Ông Tập Cận Bình thay đổi quy tắc trò chơi hợp tác với Phố Wall
- Liên Thư Hoa
- •
Chính quyền ông Tập Cận Bình gần đây đang thanh trừng một số doanh nghiệp tư nhân mà đằng sau có bối cảnh mang màu sắc của đối thủ chính trị của của ông, tức phe phái Giang Trạch Dân, từ đó cũng sinh ra phản ứng dây chuyền khiến cho Phố Wall trở tay không kịp. Một số ‘gã khổng lồ’ tài chính Phố Wall vẫn chưa ý thức được rằng quy tắc trò chơi đến Trung Quốc “đãi vàng” đã âm thầm thay đổi.
Công ty gọi xe trực tuyến Didi Chuxing vừa mới niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ thì bị chính quyền ông Tập Cận Bình xử phạt, giá cổ phiếu lập tức giảm mạnh 20%. Điều này đã gây hoang mang cho Phố Wall, từ đó xuất hiện 2 tiếng nói khác nhau về triển vọng đầu tư tại Trung Quốc.
Ông trùm tài chính George Soros cho biết, hiện giờ đầu tư vào Trung Quốc là không khôn ngoan; tuy nhiên, BlackRock, một trong những công ty quản lý tài chính lớn nhất toàn cầu lại đánh giá tốt thị trường Trung Quốc. Tổng giám đốc Larry Fink của tập đoàn này nói trong một lá thư gửi cổ đông rằng: “Thị trường Trung Quốc là cơ hội quan trọng giúp thực hiện mục tiêu lợi ích dài hạn của nhà đầu tư Trung Quốc và quốc tế.”
- Tỷ phú George Soros kịch liệt lên án BlackRock đầu tư vào Trung Quốc
- George Soros: Tập Cận Bình là kẻ thù nguy hiểm nhất của xã hội tự do
Ông Mike Sun, cố vấn chiến lược đầu tư Trung Quốc tại New York, có gần 30 năm đầu tư và hoạt động kinh doanh tại thị trường Trung Quốc, cho rằng ông Tập Cận Bình dùng phương thức của mình để nói với Phố Wall: quy tắc trò chơi đã thay đổi rồi. Quan điểm của ông Mike Sun cũng là quan điểm của các chuyên gia chính trị kinh tế Trung Quốc hiện nay.
Ngày 12/10, chính quyền ông Tập Cận Bình đã khởi động cuộc điều tra lớn đối với 25 tổ chức tài chính, bao gồm các ‘gã khổng lồ’ trong giới tài chính như các ngân hàng quốc hữu lớn của ĐCSTQ, sở giao dịch chứng khoán và các công ty đầu tư, v.v. Đây là điều chưa từng có, cơ quan thực thi nhiệm vụ lần này là Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân cỡ lớn như tập đoàn bất động sản Evergrande mà nói, ngành tài chính của Trung Quốc chính là nơi tiếp tế tiền cho họ. Ngành tài chính liên tiếp rót tiền cho những công ty bất động sản này, tham nhũng hủ bại cũng theo đường tiếp tế này mà lan ra, và bong bóng bất động sản càng ngày càng lớn.
Tại Trung Quốc Đại Lục, chính trị và thương mại thực tế là một, đằng sau một doanh nghiệp cỡ lớn thường thường có liên quan đến một hoặc vài lợi ích của các gia tộc quyền quý.
Từ khi ông Tập Cận Bình chấp chính, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương trong thời gian gần 10 năm qua đã dùng danh nghĩa chống tham nhũng, khiến hàng ngàn quan chức lớn nhỏ mất chức, trong đó có rất nhiều người bị kết tội nặng, bao gồm cả lãnh đạo cấp quốc gia của ĐCSTQ.
Chống tham nhũng đã khiến cho ông Tập Cận Bình không còn đường lui trong cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng. Đối với ông Tập mà nói, nếu mất đi quyền lực thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
“Duy trì và bảo vệ an toàn của kinh tế tài chính của quốc gia” – Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương tuyên bố, đây là mục đích của lần kiểm tra 25 tổ chức tài chính lần này.
Trong khoảng thời gian dài trong quá khứ, lĩnh vực kinh tế, nhất là giới tài chính là do đối thủ chính trị của ông Tập Cận Bình – phe Giang Trạch Dân nắm giữ.
Giang Trạch Dân từng là Tổng bí thư của ĐCSTQ, có quyền lực lớn nhất tiếp sau người nắm quyền lực chính trị của ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình. Ông ta đã xây dựng thế lực chính trị khổng lồ trong nội bộ đảng – phe phái Giang Trạch Dân. Sau khi ông Tập Cận Bình chấp chính, rất nhiều thành viên quan trọng trong phe phái Giang Trạch Dân liên tiếp bị điều tra xử lý và “ngã ngựa” với tội danh liên quan đến tham nhũng. Tuy nhiên, phe phái Giang Trạch Dân vẫn chưa bị ông Tập Cận Bình đẩy bật ra khỏi vòng tròn hạt nhân quyền lực. Sức ảnh hưởng của phe phái này vẫn tồn tại, và cấu thành mối đe dọa trực tiếp đối với ông Tập.
Năm 2015, Trung Quốc bùng nổ một thảm họa thị trường cổ phiếu. Đầu năm đó, thị trường cổ phiếu hai khu vực Thượng Hải và Thâm Quyến bắt đầu liên tục tăng, dần dần hình thành xu thế tăng điên cuồng. Nhưng từ ngày 15/6 cùng năm, thị trường cổ phiếu Thượng Hải và Thâm Quyến đã rớt toàn diện. Chỉ trong thời gian chưa đầy một tháng, giá trị thị trường chứng khoán đã bốc hơi hơn 2 tỷ nhân dân tệ.
Ngày 10/10/2018, tuần san Tân Kỷ Nguyên (Epoch Weekly) đưa tin, sau sự việc, Bộ Công an Trung Quốc đã can thiệp, điều tra và phát hiện 3 công ty chứng khoán lớn gồm CITIC Securities, Haitong Securities và Guosen Securities, đang bán khống thị trường chứng khoán Trung Quốc, và Phó Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc thời điểm đó là Diêu Cương (Yao Gang) và những người khác đóng vai trò nội ứng. Nguồn tin nói rằng chính quyền ông Tập Cận Bình coi vụ việc này là một “cuộc đảo chính tài chính”.
Tuần san Tân Kỷ Nguyên còn tiết lộ, cuộc “đảo chính tài chính” khi đó là âm mưu của thế lực chống Tập trong nội bộ đảng, bao gồm sự tham gia của nhiều thành viên quan trọng trong phe phái Giang Trạch Dân.
Giới thương mại, giới tài chính đã trở thành ẩn họa cho sự chấp chính của ông Tập Cận Bình. Hiện giờ ông đang cố gắng xoay chuyển cục diện này, phá vỡ và tái cơ cấu lại bố cục tiền – quyền đằng sau nó, để cho sức mạnh của ông bước vào và trở thành chủ đạo, định hình lại trật tự trong lĩnh vực kinh tế.
Tiêu Minh, một người làm truyền thông, đã nói trên kênh YouTube của cô vào ngày 21/9 rằng việc đánh ‘gã khổng lồ’ công nghệ thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân không phải là mục tiêu cuối cùng của ông Tập, mà là tác dụng phụ không thể tránh khỏi khi chỉnh đốn dây xích quyền – tiền đằng sau các ‘gã khổng lồ’ công nghệ Trung Quốc. Một phương diện khác, chính quyền Tập Cận Bình biết rằng họ cần nguồn tiền bên ngoài.
Hành động của ông Tập quá nhanh, khiến cho Phố Wall không kịp trở tay. Khi một số nhà tư bản của Phố Wall vẫn còn chưa lấy lại tinh thần thì ông Tập đã bắt đầu chia lại miếng bánh, lựa chọn những đối tượng mà ông muốn hợp tác với Phố Wall.
Blackstone Group đã rút lại lời mời mua lại vốn chủ sở hữu của SOHO China, bởi vì họ không thể đợi đến khi cơ quan quản lý của ĐCSTQ phát hành các văn kiện tài liệu liên quan. Sau khi SOHO China tiết lộ thông tin này vào ngày 10/9, cổ phiếu của công ty đã giảm mạnh 35%.
Ngược lại, vào tháng 6 năm nay, BlackRock đã trở thành doanh nghiệp vốn nước ngoài đầu tiên được chấp thuận hoàn toàn để bán các sản phẩm quỹ đại chúng cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Trung Quốc. Hiện nay, còn có một vài tổ chức tài chính quốc tế như vậy, họ cũng được Chính phủ Trung Quốc thẩm định để vào thị trường này.
Đầu tư của Phố Wall tại Trung Quốc có ra có vào, điều này cho thấy ông Tập Cận Bình không muốn đóng cánh cửa thu hút nguồn tiền nước ngoài. Ông chỉ là muốn Phố Wall lựa chọn lại đối tượng hợp tác với Trung Quốc, bởi quy tắc trò chơi đã thay đổi.
Tiêu Minh nói: “Ông Tập Cận Bình muốn thay đổi hình thức cấu kết của Phố Wall với những người thuộc tầng lớp đặc quyền đặc lợi của ĐCSTQ trong quá khứ, ông Tập Cận Bình không muốn các công ty như Morgan Stanley và Goldman Sachs đầu tư số tiền lớn cho cháu trai của ông Giang Trạch Dân, để rồi sau đó là lấy được đặc quyền của những hoạt động kinh doanh tài chính nào đó của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình không muốn như thế, ông ấy muốn thu lại đặc quyền này về tay mình, nếu Phố Wall muốn kiếm tiền ở Trung Quốc thì phải thương lượng với chính quyền của ông Tập Cận Bình, phải được đồng ý mới được.”
Ngoài ra, chiến lược gia đầu tư Trung Quốc Mike Sun cũng cho rằng, hành động lần này của ông Tập Cận Bình rất lớn, hiển nhiên là ông ấy hy vọng có thể hoàn thành chỉnh đốn giới tài chính trước khi tái nhiệm vào năm tới. Ông ấy cần phải nắm quyền lực tài chính trong tay, không để lại xảy ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán tương tự như tháng 6/2015, và không để tiếp tục xuất hiện “đảo chính tài chính”.
Bố cục kinh tế Trung Quốc đang thay đổi theo sự thay đổi của cục diện chính trị.
Theo Liên Thư Hoa, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Giang Trạch Dân Thị trường Trung Quốc Phố Wall George Soros Dòng sự kiện BlackRock Tập Cận Bình