Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công: Một bước đi lịch sử
- Bình Minh
- •
Tiến sĩ Lưu Ninh Bình, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, nói với The Epoch Times: “Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công là một bước đi mang tính lịch sử và là một bước ngoặt. Vì đây là dự luật đầu tiên nhắm cụ thể vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công”.
Vào ngày 25/6/2024, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua “Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công”.
Dự luật yêu cầu Hoa Kỳ giúp chấm dứt hoạt động thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác do nhà nước Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hậu thuẫn, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người ở Trung Quốc tham gia và hỗ trợ hoạt động thu hoạch nội tạng.
Dự luật cũng sẽ có hình phạt dân sự lên tới 250.000 USD và phạt hình sự 1 triệu USD và 20 năm tù giam đối với những người phạm luật.
Dự luật vẫn cần được Thượng viện bỏ phiếu và sau đó được tổng thống ký để trở thành luật chính thức tại Hoa Kỳ.
- Nghị sĩ Nhật Bản kêu gọi các nước làm theo “Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công” của Mỹ
- Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công của Mỹ được người dân Trung Quốc ủng hộ
- Bộ Ngoại giao Mỹ mời học viên Pháp Luân Công tham dự họp báo
- Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công của Mỹ gây sốc trong giới quan chức Trung Quốc
- Hạ viện Mỹ thông qua dự luật phản đối TQ thu hoạch nội tạng học viên Pháp Luân Công
Tiến sĩ Lưu Ninh Bình cho biết: “Kể từ năm 1999, Quốc hội (Hoa Kỳ) đã thông qua nhiều nghị quyết lên án chính quyền Cộng sản Trung Quốc đàn áp phong trào (Pháp Luân Công). Gần đây nhất là Nghị quyết số 343 được thông qua vào ngày 13/6/2016.
Tuy nhiên, ‘Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công’ là luật liên bang đầu tiên được thiết kế đặc biệt, để vạch trần và chống lại những hành vi tàn bạo về nhân quyền mà hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu trong 25 năm qua.”
Pháp Luân Công là một công pháp tu luyện thể chất và tinh thần của Phật gia, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, bao gồm 5 bộ bài tập và động tác đẹp mắt, có tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe.
Kể từ khi được hồng truyền ở Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992, môn này đã được công chúng đón nhận rộng rãi. Trước năm 1999, số học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu đến 100 triệu người, vượt quá số lượng đảng viên ĐCSTQ. Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp tiêu diệt Pháp Luân Công vì ganh tỵ với số lượng người theo đông đảo và vì sợ hãi.
Tiến sĩ Lưu cho biết: “Ở bề mặt đơn giản nhất, việc đưa từ ‘Pháp Luân Công’ vào tên của “Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công” đã cho phép những người chưa biết về Pháp Luân Công có thể hiểu được cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài hàng thập kỷ.. .”
Một lượng lớn các trường hợp trên trang web Minghui.org (Minh Huệ) cho thấy, các thủ đoạn bức hại học viên Pháp Luân Công rất đa dạng và gây sốc, như điện giật, đốt, treo lơ lửng, đóng băng, gây bỏng, còng, kéo giãn, trói, kéo căng, phạt ngồi xổm và phạt đứng, hãm hiếp, chôn sống, bức thực bằng phân, tiêm thuốc tâm thần, bắn súng, thu hoạch nội tạng sống…
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ít nhất 5.088 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã bị bức hại đến chết. Chỉ riêng năm 2023 đã có 209 người được biết là đã bị bức hại đến chết. Do cuộc đàn áp và phong tỏa thông tin của ĐCSTQ, con số này chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.
Tiến sĩ Lưu nói: “Từ năm 1999, ưu tiên hàng đầu của ĐCSTQ là ép buộc, thao túng và mua chuộc thế giới, để toàn thế giới giữ im lặng về những hành động tàn bạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.”
“Đạo luật này sẽ biến nó thành chính sách chính thức của Hoa Kỳ, nhằm tập trung, lên án và thực hiện hành động ngăn chặn cuộc đàn áp Pháp Luân Công.”
Ông nói rằng dự luật yêu cầu “Bộ Ngoại giao mô tả cuộc đàn áp Pháp Luân Công (do ĐCSTQ) thực hiện là tội ác diệt chủng hoặc tội ác chống lại loài người”.
Cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã tiếp diễn trong 25 năm qua. Cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục ủng hộ các học viên Pháp Luân Công.
Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua 5 nghị quyết kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ngày 18/11/1999, Nghị quyết số 218 được thông qua. Ngày 24/7/2002, Nghị quyết số 188 được thông qua. Ngày 4/10/2004, Nghị quyết số 304 được thông qua. Ngày 16/3/2010, Nghị quyết số 605 được thông qua. Ngày 13/6/2016, Nghị quyết 343 cũng được thông qua.
Nghị quyết số 343 cũng kêu gọi chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ, nhưng không có hiệu lực pháp lý.
Tiến sĩ Lưu cho biết: “Một khi được thực thi, ‘Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công’ sẽ trở thành luật quốc gia, yêu cầu các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các chính sách và hoạt động cấy ghép nội tạng của Trung Quốc. Luật này sẽ buộc phải ghi lại những người tham gia vào hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức (người khi còn sống). Họ sẽ bị hạn chế về thị thực và phong tỏa tài sản.”
Lần đầu tiên, hoạt động thu hoạch nội tạng từ người sống của ĐCSTQ bị vạch trần vào năm 2006. Trong hơn một thập kỷ qua, các chuyên gia, học giả và tổ chức quốc tế đã công bố nhiều báo cáo, xác nhận ĐCSTQ thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống và các tù nhân lương tâm khác.
Tháng 3/2020, Tòa án Nhân dân Độc lập (còn được gọi là “Tòa án Trung Quốc”) do Sir Geoffrey Nice KC chủ trì, đã đưa ra phán quyết bằng văn bản, kết luận rằng nạn thu hoạch nội tạng người đã diễn ra trên quy mô lớn trên khắp Trung Quốc trong nhiều năm.
Các học viên Pháp Luân Công là một trong, và có thể là nguồn chính, của nội tạng người. Việc đàn áp tập trung và xét nghiệm y tế đối với người Duy Ngô Nhĩ là một hiện tượng tương đối gần đây.
Phán quyết cũng nêu rõ, có bằng chứng lớn và tích lũy cho thấy, về cơ bản, hệ thống hiến tạng tự nguyện được thành lập gần đây của Trung Quốc không thể cung cấp số lượng nội tạng cần thiết cho một hoạt động quy mô lớn như vậy.
“Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công” yêu cầu Hoa Kỳ nên tránh bất kỳ sự hợp tác nào với Trung Quốc trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng trong khi ĐCSTQ đang nắm quyền.
Tiến sĩ Lưu cho biết: “Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công rất rõ ràng về lập trường của Hoa Kỳ đối với cuộc đàn áp này, và đưa ra các hành động cụ thể để ngăn chặn người Mỹ hoặc các tổ chức tham gia vào hoạt động thu hoạch nội tạng sống.
Lập trường này cho thấy, khi giao thiệp với một chế độ như ĐCSTQ, thật dễ vô tình tham gia vào những tội ác ghê tởm chống lại loài người này. Kiểu quan hệ quốc tế này phải được thẩm tra kỹ lưỡng.”
Ông nói: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một luật (dự luật) liên bang Hoa Kỳ được đưa ra một cách đặc biệt, nhằm giải quyết cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài 25 năm, thu hút sự chú ý chưa từng có đến vấn đề này”.
Tháng 4/2024, “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG) ở nước ngoài đã cung cấp cho FBI Hoa Kỳ danh sách 81.340 người phải chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp.
Danh sách bao gồm 9.011 quan chức bị tình nghi tham gia thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, và 9.109 quan chức “Phòng 610” (tổ chức phi pháp chuyên đàn áp Pháp Luân Công), cùng 11.157 quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, cũng như 52.063 người chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực hiện cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.
Họ trực thuộc tất cả các cấp ủy đảng, ủy ban chính trị và pháp luật của ĐCSTQ, hệ thống “Phòng 610”, quân đội, cảnh sát vũ trang, cảnh sát, viện kiểm sát, pháp luật, các ban ngành, nhà tù, bệnh viện, trung tâm y tế và các hệ thống khác.
Từ khóa Pháp Luân Công Mổ cướp nội tạng Thu hoạch nội tạng sống Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công