Ngày 24/6, 5 nhóm sắc tộc lớn tại Úc đã tổ chức biểu tình ở 5 thành phố lớn nhằm thúc giục chính phủ Morrison hành động phản đối tổ chức Thế vận hội mùa đông 2022 Bắc Kinh, bởi chính quyền cộng sản đã hủy diệt tự do và phạm tội diệt chủng đối với nhóm thiểu số văn hóa và tôn giáo ở Trung Quốc. Nhiều thượng nghị sĩ đã có mặt và ủng hộ các cuộc biểu tình này.

taychay thevanhoi
Người dân Úc tổ chức các cuộc biểu tình phản đối Thế vận hội Bắc Kinh 2022 (Ảnh: The Epoch Times)

Các cuộc biểu tình “Không có Bắc Kinh 2022” đã diễn ra tại hơn 50 thành phố trên toàn thế giới dưới sự khởi xướng của cộng đồng người Tây Tạng, sau đó là đến các cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông, Trung Quốc và Miến Điện (còn gọi là Myanmar). Ban tổ chức sự kiện đã đặt tên cho ngày 23/6/2021, vốn được gọi là Ngày Thế Vận hội (Olympic Day), là “Ngày hành động toàn cầu”.

Tại Nam bán cầu, các cuộc biểu tình đồng thời lần đầu tiên được tổ chức tại các đô thị lớn của Úc, bao gồm Canberra, Sydney, Melbourne, Brisbane và Adelaide.

taychay thevanhoi 1
Người dân Úc tổ chức các cuộc biểu tình phản đối Thế vận hội Bắc Kinh 2022 (Ảnh: The Epoch Times)

Tháng 7/2015, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) thông báo Bắc Kinh sẽ đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022. Tuy nhiên, những hành vi vi phạm nhân quyền tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đặt ra câu hỏi về tính hợp pháp của chính quyền này với tư cách chủ nhà.

“Họ không xứng đáng với điều đó. Họ là những kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất,” một trong những nhà tổ chức sự kiện tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh từ Cộng đồng Tây Tạng cho biết trong một cuộc biểu tình.

Một số nhóm biểu tình cũng hô lớn: “Không có huy chương vàng nào đáng giá hơn quyền con người.”

Các nhà lập pháp Úc ủng hộ sự kiện

Hôm thứ Tư, hàng trăm người biểu tình đã giơ cao các tấm biểu ngữ kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Nhiều thượng nghị sĩ Úc cũng tham gia sự kiện này.

Eric Abetz
Thượng nghị sĩ Tự do Tasmania Eric Abetz phát biểu tại cuộc mít tinh bên ngoài Tòa nhà Quốc hội ở Canberra (Ảnh: The Epoch Times)

Thượng nghị sĩ Tự do Tasmania Eric Abetz phát biểu tại cuộc mít tinh bên ngoài Tòa nhà Quốc hội ở Canberra: “Không thể chấp nhận được việc cộng đồng thế giới tụ tập về Bắc Kinh để công nhận chế độ đó, họ không xứng đáng.”

Thượng nghị sĩ sinh ra ở Đức này đã tiến hành một so sánh lịch sử giữa Thế vận hội Berlin 1936 và Thế vận hội mùa đông 2022, phát hiện “những điểm giống nhau đầy ma quái”.

Ông kêu gọi các quốc gia yêu tự do hãy giữ vững lập trường đoàn kết toàn cầu, sau khi học được “một bài học cay đắng” vì đã không phản đối Thế vận hội 1936 dưới chính quyền Đức Quốc xã.

“Hãy để thế giới không mắc phải sai lầm tương tự một lần nữa vào năm 2021 và 2022, đừng để cho một kỳ Thế vận hội được lợi dụng cho mục đích tuyên truyền và che đậy những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.”

Rex Patrick
Thượng nghị sĩ Độc lập Nam Úc Rex Patrick (Ảnh: The Epoch Times)

Thượng nghị sĩ Độc lập Nam Úc Rex Patrick cũng nhìn nhận, chính phủ Úc phải đứng lên và đảm bảo ĐCSTQ hiểu rằng, chúng ta không chấp nhận những hành vi vi phạm nhân quyền của họ, không chấp nhận việc họ tước bỏ quyền tự do hoặc bị đe dọa các nhóm thiểu số Trung Quốc, người Đài Loan, Hồng Kông và thậm chí cả các nhà báo và công dân Úc sinh sống tại Trung Quốc.

Ông Patrick nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn cố gắng tách rời chính trị khỏi Thế vận hội. [Nhưng] Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tận dụng sự kiện này như một cách thức để quảng bá, và [để cộng đồng] tán thành phương thức hoạt động của họ. Và điều đó thật không thể chấp nhận được.”

Cam kết về nhân quyền của Bắc Kinh đã thất bại

Tháng 7/2001, Bắc Kinh đã vượt qua Toronto, Paris, Istanbul và Osaka, được lựa chọn để tổ chức Thế vận hội 2008. Thời điểm đó, một trong những yếu tố then chốt đưa đến quyết định này chính là lời hứa của Trung Quốc trong việc phát triển nhân quyền ở nước này, bao gồm cả việc loại bỏ các hạn chế đối với tự do truyền thông.

Tuy nhiên, cả người Trung Quốc và người nước ngoài đều nhận thấy điều đó diễn ra hoàn toàn ngược lại.

taychay thevanhoi 2
Cộng đồng người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông, Trung Quốc, v.v. kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2022 của Bắc Kinh tại Sydney, Úc, vào ngày 23/6 (Ảnh: The Epoch Times)

Cùng ngày 23/6, một cuộc biểu tình khác đã được tổ chức tại Circular Quay ở Sydney, nơi đặt trụ sở chính của Ủy ban Olympic Úc.

Bà Kyinzom Dhongdue, đại diện cho Hội đồng Tây Tạng Úc phát biểu tại cuộc mít tinh: “Chúng tôi có mặt ở đây bởi vì Ủy ban Olympic Quốc tế đã không đảm bảo [cam kết] với chúng tôi.”

Bà nói: “Việc Ủy ban Olympic Quốc tế cho phép Trung Quốc đăng cai Thế vận hội Bắc Kinh 2022, cũng chính là đặt lợi nhuận của mình lên trên các nguyên tắc.”

Alim Osman
Ông Alim Osman, chủ tịch Hiệp hội người Duy Ngô Nhĩ tiểu bang Victoria (Ảnh: The Epoch Times)

Tại Melbourne, ông Alim Osman, chủ tịch Hiệp hội người Duy Ngô Nhĩ tiểu bang Victoria, nói rằng Bắc Kinh đã tự chứng minh việc để cho họ tổ chức Thế vận hội năm 2008 không phải là một “động lực tốt”, cũng như không có tác động tích cực đến nhân quyền ở Trung Quốc. “Ủy ban Olympic Quốc tế đã phạm sai lầm chết người,” ông nhận định.

Ông Osman khẳng định: “Trung Quốc không chỉ không cải thiện thành tích nhân quyền của mình, mà bản thân ĐCSTQ còn tiến hành một chiến dịch đàn áp sâu rộng, thậm chí hiện giờ đã trở thành một cuộc diệt chủng có hệ thống.” Ông Osman cũng trích dẫn số liệu từ nhiều tổ chức nhân quyền cho thấy, có khoảng 1,8 đến 3 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Thổ Nhĩ Kỳ khác đang bị giam giữ tùy tiện trong cái gọi là “trại cải tạo” của chế độ cộng sản.

Cùng ngày, 16 nhóm xã hội dân sự ở Đài Loan đã kêu gọi chính phủ rút khỏi đăng ký tham gia Thế vận hội Bắc Kinh 2022 trừ khi nước chủ nhà được bầu chọn lại.

Tính đến nay, các nhà lập pháp từ 10 quốc gia và Liên minh châu Âu, cũng như hơn 100 nhóm nhân quyền trên khắp thế giới đã đề xuất tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2022 của Bắc Kinh, đồng thời, tuyên bố thế giới “không dung thứ và sẽ không minh oan cho những tội ác đang diễn ra” của chế độ Trung Quốc.

Quốc hội Canada hồi tháng Hai thậm chí còn thông qua một kiến nghị tuyên bố cuộc đàn áp của ĐCSTQ ở Tân Cương là tội ác diệt chủng, đồng thời thúc giục Ủy ban Olympic Quốc tế chuyển Thế vận hội khỏi Trung Quốc.

Tại Hoa Kỳ, các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa đã kêu gọi chuyển Thế vận hội khỏi Bắc Kinh, nếu không sẽ tẩy chay sự kiện này. Họ chỉ ra rằng, chiến dịch đàn áp sâu rộng của chính quyền ĐCSTQ đối với các nhóm dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo và những người bất đồng chính kiến vẫn không ngừng diễn ra.

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: