Thủ tướng Úc: ĐCSTQ không đáp ứng tiêu chí gia nhập CPTPP
- Mộc Lan
- •
Thủ tướng Úc Morrison nhận xét rằng việc Trung Quốc sử dụng đòn thương mại để uy hiếp đối tác, vậy nên quốc gia này không đáp ứng tiêu chí gia nhập “Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP).
Ngày 16/9, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố chính thức đệ đơn xin gia nhập CPTPP, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tìm cách củng cố ảnh hưởng của mình trong thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, nước này cần có sự đồng lòng ủng hộ của Úc và 10 quốc gia thành viên khác mới có thể được chấp nhận tham gia.
CPTPP ban đầu được ký kết vào tháng 3/2018, bao gồm thị trường 500 triệu dân tại 11 nền kinh tế, chiếm hơn 13% GDP thế giới. 11 quốc gia này bao gồm Úc, Canada, Chile, Nhật Bản, New Zealand và Việt Nam vào năm 2018.
Tờ Epoch Times đưa tin, vào ngày 22/11, tại một cuộc họp báo ở Canberra, ông Morrison cho biết: “CPTPP đặt ra một số tiêu chuẩn rất cao để gia nhập và bạn phải có khả năng đáp ứng (các tiêu chuẩn này). Điều quan trọng là những quốc gia muốn tham gia hiệp định này không nên có hồ sơ đe dọa các đối tác thương mại khác.”
Ông Morrison cũng cho biết đang hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio về vấn đề này.
Nhật Bản đang là nước chủ tịch luân phiên của CPTPP năm nay, đã nói rõ rằng họ cần xem xét thận trọng việc có nên khởi động quá trình đàm phán CPTPP với Trung Quốc hay không, đồng thời nói rằng họ “phải xác định xem liệu Trung Quốc có thể tuân thủ các quy tắc tiêu chuẩn cao của CPTPP hay không.”
Tại cuộc họp Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) mới đây, ông Kishida Fumio cảnh báo rằng CPTPP sẽ không dung thứ cho các hành vi thương mại không công bằng hoặc ép buộc kinh tế .
Vào tháng Tư năm ngoái, sau khi chính phủ Morrison kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID-19, ĐCSTQ đã tung ra đòn trả đũa thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Úc trị giá hơn 20 tỷ đô la Úc mỗi năm. Trừng phạt thương mại đã được áp dụng đối với thịt bò Úc, lúa mạch, than đá, bông, đồng, hải sản, đường, gỗ và rượu vang. Các biện pháp trừng phạt bao gồm áp đặt thuế quan cao đối với các sản phẩm của Úc, đình chỉ nhập khẩu, kéo dài trì hoãn trong việc thông quan và nhập cảng.
Tuy nhiên, khả năng phục hồi mạnh mẽ của Úc đã khiến đòn tấn công này hoàn toàn thất bại, ngược lại còn truyền cảm hứng chống lại ĐCSTQ cho nhiều quốc gia khác.
Vào ngày 9/11, Tiến sĩ Jeffrey Wilson, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm USAsia ở Perth, đã viết trên tạp chí Foreign Policy rằng Úc đã cho thế giới thấy kết quả đáng kinh ngạc sau khi tách khỏi Trung Quốc. Các rào cản thương mại mà ĐCSTQ dùng để bắt nạt Úc và đe dọa các quốc gia khác không được chống lại đảng này, tất cả đều thất bại hoàn toàn.
Ông Wilson nói, tác động của lệnh trừng phạt kinh tế này đối với Úc đã gây ra “các tác động nhẹ đến kinh ngạc”. Lý do là sự chuyển hướng thương mại. Úc đã tìm kiếm các đối tác thương mại mới và xuất khẩu sản phẩm của họ sang các nước khác nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Cách tiếp cận này đã rất thành công.
Theo Epoch Times, ngày 19/11, Bộ trưởng Thương mại Úc Dan Tehan nhắc lại trong cuộc họp báo ở Melbourne rằng khó có quốc gia nào thực hiện cưỡng chế kinh tế lại có thể gia nhập CPTPP.
Ông nói: “Bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia CPTPP phải nói rõ rằng họ đã tuân thủ tinh thần hợp đồng và các quy định pháp lý của hiệp định thương mại hiện có, đồng thời cũng cần phải làm được như vậy.”
“CPTPP là hiệp định thương mại khu vực tốt nhất trên thế giới và chúng tôi muốn đảm bảo rằng bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia đều có thể duy trì các tiêu chuẩn vàng này.”
“Bất kỳ quốc gia nào thực hiện cưỡng chế kinh tế sẽ không tuân theo thỏa thuận hiện có trên tinh thần hợp đồng và pháp lý, vì vậy rất khó để xem làm thế nào họ (quốc gia thực hiện cưỡng chế kinh tế này) có thể tham gia CPTPP. Họ cũng phải nói rõ rằng họ đang tuân thủ hoặc có thể tuân thủ các tiêu chuẩn vàng này.”
Vào ngày 18/9, sau khi ĐCSTQ tuyên bố nộp đơn gia nhập CPTTP, Bộ trưởng Thương mại Úc Dan Tehan cũng đã bày tỏ sự phản đối việc Bắc Kinh gia nhập CPTTP và đã thông báo cho các nhà chức trách Trung Quốc.
Mộc Lan (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa Trung Quốc xin gia nhập CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP Trừng phạt thương mại Mối quan hệ Úc - Trung