Phe bảo thủ: 8 lý do Mỹ cần lấp chỗ thẩm phán Tòa án Tối cao
- Trình Văn
- •
Do cái chết đột ngột của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg thuộc Tòa án Tối cao Mỹ, có vẻ như thêm dầu vào lửa chiến trường bầu cử năm 2020 của Mỹ vốn đã khốc liệt, Tổng thống Trump đã quyết định trong vòng một tuần sẽ đề cử một phụ nữ phe bảo thủ để thay thế vị trí trống do Ginsburg để lại, trong khi người phe Dân chủ cũng cho thấy quyết tâm bằng mọi giá ngăn chặn hành vi này. Bài viết này tóm tắt 8 lý do khiến 3 nhân vật mang tính đại diện cho phe bảo thủ thúc giục Tổng thống Trump sớm đề cử ứng viên cũng như Thượng viện sớm phê chuẩn ứng viên cho vị trí trống tại Tòa án Tối cao.
Ba nhân vật có tính tiêu biểu là: nhà bình luận chính trị của Fox News hiện nay Liz Peek từng là chuyên gia đầu tư của Phố Wall, Thượng nghị sĩ Cruz (Ted Cruz) đến từ Texas, và nghị sĩ liên bang Andy Biggs thuộc đảng Cộng hòa đến từ khu vực bầu cử thứ năm của Arizona.
Tổng hợp quan điểm của họ cho thấy có 8 lý do để Tổng thống Trump sớm đề cử ứng viên cũng như Thượng viện Mỹ sớm nên thông qua.
1. Ngăn chặn khủng hoảng Hiến pháp và bế tắc về kết quả bầu cử
Tòa án Tối cao Mỹ có tổng số 9 thẩm phán, con số lẻ này nhằm đảm bảo Tòa án Tối cao sẽ không bị rơi vào tình thế bế tắc trong hoạt động phán quyết. Sau cái chết của thẩm phán Ginsburg, hiện chỉ còn 8 thẩm phán trong bối cảnh mà cuộc bầu cử Tổng thống năm nay có thể gây tranh cãi (chẳng hạn như vấn đề do các lá phiếu gửi qua bưu điện, hay phe thua cuộc không thừa nhận thất bại…).
Những trường hợp như vậy có thể khiến kết quả của bầu cử Tổng thống năm nay phải đưa ra Tòa án Tối cao để có phán quyết cuối cùng. Nếu Tòa án Tối cao không có đủ 9 thẩm phán và đủ số thẩm phán Hiến pháp thì nước Mỹ sẽ phải đối mặt nguy cơ khủng hoảng Hiến pháp, khi đó có thể xảy ra khoảng thời gian trống không có Tổng thống. Theo Hiến pháp Mỹ, nếu sau ngày nhậm chức Tổng thống theo luật định mà kết quả bầu cử vẫn đang bị treo thì quyền lực Tổng thống sẽ tạm quyền thuộc Chủ tịch Hạ viện Liên bang, hiện nay Chủ tịch Hạ viện liên bang là Pelosi của đảng Dân chủ.
2. Bối cảnh nước Mỹ chìm trong dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, cần khôi phục kinh tế và làm dịu bạo loạn
Trong tổng tuyển cử Mỹ năm 2000, ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa George W. Bush và ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ Al Core đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao để đưa ra phán quyết vì tỷ lệ số phiếu chênh nhau sít sao không đáng kể, nhưng thời điểm đó dù Tòa án Tối cao có 9 thẩm phán vẫn cần đến 36 ngày để đưa ra phán quyết, trong 36 ngày đó người Mỹ không biết ai sẽ là Tổng thống tiếp theo. Nếu kết quả tổng tuyển cử năm nay cũng phải tuân theo phán quyết của Tòa án Tối cao thì trong bối cảnh Tòa án Tối cao chỉ có 8 thẩm phán sẽ khiến phán quyết cuối cùng có thể bị trì hoãn trong vài tuần hoặc vài tháng. Hiện tại nước Mỹ còn đang bị dịch bệnh hoành hành và nguy cơ bạo loạn xung đột nên rất cần sớm xác định cụ thể vị trí Tổng thống để lãnh đạo phòng chống dịch bệnh cũng như khôi phục kinh tế và làm dịu bạo loạn.
Về ý kiến cho rằng nếu trước ngày bầu cử mà Tổng thống Trump đề cử ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao thì có thể khiến thế lực cánh tả phát động thêm bạo lực, bạo loạn. Nhưng nếu ông Trump tái đắc cử thì xu thế đó liệu có chấm dứt? Vì vậy việc trì hoãn đề cử ứng viên là không hợp lý, đã đề cử thì phải thông qua đề cử ngay nếu không sẽ khiến nước Mỹ gặp nguy hiểm lớn hơn. Người Mỹ không nên cúi đầu trước bạo lực, phải tuân thủ nguyên tắc của Hiến pháp, phải tôn trọng luật pháp và trật tự, có vậy mới chấm dứt được tình trạng hỗn loạn.
3. Đấu tranh cho vị trí thẩm phán Tòa án Tối cao bỏ trống đã trở thành phương tiện mạnh mẽ của đảng Dân chủ truyền cảm hứng cho cử tri
Chiến dịch tranh cử của ứng viên Tổng thống Joe Biden thuộc đảng Dân chủ chưa bao giờ khơi dậy sự nhiệt tình của các cử tri Dân chủ, nhưng cái chết của thẩm phán Ginsburg đã khiến đông đảo cử tri Dân chủ có động lực để đấu tranh cho vị trí trống này. Thời điểm này nếu đảng Cộng hòa muốn chống lại làn sóng này của đảng Dân chủ thì phải sớm đề cử và thông qua vị trí thẩm phán Tòa án Tối cao bỏ trống.
4. Tòa án Tối cao cần duy trì bảo đảm Hiến pháp
Trong xu thế đảng Dân chủ ngày càng bị phe cực tả kiểm soát thì một Tòa án Tối cao chuyên trách bảo vệ Hiến pháp ngày càng trở nên quan trọng hơn. Chỉ có Tòa án Tối cao có thể duy trì được quyền lực của Hiến pháp thì mới có thể bảo vệ hiệu quả những nhân quyền cơ bản như tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do ngôn luận và quyền lợi từ Tu chính án thứ hai của Hiến pháp (nghĩa là quyền sở hữu súng) của người dân Mỹ.
5. Có tiền lệ đề cử thẩm phán trong năm tổng tuyển cử
Lịch sử nước Mỹ đã ghi nhận có 29 lần xảy ra khoảng trống vị trí của Tòa án Tối cao trong năm bầu cử hoặc trước lễ nhậm chức Tổng thống, trong đó có nhiều trường hợp Tổng thống đã đề cử thẩm phán.
Đã có 9 vị cựu Tổng thống khi tại nhiệm phải đối mặt với câu hỏi liệu có bổ khuyết vào vị trí trống của Tòa án Tối cao trong năm bầu cử hay không, trong đó bao gồm cả George Washington, Woodrow Wilson, William Taft, và Herbert. Trước ngày bầu cử, đảng của họ đều chiếm đa số trong Thượng viện.
Tính cho đến năm 1968 đã có 19 dịp khác nhau các Tổng thống tiền nhiệm phải cố gắng lấp chỗ trống của Tòa án Tối cao giữa lúc chính đảng của Tổng thống đều kiểm soát Thượng viện. Trong số 10 đề cử được đưa ra trước ngày bầu cử đã có 9 lần đề cử thành công, và trong số 9 đề cử được đưa ra sau ngày bầu cử có 8 lần đề cử đã thành công.
Trong năm bầu cử 2016 khi đối mặt với vấn đề khoảng trống của Tòa án Tối cao sau khi thẩm phán Antonin Scalia phe bảo thủ qua đời, khi đó Tổng thống Obama và phe đa số tại Thượng viện là thuộc các chính đảng khác nhau, nhưng đa số người phe Cộng hòa trong Thượng Viện Mỹ đã không thông qua ứng viên Thẩm phán do ông Obama đề cử.
Còn đối với tình hình năm nay thì Tổng thống Trump và đảng đa số tại Thượng viện là thuộc cùng một đảng. Tổng thống Trump có thể đề cử cứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao, điều này không trái tiền lệ.
6. Việc đề cử thẩm phán phe bảo thủ là lý do khiến ông Trump đắc cử Tổng thống
Trong 60 năm qua, Tòa án Tối cao đã trao cho họ quá nhiều quyền lực, vượt xa những quyền lực mà Hiến pháp đã trao cho họ. Họ đã nắm quyền lực Quốc hội, Tổng thống, cơ quan hành pháp, các bang, và cả “nhân dân chúng ta”.
Tại Mỹ, các quan điểm bảo thủ duy trì Hiến pháp ban đầu và đã xảy ra hiện tượng quan điểm cánh tả đi chệnh khỏi Hiến pháp khi vận dụng. Nhưng người dân Mỹ chọn quan điểm bảo thủ trung thành với nguyên văn Hiến pháp.
Trong cuộc bầu cử năm 2016, người dân Mỹ đã bầu ông Trump làm Tổng thống, cuộc bầu cử đó cũng là cuộc trưng cầu dân ý của người dân Mỹ đối với Tòa án Tối cao, đồng thời cũng là cuộc trưng cầu dân ý về phương hướng phát triển của hệ thống tư pháp Mỹ.
7. Phe Dân chủ tấn công và vu khống thẩm phán Kavanaugh phải trả giá
Năm 2018, ông Trump đã đề cử thẩm phán Kavanaugh (Brett Kavanaugh) trong thời gian phiên điều trần xác nhận của Thượng viện, và phe Dân chủ đã phát động các cuộc tấn công cực kỳ xúc phạm và phỉ báng đối với ông Kavanaugh. Năm nay, nhiều đảng viên Dân chủ tại Thượng viện đã điên cuồng thề sẽ bằng mọi giá ngăn chặn Trump đề cử thẩm phán Tòa án Tối cao. Dự kiến phe Dân chủ sẽ “bất chấp tất cả” ngăn chặn vấn đề đề cử thẩm phán lần này.
Phe cực tả ghét nước Mỹ và coi thường Tổng thống Trump, nước Mỹ không thể khuất phục trước những lời đe dọa, họ muốn dùng sự đe dọa và bạo lực để phá hủy các thể chế của chúng ta, hủy hoại cuộc sống, để kiểm soát đất nước của chúng ta.
Đảng Cộng hòa tại Thượng viện phải thực hiện bỏ phiếu nhanh chóng thông qua ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao được Tổng thống Trump đề cử, phải đàn áp những đảng viên Dân chủ đánh mất lý trí.
Thượng viện cần tiếp tục thông qua một thẩm phán phe bảo thủ để đảng Dân chủ phải trả giá, vì tấn công tàn ác của họ vào thẩm phán Kavanaugh là không thể tha thứ.
8. Chỉ khi tuân theo nguyên tắc của Hiến pháp và quy tắc của Thượng viện thì mới công bằng
Cũng có một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa hay dao động đã không ủng hộ Tổng thống Trump trước cuộc bầu cử đề cử thẩm phán cho ghế trống Tòa án Tối cao, bà ấy cho rằng điều đó là “không công bằng”, hàm ý của bà ấy không khác gì cho rằng việc tuân theo các nguyên tắc Hiến pháp và thủ tục của Thượng viện là “không công bằng”.
Điều thực sự không công bằng là nếu trong nhiệm kỳ này, Tổng thống Trump không được phép đề cử lại ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao, vậy thì có khác gì việc rút ngắn nhiệm kỳ 4 năm của Tổng thống Trump, cũng tương tự như việc cho phép các thượng nghị sĩ ích kỷ tùy tiện hạn chế quyền lực hiến định của Tổng thống Trump, cũng tương đương với việc làm suy yếu ý chí của người dân Mỹ vào năm 2016 đã bỏ phiếu cho ông Trump.
Trình Văn (t/h)
Từ khóa Đảng Dân chủ Ruth Bader Ginsburg Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Phe bảo thủ Đảng Cộng hòa Donald Trump