Tại sao người Mỹ da đen đang từ bỏ Đảng Dân chủ?
- Việt Anh
- •
Có một làn sóng rời bỏ Đảng Dân chủ trong những người Mỹ da đen không muốn bị đánh đồng với quan điểm rằng “đã là người da đen thì phải ủng hộ Đảng Dân chủ”.
Rob Smith, một cựu quân nhân đồng tính da màu, tác giả sách và cựu thành viên Đảng Dân chủ, nằm trong số những người đã tự trói mình bằng xích vào hàng rào Nhà Trắng khi biểu tình phản đối chính sách giữ bí mật đối với công luận trong nước của Quân đội Mỹ. Anh cũng là một trong số những người có tiếng nói trong phong trào “Da đen không đồng nghĩa phải theo Đảng Dân chủ“, đề cao các giá trị truyền thống trước chủ nghĩa cấp tiến của Đảng Dân chủ.
“Hiện nay người da đen chúng tôi đang đứng ra lên tiếng vì người ta luôn cho rằng chúng tôi sẽ vào Đảng Dân chủ”, Smith nói.
“Và hiện nay cũng đang có một phong trào của thanh niên da đen, trong đó có tôi, gia nhập phe bảo thủ. Điều đó tức là nói: Người khác không quyết định được con người chúng tôi, người khác không quyết định được cách chúng tôi suy nghĩ, người khác không được sở hữu hay kiểm soát lời chúng tôi nói”.
“Trong số những người Mỹ gốc Phi thoái Đảng Dân chủ, hầu hết cảm thấy rằng họ bị chính Đảng mình ủng hộ ruồng bỏ để lấy lòng lượng cử tri mới là những người nhập cư bất hợp pháp, nhằm dùng cơn hoạn nạn của họ để thu hút phiếu bầu. Theo quan điểm của họ (những người da đen thoái Đảng), Đảng Dân chủ có vẻ như đã bỏ các cử tri vốn dĩ trung thành với mình để chọn một con đường mới đi tới quyền lực.”
Smith còn nói: “Khi nhắc đến thành viên da đen thuộc Đảng Dân chủ, rõ ràng là Đảng đã bán rẻ cộng đồng Mỹ gốc Phi để thu hút dân nhập cư bất hợp pháp và chính sách mở cửa biên giới. Điều này là hết sức rõ ràng với những ai có để ý theo dõi.”
“Họ đã từ bỏ việc ủng hộ tương lai của người da đen ở Mỹ, cứ coi như đã xong việc và bây giờ thì là ‘Làm sao để dốc hết sức vì dân nhập cư bất hợp pháp? Làm sao để biến họ thành khối cử tri trung thành tiếp theo cho Đảng cho 30 – 40 năm tiếp theo?'”
“Chuyện đó không phải là vì đạo đức hay bất kì điều gì khác – mà hoàn toàn là để lấy lòng cử tri”.
Những người gây ảnh hưởng
Mùa hè năm 2018 đã bất ngờ xuất hiện một lượng lớn số người da đen có sức ảnh hưởng nổi lên trên các mạng xã hội, bằng cách công khai ủng hộ Tổng thống Donald Trump, phá vỡ thế độc quyền của Đảng Dân chủ đối với khối cử tri da đen.
Sự kiện gây chấn động trong giới chính trị này đã có dấu hiệu từ lâu và không hề làm bất ngờ những ai có quan tâm – và có vẻ như các chiến lược gia của Đảng Dân chủ không nằm trong số đó.
Đảng có vẻ rất kinh ngạc khi ca sĩ nhạc rap Kanye West đã lên tiếng ủng hộ Trump với tweet nổi tiếng nói rằng anh thích “lối suy nghĩ của Candace Owens”.
Owens, trưởng ban vận động đô thị cho tổ chức thanh niên theo phái bảo thủ Turning Point USA, đã trở thành một ngôi sao trên các mạng xã hội. Cô cũng bị tấn công vì theo chính trị bảo thủ và ủng hộ Trump.
Kanye bênh vực cô, cho rằng cô “bị phỉ báng”. Sau đó, anh còn viết, “Chúng ta có tự do ngôn luận nhưng không có tự do về tư tưởng.”
Dòng tweet trên và những dòng khác đã mở ra một chính trường mới đang hình thành ở Mỹ.
Trong một tweet của mình vào ngày 25 tháng 4, Kanye nói: “Bạn không nhất thiết phải đồng ý mọi việc Trump làm, nhưng mọi người không thể bắt tôi không yêu quý ông ấy. Chúng tôi đều có nguồn năng lượng mãnh liệt, cho nên tôi coi ông ấy như anh em. Tôi cũng yêu thương tất cả mọi người nhưng tôi cũng không đồng ý với mọi việc ai làm bao giờ. Điều đó làm nên mỗi cá nhân chúng ta và vì vậy chúng ta có quyền độc lập về tư tưởng.”
Trong đoạn tweet trên, chính câu cuối cùng là dường như không thể chối cãi được. Tuy nhiên, nó chứa đựng điểm khởi nguồn cho cuộc “nội chiến” về văn hóa, xoay quanh vấn đề mới xuất hiện cần lời giải đáp: Người da đen đều là các cá nhân độc lập, người da đen không thuộc quyền sở hữu của Đảng Dân chủ, và phong trào giải phóng người da đen đã vượt lên trên tư tưởng nạn nhân để rồi hiện nay trớ trêu thay, ủng hộ một tổng thống không ngừng bị nền truyền thông – đa phần là da trắng, theo chủ nghĩa tự do – cho là một kẻ “phân biệt chủng tộc”.
Thay đổi trong cử tri
“Tôi cho rằng mức độ hài lòng của người dân về Trump đã tăng gấp ba từ khi Kanye lên tiếng,” Ali Alexander, một chuyên gia tư vấn chính trị 32 tuổi có mẹ là người Mỹ gốc Phi và cha là người Ả Rập. Alexander đã chứng kiến sự xuất hiện của phong trào này vào năm 2012 và đã dự đoán thời điểm này từ năm 2009.
“Số lượng người da đen lớn nhất mà đã bầu cho ông Romney (ứng viên Đảng Cộng hòa năm 2012) thuộc độ tuổi từ 20 đến 30. Và tôi thốt lên, ‘Ôi trời, chuyện đó sắp xảy ra rồi’. Thống kê trên thuộc Pew Research nhằm hỏi thăm dò những người da đen sau khi họ đã bầu cử, đó là lần đầu tiên và duy nhất lượng người da đen bầu cho Romney tăng mạnh như vậy. Mặc dù ông ta đang tranh cử đối đầu với một Tổng thống da đen”.
“Vậy nên tôi biết rằng sắp có tin dữ đến với Đảng Dân chủ, và Kanye là một trong những dấu hiệu đầu tiên. Tôi cho rằng với sự thay đổi trong kết cấu dân cư và nền kinh tế đang đi lên, những người da đen không muốn bị chính quyền hắt hủi.”
“[Những dòng tweet của Kanye West] giúp những người da đen tự đặt câu hỏi: ‘Hệ thống phúc lợi có ích gì cho mình nếu mình không định sống dựa vào nó?’ Và tôi nghĩ rằng Kanye đã hứng mũi chịu sào cho cả cộng đồng người da đen, chỉ để giúp họ bắt đầu suy ngẫm về điều đó.”
“Lòng biết ơn”
Một đoạn video YouTube đã được phát tán đông đảo trên mạng, trong đó có một người da đen tên là Henry Davis, đến từ St. Louis, Missouri, với tựa đề “Tôi khóc xúc động vì Tổng thống Trump”.
Anh đội nón “Make America Great Again” và lau nước mắt trên mặt mình, nói giọng run rẩy: “Tôi vừa ngồi đây xem Tổng thống Trump … và một người phụ nữ da đen bước lên đứng cùng ông và chia sẻ về cuộc sống của cô đã thay đổi như thế nào nhờ những việc mà ông đã làm. Và điều đó làm tôi hết sức tự hào. Tự hào là người Mỹ.”
“Ông Barack Obama … Tôi tôn trọng chức vụ Tổng thống và tôi tôn trọng nhiệm kỳ mà ông nắm chức vụ, nhưng không ai giống như Trump cả.”
“Nếu bạn muốn làm việc, sẽ có việc làm. Tôi đang khóc bởi cuộc sống bây giờ thật tuyệt vời. Để có thể được chứng kiến những chuyện đang diễn ra. Chúng ta đã có cơ hội để sống. Tôi đang chỉ nói từ quan điểm của một người da đen thôi, và tạ ơn Chúa vì Tổng thống Trump.”
“Người da đen đang có công ăn việc làm, các bạn có hiểu không? Công ăn việc làm đang quay lại với chúng ta. Các nhà máy đang mở cửa trở lại. Ông ấy đang giúp đẩy lùi nạn thuốc phiện. Cuộc sống bây giờ thật tuyệt vời.”
Quay sang bất kỳ đâu bên các hãng thông tấn, bạn sẽ thấy điều hoàn toàn trái ngược với lời của Davis. Trên các chương trình truyền hình, lễ trao giải thưởng Hollywood, hay cực kỳ tục tĩu như lời của diễn viên kỳ cựu Robert De Niro khi lên bục nhận giải: “F*** Trump”.
Thay vì nghe tin về công ăn việc làm của lớp công nhân, ai cũng chỉ nghe được rằng Trump là Hitler tái sinh, là bạo chúa, một lão khùng hay phân biệt người da màu và có ý đồ phá hủy nước Mỹ và cả thế giới.
“Tất cả đều là dối trá“, một YouTuber da đen theo lối bảo hộ tên “Uncle Hotep”, làm trong ngành IT và có 2 con. “Thật đáng buồn vì rất nhiều người trong số chúng ta đã tin tưởng một cách mù quáng”. Anh còn trích dẫn, bằng chứng cụ thể rằng Trump đã giúp cho người da đen, một điều đơn giản rằng mỗi bảng lương của anh từ sau khi quy định giảm thuế đều cao hơn 100 đô la so với trước đây. “Ông ấy đã giúp tôi có thêm thu nhập”.
“Tôi đã từng bầu cho nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama. Theo như tìm hiểu được, tôi cho rằng Đảng Dân chủ có lịch sử thù ghét người da đen. Và tôi cũng cho rằng đến bây giờ họ vẫn còn ghét”, “Chú Hotep” nói.
Nhà cách mạng Pháp Maximilien Robespierre đã từng nói rằng nỗi sợ lớn nhất của ông không phải là bị khiếp sợ, mà là bị chê cười. Và điều này giống với tình cảnh hiện nay của Đảng Dân chủ.
“Hotep” là một từ Ai Cập cổ dùng để miêu tả những người da đen muốn theo tư tưởng “bảo thủ” hay các giá trị truyền thống, như sự cốt lõi của yếu tố gia đình.
“Hotep Jesus” là một người da đen, nghệ sĩ hài, tác giả, theo tư tưởng bảo thủ và đạo Rastafari. Anh ta đã trở nên nổi tiếng trên Youtube sau khi vào một cửa hàng Starbucks và “đòi một cốc cà phê miễn phí”, để “chuộc lỗi” cho chế độ nô lệ, vì anh “nghe rằng các người đều là những kẻ phân biệt chủng tộc”.
Tạo nên lịch sử
Sheila Lewis Ealey, một bà mẹ người Mỹ gốc Phi từ Texas, cho biết: “Những người da đen thoát khỏi chế độ nô lệ đứng về phía Đảng Cộng hòa vì đó là những người đã chiến đấu vì họ. Chỉ vì thực tế là chúng tôi đã có lịch sử bị xem xét lại nên có những người không biết chính bản thân họ và đã tự liên kết với Đảng Dân chủ, bởi vì trong thời chính quyền Kennedy, Đảng mới thực sự thẳng thắn về Đạo luật Dân quyền.
“Khi bạn xem xét những người da đen, họ đã là các nhà bảo thủ từ lâu. Họ không thích nạo phá thai. Họ theo sát Kinh Thánh và có lập trường vững chắc về những chuyện sắp xảy ra”.
“Nhưng Đảng Cộng hòa thời Tổng thống Reagan bắt đầu phá hoại các gia đình người da đen với cuộc chiến chống thuốc phiện, và mọi thứ bắt đầu thay đổi từ đó. Đã có 50 năm thay đổi, người da đen lại bắt đầu nói, ‘Chờ chút, để tôi nghĩ đã'”.
“Như ông tôi đã từng nói, tôi thà biết kẻ thù của tôi là ai, tôi thà rằng hắn đứng trước mặt tôi mà nói rằng hắn không quan tâm tới tôi, còn hơn kẻ ném đá giấu tay”.
Darrell Scott, mục sư người Mỹ gốc Phi ở Cleveland, phát ngôn tại Hội Thảo Quốc gia Đảng Cộng hòa năm 2016: “Có một thực tế rằng, Đảng Dân chủ đã làm chúng ta thất vọng. Nước Mỹ là nơi hội tụ của cả thế giới, chúng ta là một đất nước đa chủng tộc. Và chúng ta sẽ cùng làm nên lịch sử trên danh nghĩa là người Mỹ”.
Owens gần đây đã nói với Fox, “Tôi thực sự tin rằng đây có thể là dấu chấm hết cho Đảng Dân chủ như chúng ta từng biết”.
Việt Anh
Xem thêm:
Từ khóa Đảng Dân chủ nước Mỹ người da đen Đảng Cộng hòa Donald Trump