầu tiên:

NYT dùng những lời lẽ gây hiểu lầm như “lén lút”, hàm ý có vấn đề gì đó;
– Liên kết việc mang tiền mặt một cách hợp pháp với các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền;
– Không đưa ra bằng chứng cho thấy nguồn tiền mặt này là bất hợp pháp.

3.3 Tính hợp lý của giao dịch tiền mặt:

– Việc sử dụng tiền mặt là điều bình thường trong các chuyến lưu diễn quốc tế;
– Không có gì lạ khi thu nhập từ các buổi biểu diễn ở nhiều quốc gia được thanh toán bằng tiền mặt;
– Điều này hoàn toàn hợp pháp miễn là số tiền nằm trong giới hạn pháp lý và được khai báo trung thực.

3.4. Sự thật quan trọng:

– Không có bằng chứng cho thấy có người vi phạm quy định khai báo;
– Việc mang theo tiền mặt dưới 10.000 USD là hoàn toàn hợp pháp;
– Vụ kiện cuối cùng đã bị hủy bỏ, cho thấy những lời buộc tội thiếu cơ sở thực tế.

NYT cho rằng các tổ chức liên quan đến Shen Yun đã lợi dụng một điều khoản trong kế hoạch cứu trợ đại dịch của Liên bang: Bất kỳ đoàn thể nào hoặc tối đa 5 tổ chức “phụ thuộc” đều có thể nhận được khoản tài trợ không quá 10 triệu USD.

– Điểm mấu chốt là các tổ chức ngoại vi này độc lập về mặt pháp lý;
– Không có chung thành viên hội đồng quản trị;
– Không có liên kết chính thức với Shen Yun hoặc với nhau;
– Mỗi tổ chức đều là một tổ chức phi lợi nhuận được đăng ký độc lập;
– Từ góc độ chuyên môn, cách làm này không vi phạm các quy định pháp luật vì mỗi tổ chức đăng ký đều tuân thủ những yêu cầu về hình thức.

Do đó, việc tờ NYT đưa tin về phần này có xu hướng “ma quỷ hóa” những hành vi hợp pháp, sử dụng các mô tả mang tính ám thị để tạo ấn tượng phụ diện.

IV. Lĩnh vực nguyên tắc pháp lý: Trách nhiệm cung cấp bằng chứng thuộc về phía buộc tội

Nhiều người thường yêu cầu Pháp Luân Công trả lời những cáo buộc của tờ NYT hoặc cáo buộc của một số phương tiện truyền thông tự do khác, đồng thời yêu cầu Pháp Luân Công cung cấp bằng chứng. Điều này rõ ràng là không đúng.

4.1. Vấn đề về nghĩa vụ cung cấp bằng chứng:

– Về mặt pháp lý và logic, bên buộc tội phải có trách nhiệm cung cấp bằng chứng, chứ không phải bên bị buộc tội cần chứng minh điều đó “không xảy ra”;
– Việc này giống như “chứng minh rằng bạn không nói dối”, đó là một nhiệm vụ bất khả thi.

4.2. Vấn đề nan giải của việc bác bỏ cáo buộc:

– Nếu chuyện đó không hề xảy ra thì sẽ không có bất cứ bằng chứng hoặc ghi chép liên quan nào;
– Bên bị buộc tội trên thực tế không thể cung cấp “những bằng chứng vốn không tồn tại”.

Cách tiếp cận hợp lý trong trường hợp này nên là: Yêu cầu bên buộc tội cung cấp bằng chứng xác thực, thay vì mong đợi bên bị buộc tội chứng minh sự “không tồn tại [của những bằng chứng đó]”.

Trong bài báo của mình, tờ NYT đã sử dụng các thủ pháp thao túng thông tin điển hình, đẩy cho người đọc một điểm mù về thông tin chứ không chỉ là điểm mù tri thức. Ví dụ như: Cố tình chọn lọc thông tin trong báo cáo. Phóng viên được yêu cầu thực hiện các cuộc phỏng vấn mang tính lựa chọn và trình bày một cách có lựa chọn phần nội dung rất nhỏ để phục vụ xu hướng đưa tin mang mục đích sẵn, mà những nội dung này đã được trải qua một quá trình sàng lọc công phu. Cách tiếp cận như vậy vi phạm nguyên tắc cơ bản của báo chí là việc đưa tin phải toàn diện và khách quan.

Tóm lại, tôi tin rằng phương pháp đưa tin của NYT trên thực chất là lợi dụng những điểm mù về tri ​​thức và sự thiếu thông tin của độc giả để thao túng dư luận. Mục đích của họ không phải là cung cấp sự thật khách quan để độc giả tự đánh giá mà là muốn dẫn dụ người đọc đưa ra kết luận tiêu cực mà họ đã định sẵn. Điều nghiêm trọng hơn là hình thức báo cáo này có thể gieo rắc thành kiến ​​hoặc thậm chí là sự thù địch đối với Pháp Luân Công trong tâm trí độc giả. Cách làm tạo ra sự đối đầu, kích động bất mãn và thậm chí hận thù thông qua việc thao túng thông tin như vậy rất giống với phương pháp được các chế độ toàn trị hay áp dụng để kiểm soát dư luận.