Litva (Lithuania) đã bị Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) uy hiếp thông qua các thủ đoạn kinh tế và thương mại vì tăng cường quan hệ với Đài Loan kể từ năm ngoái. Anh đang ủng hộ Litva trong tranh chấp thương mại đang diễn ra với Trung Quốc.

FdLFtKhXgAE35 T
Thủ tướng Anh Liz Truss và Tổng thống Litva Gitanas Nausėda hội đàm song phương tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York. (Nguồn: Twitter của Thủ tướng Anh)

Tân Thủ tướng Anh Liz Truss đã hội đàm với Tổng thống Litva Gitanas Nausėda trong thời gian bà tham gia Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York vào ngày 21/9.

Thủ tướng Anh gặp Tổng thống Litva, ủng hộ tranh tụng thương mại với Trung Quốc

Litva, 1 trong 3 nước Baltic ở châu Âu, đã đi đầu trong việc rút khỏi cơ chế hợp tác giữa Trung Quốc (ĐCSTQ) với các nước Trung và Đông Âu vào năm ngoái, phá vỡ thông lệ của EU cho phép thành lập văn phòng đại diện mang tên “Đài Loan” ở thủ đô Vilnius. Quốc gia này đã bị Bắc Kinh dùng các thủ đoạn ngoại giao, kinh tế thương mại để gây áp lực mạnh mẽ, phía Trung Quốc thậm chí đã cố gắng loại Litva khỏi chuỗi cung ứng đến từ các nước EU.

DL litva
Ông Eric Huang (thứ ba từ phải sang), người hiện là trưởng phái bộ của Đài Bắc tại nước láng giềng Latvia, được chỉ định là người đứng đầu của Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Litva. (Ảnh Twitter Bộ Ngoại giao Đài Loan)

Liên minh châu Âu đã đệ đơn kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng Giêng năm nay, phản đối các hạn chế của Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu của Litva và các mặt hàng xuất khẩu của các nước EU khác có chứa nguyên liệu sản xuất từ ​​Litva. Các nước như Vương quốc Anh, Úc, Mỹ, Canada, Nhật Bản và cả Đài Loan đều ủng hộ vụ tố tụng này.

Thông cáo báo chí do Văn phòng Thủ tướng số tại 10 phố Downing, Vương quốc Anh đưa ra ngày 21/9 cho biết, Thủ tướng Liz Truss và Tổng thống Gitanas Nausėda đều nhấn mạnh rằng các nước cùng chí hướng hợp tác để đối phó với các mối đe ác ý, thúc đẩy tự chủ năng lượng, chấm dứt sự ép bức kinh tế từ các nhà nước độc tài là điều rất quan trọng.

Bà Truss đặc biệt chỉ ra, Vương quốc Anh ủng hộ Litva trong tố tụng thương mại giữa Litva với Trung Quốc.

Từ khi bà Liz Truss nhậm chức vào ngày 6/9, đây là cuộc gặp đầu tiên của bà với Tổng thống Litva Nausėda.

Bà Truss từng nhậm chức Bộ trưởng Thương mại quốc tế, và Ngoại trưởng trước khi trở thành Thủ tướng của Vương quốc Anh vào tháng Chín năm nay. Trong nhiệm kỳ gần một năm làm Ngoại trưởng của mình, bà chủ trương kết hợp “quyền lực cứng” và an ninh kinh tế để xây dựng lại kiến ​​trúc an ninh toàn cầu, đây cũng là nội hàm cốt lõi của “Mạng lưới Tự do” toàn cầu (Network of Liberty) kết hợp giữa thịnh vượng và an ninh mà bà chủ trương.

Bà Truss chủ trương Nhóm G7 nên trở thành Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong lĩnh vực kinh tế. Bà cam kết sau khi trở thành thủ tướng, sẽ xem xét lại báo cáo kiểm tra tổng hợp (The Integrated Review) chính sách ngoại giao an ninh quốc phòng được công bố bởi Chính phủ Anh vào tháng Ba năm ngoái, đồng thời đánh giá tích hợp, điều chỉnh đánh giá về mối đe dọa từ Trung Quốc (ĐCSTQ).

Những người ủng hộ chính trị của bà từng tiết lộ với truyền thông Anh rằng một khi bà được bầu làm thủ tướng, bà sẽ thúc đẩy việc nâng mức độ đe dọa của Trung Quốc (ĐCSTQ) từ một “đối thủ cạnh tranh có hệ thống” thành “mối đe dọa sắp xảy ra” tương tự như Nga (mối đe dọa bức thiết).

Bà Truss cho rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) là mối đe dọa đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ vốn chủ đạo thương mại và ngoại giao sau Thế chiến II. Bà coi việc thành lập một bức tường để chống lại những mối đe dọa như vậy là trách nhiệm của mình. Trong một bài phát biểu hồi đầu năm nay, bà nói: “Các nước trên thế giới đều cần tuân thủ quy tắc, bao gồm cả Trung Quốc”. Bà cũng nói thêm rằng Bắc Kinh đang “nhanh chóng xây dựng một quân đội có khả năng phóng sức mạnh vào các khu vực có lợi ích chiến lược của châu Âu”.

Nghị sĩ Litva: Bây giờ là lúc phương Tây chú ý đến cảnh báo và giảm sự phụ thuộc vào ĐCSTQ

Litva đã bị ĐCSTQ trừng phạt kinh tế vì cho phép thành lập Văn phòng Đại diện Đài Loan. Nước này cũng không ngại áp lực từ ĐCSTQ mà quyết định đặt Văn phòng Đại diện của mình tại Đài Loan. Nghị sĩ Litva Mattyo Saitis nói rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Trung Quốc không chính thức công bố tất nhiên là chưa từng có. Do Litva là thành viên của EU, nên trừng phạt của ĐCSTQ đối với Litva bằng như trừng phạt cả thị trường UE. Điều đó cũng có nghĩa là không chỉ Litva bị ảnh hưởng, mà các công ty ở các nơi khác như Đức, Pháp và các nước khác cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy Litva đã bỏ thời gian 2 tháng để ổn định toàn bộ tình hình. 

“Sự thành công của tất cả những điều này cho thấy lý do tại sao chúng ta có thể làm được. Đối với những người khác, đó là một minh chứng, chính là sự dựa dẫm vào chủ nghĩa cộng sản càng ít càng tốt,” Nghị sĩ Litva Mattyo Saitis nói. 

Ông cho rằng thương mại của Litva với Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% toàn bộ nền kinh tế Litva, một lượng tương đối nhỏ, vì vậy điều quan trọng là phải giảm sự phụ thuộc thương mại vào các nước không tôn trọng pháp quyền, vì họ không tôn trọng thương mại tự do và bình đẳng. 

Ông nói: “Chúng tôi thấy rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực sự đã và đang quen bắt nạt các nước nhỏ, bao gồm cả Litva.”